Công ty P2P Lending Trung Quốc hoạt động ở Việt Nam thế nào?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamTiền đồng Việt Nam
Tiền đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo báo Đất Việt, thất bại của Trung Quốc trong quản lý hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) là bài học cho các nhà làm chính sách tại Việt Nam.

Trong cuộc họp về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) hồi đầu tháng 3/2019, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, khi chính phủ Trung Quốc thắt chặt quản lý P2P Lending thì các công ty chuyển địa bàn hoạt động sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Các nhân viên cảnh sát ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Vay biến tướng vỡ trận ở Trung Quốc, chạy sang Việt Nam

Thống kê NHNN đưa ra cho thấy, trong số 40 công ty P2P Lending đang hoạt động ở Việt Nam có 10 công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Trước khi giải thích về cách công ty P2P Lending Trung Quốc hoạt động ở Việt Nam, chuyên gia kinh tế-tài chính Trịnh Đoàn Tuấn Linh cho biết, trong hoạt động P2P Lengding có 3 chủ thể tham gia, gồm: nhà đầu tư (người có tiền cho vay); người vay; tổ chức trung gian (công ty cung cấp công nghệ — hay còn gọi là công ty P2P Lending), công ty này hoạt động tương tự như Grab, Uber, Airbnb…

Các nước như Mỹ, châu Âu… coi P2P Lending như một hoạt động đầu tư của cá nhân, họ kiểm soát giới hạn đầu tư của các cá nhân tham gia đầu tư (người cho vay), kiểm soát mối quan hệ giữa người cho vay và công ty P2P Lending… cùng các điều kiện về minh bạch thông tin, tăng điều kiện thành lập, hoạt động đối với công ty P2P Lending. Nói cách khác, họ xem công  ty P2P Lending là công ty cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư.

© Ảnh : TUYẾT KIỀU/Tuổi TrẻHình thức cho vay "alo là có tiền" xuất hiện khắp hang cùng ngõ hẻm từ thành thị đến nông thôn
Hình thức cho vay alo là có tiền xuất hiện khắp hang cùng ngõ hẻm từ thành thị đến nông thôn  - Sputnik Việt Nam
Hình thức cho vay "alo là có tiền" xuất hiện khắp hang cùng ngõ hẻm từ thành thị đến nông thôn

Trong khi đó, một số quốc gia Đông Nam Á có xu hướng xem cho vay ngang hàng như hoạt động cho vay thực sự và cần được quản lý tương tự như hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD).

Đồng nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc toan tính 'chiến lược cho vay nợ" tại ASEAN?
Việt Nam và một số nước đang phát triển chưa có bất kỳ hành lang pháp lý nào về P2P Lending nên các công ty hoạt động trong lĩnh vực này thường đăng ký là công ty tư vấn đầu tư, quan hệ cho vay vẫn được hiểu là quan hệ dân sự.

Chính vì thế, các công ty P2P Lending Trung Quốc và các công ty nước ngoài khác thành lập ở Việt Nam, góp vốn, mua lại…. vẫn bình thường như những công ty tư vấn đầu tư khác, không bị ràng buộc điều kiện kinh doanh P2P Lending và họ vẫn hoạt động bình thường.

Theo chuyên gia Trịnh Đoàn Tuấn Linh, thực tế, hoạt động của công ty P2P Lending, mối quan hệ giữa công ty và nhà đầu tư nhiều khi phức tạp. Đôi khi họ là một và thường đứng tên những người khác nhau, hoặc nhờ đứng tên… để lách luật.

"Vì vậy, các công ty P2P Lending Trung Quốc hay một số công ty nước ngoài  khác đăng ký với ngành nghề tư vấn đầu tư (Công ty P2P Lending) với danh nghĩa là công ty trung gian huy động nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư (cho vay). Thế nhưng, đằng sau đó là tiền họ mang từ nước ngoài vào, với danh nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài nhưng cũng có thể là tiền của họ đứng tên một hoặc các nhà đầu tư khác…và tiến hành cho vay tại Việt Nam", ông Linh giải thích.

Công an triệt phá nhóm cho vay nặng lãi, chiếm đoạt hàng tỷ đồng - Sputnik Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra tay cứu người dân khỏi tín dụng đen
Nhấn mạnh rằng các công ty P2P Lending không nắm giữ tiền mà tiền cho vay là của nhà đầu tư, vị chuyên gia chỉ ra rằng, với nhà đầu tư có tiền, họ có quyền lựa chọn bất kỳ ngân hàng nào tại Việt Nam để gửi và sử dụng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền…

"Điều này hoàn toàn hợp pháp, quan trọng là nguồn tiền gửi vào phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam. NHNN chỉ quản lý đối với nguồn gốc tiền và đã có quy định về phòng chống rửa tiền. Còn mục đích chuyển tiền trong cho vay P2P Lending là quan hệ dân sự, các NHTM sẽ thực hiện theo các quy định hiện hành", chuyên gia Trịnh Đoàn Tuấn Linh nói.

Theo vị chuyên gia, bản chất của P2P Lending không phải tín dụng đen, chỉ vì thiếu sự kiểm soát cộng với dân trí thấp nên nó biến tướng thành tín dụng đen, chủ yếu là ở các quốc gia chậm và đang phát triển.

Vị chuyên gia khẳng định, việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động P2P Lending tại Việt Nam là rất cần thiết và cấp bách, tuy nhiên không hề đơn giản. Việc này đã được NHNN và Chính phủ quan tâm từ lâu nhưng sau nhiều lần hội thảo vẫn chưa xong bản thảo về quy định này.

Bà Phạm Chi Lan - Sputnik Việt Nam
Bà Phạm Chi Lan: "Tôi đề nghị không chấp nhận đề xuất của Tập đoàn Trung Quốc"
Vấn đề quan trọng ở chỗ là phải xem P2P Lending hoạt động như các TCTD hay công ty tư vấn và đầu tư của cá nhân, cũng tương tự như xem Grab là công ty cung cấp công nghệ hay công ty kinh doanh vận tải. Việc xác định này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động P2P Lending tại Việt Nam.

"Trung Quốc đã thất bại trong việc quản lý hoạt động P2P Lending, họ xem các công ty P2P Lending như một công ty tư vấn đầu tư, điều này làm cho P2P Lending phát triển chóng mặt tại Trung Quốc, biến tướng thành tín dụng đen. Đó là bài học cho các nhà làm chính sách tại Việt Nam.

Với cá nhân tôi, cần xem các công ty P2P Lending như một TCTD với phương thức huy động vốn và cho vay đặc thù so với các TCTD hiện tại. Từ đó, cần ban hành các quy định về huy động vốn, cho vay với loại hình này… để đảm bảo lợi ích hợp pháp cho các bên (nhà đầu tư, người vay, công ty P2P Lending) cũng như tránh các vụ lừa đảo, tín dụng đen, ảnh hưởng đến người dân và xã hội", chuyên gia Trịnh Đoàn Tuấn Linh kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала