Như đang chờ đợi, chương trình mở rộng hợp tác của Hoa Kỳ với Campuchia, Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar dự kiến sẽ được Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố trong khuôn khổ tham dự cuộc họp cấp Bộ trưởng ASEAN vào tháng 7 tại Bangkok. Sáng kiến LMI được tạo ra sau cuộc gặp đầu tiên trong lịch sử của các Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Campuchia, Việt Nam, Lào và Thái Lan. Cuộc gặp diễn ra vào ngày 23 tháng 7 năm 2009. Năm 2012, Myanmar đã liên kết vảo Sáng kiến.
— EAP Bureau (@USAsiaPacific) June 6, 2019
Sáng kiến nghe thì hấp dẫn, nhưng sự bồi hoàn của nó lại là tối thiểu, - chuyên gia Tsui Lei từ Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Trung Quốc nêu nhận xét.
“Hoa Kỳ dưới thời Obama đã đề xuất chiến lược “Quay lại châu Á” mà một trong những yếu tố quan trọng là tăng cường chính sách Mỹ, mở rộng đầu tư vào Đông Dương và lưu vực sông Mê Công. Hoa Kỳ dự định kết cấu các quốc gia thuộc vùng hạ lưu sông Mê Công trong dịnh dạng hợp tác mới, hứa hẹn đầu tư vào nền kinh tế của họ. Đó chính là cái gọi là Lower Mekong Initiative - Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Công. Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Công nghe có vẻ to tát, nhưng tiếp đó vẫn là khẩu hiệu trống rỗng. Đặc biệt là sau khi ông Trump nhậm chức, trong khu vực ASEAN có rất ít khoản đầu tư của Mỹ. Ngân sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cắt giảm đáng kể, do đó quy mô hỗ trợ của Hoa Kỳ cho nước ngoài cùng tghu hẹp. Sau sự xuất hiện của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực sông Mê Công đã tăng lên đáng kể và vì nguyên nhân đó người Mỹ bắt đầu gửi thêm tài chính đến khu vực này, nhưng thật khó nói liệu bây giờ Hoa Kỳ có thể đầu tư nhiều hơn vào các nước vùng lưu vực hạ lưu sông Mê Công nhiều hơn thời Obama hay không”.
Trong khuôn khổ Sáng kiến trước đây của Mỹ, ít có gì được thực hiện dành cho các quốc gia trong khu vực, - chuyên gia Nadezhda Bektimirova từ Viện Các nước Á-Phi (ĐHTH Quốc gia Matxcơva) nhận xét.
“Đã có trợ giúp nào đó về môi trường, lĩnh vực di cư, nhưng số lượng hỗ trợ rất nhỏ bé. Đối với người Mỹ, điều quan trọng thuần túy là cần nhấn mạnh rằng họ đang quan tâm đến những nước này, rằng họ đã quay trở lại khu vực. Đối với Hoa Kỳ, sự hiện diện mang tính biểu tượng rất quan trọng. Dưới thời Barack Obama, người ta đã lớn tiếng tuyên bố rằng tất cả những điều đó được thực hiện để chống Trung Quốc, rằng Hoa Kỳ sẽ không chịu đựng sự bành trướng của Trung Quốc ở một nước mà ảnh hưởng kinh tế của Mỹ khá lớn, ví dụ, ở Lào, Campuchia”.
— 🇲🇾Astro AWANI🇲🇾 (@501Awani) February 16, 2016
Sửa soạn hồi sức cho LMI, Mike Pompeo đã so sánh một cách cay độc khu vực này với cây giò salyami mà Trung Quốc dường như hết lần này đến lần khác ngoạm dần từng phần kiểm soát khu vực. Xét theo mọi điều, trong giai đoạn này, người Mỹ đặt ra nhiệm vụ giật lấy con dao từ tay người Trung Quốc để tự mình cắt miếng giò ngon.
Chuyên gia Nadezhda Bektimirova lưu ý, không nên quên rằng bất kỳ sự trợ giúp nào từ Mỹ đều đi kèm với áp lực chính trị nhất định. Điều này khơi lên sự từ chối của giới tinh hoa chính trị địa phương, những người muốn đa phương hóa hợp tác về kinh tế và chính trị. Như vậy cũng làm giảm sức hấp dẫn của Sáng kiến của Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng hiện diện kinh tế của Trung Quốc trong khu vực và tăng mức hỗ trợ tài chính của Bắc Kinh cho các quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Công.
— Air Tiger Express (@AirTigerExpress) June 10, 2019
Người Mỹ sẽ không rót nhiều tiền vào lưu vực sông Mê Công, do đó sẽ không có vòng đối đầu mới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong khu vực, - bà Nadezhda Bektimirova dự đoán. Chắc sẽ chỉ có thể cảm nhận sự cạnh tranh đó ở Việt Nam, nơi mà ngày nay khá rõ cuộc chạy đua kinh tế ráo riết giữa Bắc Kinh và Washington. Ở Lào và Campuchia, thì không nên đợi sự cạnh tranh nghiêm trọng, bởi vị thế của Trung Quốc ở đây khá mạnh. Có lẽ sẽ thể hiện rõ nét hơn ở Myanmar, vì đây là quốc gia rộng lớn hơn với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, - chuyên gia Nga giả thiết.
Đến lượt mình, ông Tsui Lei lưu ý rằng không giống như Mỹ, Trung Quốc đã tạo nền tảng vững chắc để phát triển hợp tác kinh tế-tài chính với các nước thuộc lưu vực sông Mê Công:
Trong vòng nhiều năm, Trung Quốc đã làm việc trong lưu vực sông Mê Công, đặc biệt là ở Campuchia, Lào và Thái Lan, đã dành hỗ trợ lớn theo đường Nhà nước và phi chính phủ. Đối tác thương mại lớn nhất của các quốc gia này là Trung Quốc chứ không phải là Mỹ. Hoa Kỳ cũng có ảnh hưởng nhất định ở các nước này nhưng đó đa phần là ảnh hưởng chính trị và quân sự. Chẳng hạn, Hoa Kỳ hợp tác khá chặt chẽ trong lĩnh vực an ninh với Việt Nam và Campuchia. Trên bình diện kinh tế, Hoa Kỳ cũng hy vọng tăng hỗ trợ chính thức vì mục đích phát triển. Năm ngoái, đã lập ra đại lý viện trợ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, 60 tỷ USD được phân bổ cho mục đích này. Nhưng thậm chí cả khi các khoản tiền này được sử dụng đầy đủ, vẫn không thể so sánh về quy mô các khoản đầu tư của Trung Quốc. Đầu tư của Bắc Kinh vào dự án “Một vành đai một con đường” của Trung Quốc là rất lớn, chỉ riêng ở Pakistan, Trung Quốc sẽ đầu tư 60 tỷ USD. Liệu Hoa Kỳ có thể thực hiện lời hứa của họ hay không, hãy chờ xem. Tuy nhiên, có thể xác nhận rằng người Mỹ dự định tiếp tục cạnh tranh với người Trung Quốc.
— Mɪʟᴏꜱ Pᴏᴘᴏᴠɪᴄ (@milos_agathon) May 11, 2019
Tháng 1 năm 2018, tại Phnom Penh đã diễn ra cuộc họp thứ hai của lãnh đạo các nước về cơ chế hợp tác trong lưu vực Lancianjiang-Mê Công. Trong cuộc họp này Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường công bố năm đề xuất thúc đẩy hợp tác trong lưu vực Lancianjiang-Mê Công và tạo điển hình mới về hợp tác tiểu vùng và hợp tác Nam-Nam. Đề xuất mở rộng hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên nước, tăng cường hợp tác trong xây dựng các công trình thủy lực, mở rộng hợp tác nông nghiệp, nâng cao trình độ hợp tác trong lĩnh vực nguồn nhân lực và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng.