Hà Nội đau đầu về ô nhiễm không khí và khủng hoảng rác thải

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNToàn cảnh trung tâm Hà Nội chìm ngập trong sương mù mờ ảo.
Toàn cảnh trung tâm Hà Nội chìm ngập trong sương mù mờ ảo.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hà Nội tiếp tục chịu ô nhiễm bụi mịn do sương mù dày đặc. Chưa hết, chính quyền thành phố còn phải đau đầu giải quyết khủng hoảng xử lý rác thải tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Hồng Kỳ, Sóc Sơn khi người dân đã lần thứ 6 chặn xe rác vào bãi.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nói về hiện tượng sương mù

Hà Nội và các khu vực lân cận ngày 24.12 ghi nhận mức sương mù dày đặc. Đến giữa trưa, trời có sáng hơn, sương mù giảm đi những vẫn Hà Nội vẫn mờ mịt, kéo theo đó là ô nhiễm bụi mịn được ghi nhận ở mức độ cao.

Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Trần Quang Năng cho hay, vào thời điểm 7h ngày 24.12, tầm nhìn xa ước lượng ở khu vực nội thành Hà Nội phổ biến từ 300-500m.

Khu vực trung tâm Thủ đô luôn trong tình trạng mù mịt, tầm nhìn xa hạn chế. - Sputnik Việt Nam
Ô nhiễm không khí nặng, Bộ Tài nguyên và Môi trường họp khẩn

Vị chuyên gia thông tin, đây là dạng sương mù bình lưu, hình thành khi không khí lạnh đã có những ngày trước đó ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ suy yếu và dịch chuyển về phía Đông mang nhiều hơi ẩm vào đất liền.

“Các lớp nghịch nhiệt xuất hiện ở độ cao từ 500-1.500m kết hợp với điều kiện lặng gió ở bề mặt chính là điều kiện tổ hợp để xuất hiện tình trạng sương mù như sáng 24.12. Dự báo với dạng sương mù bình lưu và các điều kiện thời tiết như hiện tại, tình trạng sương mù có khả năng kéo dài đến trưa, chiều sẽ giảm nhẹ”, ông Trần Quang Năng cho biết.

Theo vị chuyên gia, trong đêm nay và sáng 25.12, sương mù cũng như mưa phùn tiếp tục có khả năng xảy ra ở các tỉnh Đông Bắc Bộ và Hà Nội.

Trong hai ngày tiếp theo, từ 26-27.12, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng nên hiện tượng sương mù sẽ giảm nhưng sau đó lại có thể quay trở lại nhiều ngày từ 27 đến 28.12.

“Hiện tượng sương mù làm giảm tầm nhìn, có khả năng ảnh hưởng nguy hiểm đến giao thông, đặc biệt trên các đường quốc lộ và các khu vực sân bay”, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết.

Hà Nội tiếp tục ô nhiễm bụi mịn do sương mù dày đặc

Theo các hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí từ Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT)), trang thông tin điện tử và nền tảng các ứng dụng đo chất lượng không khí như PamAir, AirVisual, rất nhiều điểm quan trắc đã chuyển sang màu đỏ- ngưỡng cảnh báo có hại cho sức khỏe, thậm chí còn có một số điểm chuyển mày tím- ngưỡng cảnh báo rất có hại cho sức khỏe. Người dân được khuyến khích hạn chế các hoạt động ngoài trời, tránh mở cửa nhà.

Ô nhiễm không khí tại khu vực Thanh Xuân, chỉ số (AQI) lên đến khoảng 238 ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân. - Sputnik Việt Nam
Im lặng về ô nhiễm không khí, Hà Nội có đang thờ ơ với sức khỏe người dân?

Theo cổng thông tin quan trắc môi trường của Tổng cục Môi trường, tại thời điểm 16h chiều 24.12, tại 556 Nguyễn Văn Cừ ghi nhận chỉ số chất lượng không khí (AQI) là 137- ngưỡng kém. Tuy nhiên trước đó,vào khoảng 11 giờ ngày 24.12, hệ thống quan trắc không khí của Tổng cục Môi trường ghi nhận tại điểm này chỉ số AQI ở mức kém là 183. Sau đó, tới khoảng 13h chiều, chỉ số AQI ở đây lên tới 192- mức xấu. Đây cũng là chỉ số bụi mịn PM2.5 được công bố trên hệ thống.

Trên ứng dụng AirVisual, chỉ số AQI tại Hà Nội hầu hết ở ngưỡng đỏ và ở mức cao từ 172-200, có hại cho sức khỏe, trong đó các điểm quan trắc ở Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, Tô Ngọc Vân, đường Tây Hồ chuyển màu tím từ 212-275.  Thậm chí, ở quận Tây Hồ, AirVisual đã báo chỉ số AQI lên tới 310, màu nâu- mức cảnh báo khẩn cấp về sức khở với chỉ số bụi mịn lên tới 259,4g/m3, vượt chuẩn cho phép nhiều lần. AirVisual dự báo trong 7 ngày tới, tình trạng ô nhiễm bụi mịn vẫn ở mức cao.

Bên cạnh đó, tại những điểm quan trắc nội thành Hà Nội cũng như ở các địa phương như Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Việt Trì, Bắc Giang PAM Air đều ghi nhận chỉ số AQI ở ngưỡng đỏ, không tốt cho sức khỏe.

Tổng cục Môi trường khuyến cáo người dân cần theo dõi các thông tin về chất lượng không khí để có những ứng phó phó phù hợp, bởi khu vực miền Bắc đang giai đoạn giữa mùa đông là thời kỳ chất lượng không khí thấp nhất trong cả năm.

Cổng thông tin quan trắc về môi trường của thủ đô Hà Nội vào thời điểm 16h ngày 24.12 đưa ra chỉ số AQI ở mức 176,  ngưỡng màu đỏ với cảnh báo nhóm nhạy cảm gặp phải các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Trước đó, tại buổi họp với các Bộ, ngành và thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh về các giải pháp cấp bách nhằm kiểm soát chất lượng môi trường không khí tại các đô thị lớn. Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã chỉ rõ những nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở Hà Nội, TP.HCM ngày càng nghiêm trọng hơn.

Cụ thể, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đầu tiên phải kể là phương tiện giao thông tăng cao, xả ra các chất ô nhiễm rất lớn. Theo thống kê, ở Hà Nội có khoảng 5,8 triệu xe máy, vài trăm nghìn ô tô. Năm 2019 số lượng phương tiện giao thông tăng 15% so với những năm trước. Con số phương tiện giao thông ở TPHCM cũng rất lớn với 7,5 triệu xe máy. Chưa kể số lượng phương tiện giao thông di chuyển qua hai thành phố này cũng rất lớn, đó là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất.

Đeo khẩu trang khi ra đường dù là buổi sáng sớm đã là thói quen của người dân Hà Nội để bảo vệ bản thân trước tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày một nghiêm trọng - Sputnik Việt Nam
Hà Nội lại ô nhiễm nặng?

Tiếp đến, tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng cũng do các hoạt động xây dựng các công trình mới, cải tạo, sửa chữa đường giao thông, ở Hà Nội hiện nay có hơn 1 nghìn công trình đang xây dựng, TP.HCM cũng đang có mật độ xây dựng cũng rất lớn, vấn đề này đã biến hai thành phố trở thành đại công trường.

Nguyên nhân thứ ba mà lãnh đạo Bộ TN&MT chỉ ra đó chính là số lượng các nhà máy ven thành phố đang tăng nhanh, gây áp lực lớn lên môi trường xung quanh, trong đó ở TP.HCM còn có hơn 900 nhà máy sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công cũng gây ô nhiễm. 

Chưa hết, ở Hà Nội, theo ông Trần Hồng Hà còn có một số nguyên nhân đặc thù khác, như vấn đề đốt rơm rạ, đây là nguồn gây ô nhiễm theo mùa nhưng tác hại của nó là rất lớn. Bên cạnh đó, Hà Nội hiện có hơn 60.000 hộ đang dùng bếp than tổ ong. Cộng với việc đốt rác thải không đúng quy định ở ngoại thành Hà Nội cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí trong thời gian qua.

Lần thứ 6 dân chặn xe chở rác vào bãi rác Nam Sơn

Chưa hết vấn đề về ô nhiễm chất lượng không khí, Hà Nội còn đang phải đau đầu giải quyết chuyện “khủng hoảng” xử lý rác thải tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội.

Lễ ký thoả thuận về khoản tài trợ 65 triệu USD giữa USAID và NACCET nhằm thực hiện các hoạt động cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho người khuyết tật nặng tại 8 tỉnh ưu tiên trong 5 năm. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN - Sputnik Việt Nam
Cựu thù thành đối tác: Việt Nam và Mỹ cùng xử lý ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa
Theo ghi nhận, đến thời điểm trưa ngày 24.12 vẫn còn hiện tượng người dân túc trực trước lối vào bãi rác Nam Sơn, ngăn xe chở rác.

Theo phản ánh của người dân địa phương, nguyên nhân các hộ dân chặn xe rác là do các cơ quan chức năng chậm trễ đền bù di dời người dân khỏi vùng ảnh hưởng bán kính 500 m của bãi rác Nam Sơn. Bên cạnh đó, nhiều người dân cũng cho rằng, mức đền bù không thỏa đáng.

Trước đó, liên quan đến vấn đề trên, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội đã có thông báo phân luồng và duy trì vệ sinh môi trường.

Theo đó, công tác phân luồng, lưu chứa chất thải tạm thời, đối với lượng rác thải trên địa bàn quận Thanh Xuân (405 tấn/ngày đêm), huyện Hoài Đức (165 tấn/ngày đêm) phân luồng tiếp nhận về xử lý tại nhà máy xử lý chất thải Xuân Sơn, Sơn Tây của Hợp tác xã Thành Công.

Đối với các quận Ba Đình (300 tấn/ngày đêm), Hoàn Kiếm (215 tấn/ngày đêm), Hai Bà Trưng (350 tấn/ngày đêm), Đống Đa (430 tấn/ngày đêm), Nam Từ Liêm (265 tấn/ngày đêm), Bắc Từ Liêm (250 tấn/ngày đêm), Tây Hồ (197 tấn/ngày đêm), Cầu Giấy (320 tấn/ngày đêm), thực hiện phương án phân luồng về ô chôn lấp tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn.

© Ảnh : Lê Quân/ Thanh NiênNgười chặn xe chở rác bãi rác Nam Sơn vì chưa nhận được tiền đền bù giải phóng mặt bằng
Hà Nội đau đầu về ô nhiễm không khí và khủng hoảng rác thải - Sputnik Việt Nam
Người chặn xe chở rác bãi rác Nam Sơn vì chưa nhận được tiền đền bù giải phóng mặt bằng

Đối với các quận Hà Đông (455 tấn/ngày đêm), Hoàng Mai (453 tấn/ngày đêm), Long Biên (313 tấn/ngày đêm), các huyện Thanh Trì (210 tấn/ngày đêm), Gia Lâm (186 tấn/ngày đêm), Đông Anh (178 tấn/ngày đêm), Sóc Sơn (159 tấn/ngày đêm), Mê Linh (115 tấn/ngày đêm) thực hiện các biện pháp, đảm bảo vệ sinh môi trường lưu chứa tại các điểm trung chuyển, tập kết tạm thời của địa phương.

“Nếu trong thời gian từ 3-7 ngày sau khi chặn rác, trên địa bàn các quận hết chỗ lưu chưa tạm thời báo cáo Sở Xây dựng tiếp tục cho vận chuyển về khu xử lý chất thải Xuân Sơn, Sơn Tây”, VOV dẫn thông báo của Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết.

Mật độ các phương tiện tham gia giao thông lớn phát sinh bụi gây ô nhiễm không khí. - Sputnik Việt Nam
Ô nhiễm không khí trở lại khắp các tỉnh miền Bắc
Bên cạnh đó, các quận huyện lập kế hoạch lưu trữ vận chuyển, tăng cường công tác phun hóa chất khử mùi trên địa bàn, đồng thời chủ động theo dõi, phối hợp, cập nhật liên tục diễn biến các bãi rác trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị và nhân lực giải tỏa nhanh các điểm tập kết khi thông bãi. Khi bãi rác Nam Sơn hoạt động trở lại, chỉ đạo các đơn vị vận chuyển hết khối lượng rác đã tập kết tạm thời tại đây về bãi rác.

“Nhà máy xử lý chất thải Xuân Sơn của HTX Thành Công lập kế hoạch đảm bảo an toàn tiếp nhận, xử lý thêm phần khối lượng từ quận Thanh Xuân. Từ đó cử người phân luồng từ xa, đảm bảo an toàn giao thông, tránh  ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh bãi. Công ty TNHH MTV MTĐT Hà Nội – Chi nhánh Xuân Sơn, lập kế hoạch, bố trí đầy đủ nhân lực, phương tiện tiếp nhận thêm phần khối lượng phân luồng từ địa bàn các quận, tăng cường công tác phun khử mùi, có các biện pháp đảm bảo an toàn khi tiếp nhận khối lượng rác tăng cao”, thông báo cho biết.

Bên cạnh đó, từ ngày 24.12, chuẩn bị nhân lực, vật tư, thiết bị cùng các điều kiện cần thiết để có thể vận hành tiếp nhận rác từ 4 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa vào chôn lấp khoảng 1 héc-ta tại khu 5,6 héc-ta Ba Vì.

Bên cạnh đó, Sở yêu cầu các đơn vị vệ sinh liên tục hoạt động, duy trì đảm bảo các biện pháp lưu chứa tại địa bàn, tránh gây ô nhiễm môi trường hay ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, đồng thời tăng cường đảm bảo vệ sinh phương tiện trong quá trình vận chuyển tránh phát tán mùi, chảy nước rác gây bức xúc cho nhân dân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала