Câu chuyện của phi công thử nghiệm: Trên MiG-35 có thể thao tác không cần bản chỉ dẫn

© Sputnik / Ramil SitdikovMáy bay MiG-35
Máy bay MiG-35  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ở Nga đang tiến hành thử nghiệm cùng lúc mấy mẫu máy bay mới mà một trong số đó là MiG-35 – kế nhiệm của loại MiG-29 huyền thoại hiện đang phục vụ trong hàng ngũ Không quân của hơn mười nước trên thế giới.

Trong cuộc phỏng vấn của quan sát viên Sputnik Alexei Panshin, phi công thử nghiệm Dmitry Selivanov từ Tập đoàn sản xuất máy bay Nga «MiG» (trong thành phần Liên hiệp tập đoàn Rostec) đã kể về công tác của anh trong nhóm thuật lái nhào lộn trên không «Cánh én», độ tinh tế phức tạp của những bài kiểm tra với MiG-35, nét khác biệt giữa mẫu máy bay đang thử nghiệm so với các phiên bản «tiền bối». Phi công Dmitry Selivanov giải đáp câu hỏi tại sao quy trình thử nghiệm với mẫu máy bay này mất nhiều thời gian đến thế, và anh cũng cho biết MiG-35 còn cần qua những bước kiểm tra gì trước khi máy bay mới được bàn giao cho quân đội.

Máy bay MiG-35  - Sputnik Việt Nam
Máy bay tối tân MiG-35 sẽ được trang bị các loại vũ khí tiên tiến

Sputnik: Anh hãy kể một chút về bản thân, cơ duyên nào đưa anh vào ngành hàng không?

Tôi bắt đầu đường đời của mình trong ngành hàng không từ năm 1998, khi trúng tuyển vào Trường Đào tạo Phi công quân sự cao cấp Armavir. Lựa chọn nghề nghiệp của tôi không phải là ngẫu nhiên. Bởi cha và ông tôi đều là phi công lái máy bay tiêm kích, anh trai tôi cũng là phi công và đã tốt nghiệp trường Armavir. Sau khi ra trường, tôi ở lại phục vụ trong Trung đoàn hàng không Armavir với cương vị giảng viên-huấn luyện viên bay, thực hiện các chuyến bay trên phi cơ L-39, MiG-29, rồi sau đó tôi qua kỳ phỏng vấn và lên đường đến  phục vụ ở Kubinka, trong nhóm thuật lái nhào lộn trên không «Cánh én». Năm 2015, biết rằng tập đoàn «MiG» thông báo chọn phi công thử nghiệm, tôi đăng ký tham gia dự tuyển, vượt qua tất cả mọi quy trình thi và khoá đào tạo phi công thử nghiệm, và thế là bây giờ tôi công tác ở đây.

Sputnik: Vì ta bắt đầu câu chuyện với «Cánh én», cho phép hỏi vài câu về «chuyện bếp núc» của một trong những đội nhào lộn trên không ưu tú nhất  thế giới. Anh hãy mô tả ngắn gọn về một ngày làm việc của mình trong «Cánh én». Có khác biệt gì chăng so với cuộc sống thường nhật của phi công lái chiến đấu cơ khi anh chưa phục vụ trong đội nhào lộn trên không?

Dù sao chăng nữa thì chúng tôi vẫn thuộc lực lượng Không quân, vì vậy trên thực tế không có khác biệt lắm trong công tác chuẩn bị tiến hành các chuyến bay. Điều duy nhất đáng lưu ý là nhóm nhào lộn dành quan tâm lớn cho khâu tập bay trình diễn theo đội hình và bay đơn, nhưng song song vẫn thường xuyên huấn luyện chiến đấu, quy trình đó chưa hề thay đổi. Chúng tôi vạch phương án bố trí đội hình yểm trợ lẫn nhau trong không chiến, đặt ra nhiệm vụ triệt hạ các mục tiêu mặt đất giả định trên thao trường v.v…

© Sputnik / Grigory Sysoev / Chuyển đến kho ảnhMáy bay chiến đấu tiền tuyến đa chức năng MiG-35 của Nga bay trên MAKS-2019 ở Zhukovsky, ngoại ô Moskva
Câu chuyện của phi công thử nghiệm: Trên MiG-35 có thể thao tác không cần bản chỉ dẫn - Sputnik Việt Nam
Máy bay chiến đấu tiền tuyến đa chức năng MiG-35 của Nga bay trên MAKS-2019 ở Zhukovsky, ngoại ô Moskva

Sputnik: Khoảng bao nhiêu phần trăm thời gian dành cho chuẩn bị bay nhào lộn trên mặt đất và trên không?

Thuật lái nhào lộn không hoạch định trên thiết bị tập mô phỏng. Phần lớn khâu chuẩn bị trên mặt đất bao hàm ở chỗ các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm trình bày và chỉ ra cách thức hành động cần thiết trên không, vì kỹ thuật phi công phụ thuộc trực tiếp vào vị trí của mỗi người trong đội hình. Khâu chuẩn bị trên không dành cho chuyến bay trình diễn bắt đầu với từng cặp. Máy bay bay cách nhau ở cự ly khá ổn. Tất nhiên, lúc ban đầu có xảy ra lỗi sai nhưng thực tế đó đã được tính đến trong bài bản đào tạo để giúp phi công trau dồi kỹ năng và loại bỏ thiếu sót. Sau đó, các phi công bắt đầu cho máy bay sáp lại gần nhau hơn. Đồng thời, chỉ huy luôn theo dõi rất nghiêm khắc và nếu phi công nào không tiếp cận được cự ly thích hợp, thì sau chuyến bay ắt sẽ bị quở trách thậm chí bị cho «ngồi chầu rìa» để rút kinh nghiệm (cười).

Sau bay đôi là bắt đầu các chuyến bay bộ ba, bộ tứ, và cứ thế cho đến khi cả nhóm tập hợp trên bầu trời với toàn bộ thành phần. Để trả lời câu hỏi của bạn, tôi sẽ nói thế này: trên mặt đất không thể đào tạo đầy đủ các sắc thái của một chuyến bay trình diễn, do đó, tất nhiên, phần lớn các khóa tập luyện diễn ra trên không trung.

Màn trình diễn  máy bay Su-27 và MiG-29 ấn tượng nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Matxcơva - Sputnik Việt Nam
MiG-29 và MiG-35 nhận được hệ thống bảo vệ quá tải thông minh

Sputnik: Cự ly giữa các máy bay lúc bắt đầu và lúc hoàn thành tập luyện là bao xa?

Lúc mới bắt đầu, cự ly giữa các máy bay  là khoảng 10 mét, và sau đó ngày càng gần hơn. Trực tiếp trong chuyến bay trình diễn thì cố gắng duy trì cự ly 3 mét.

Sputnik: Bây giờ đến chủ đề chính - MiG-35. Hãy kể cho chúng tôi về chuyến bay đầu tiên của anh trên máy bay này.

Tôi thực hiện chuyến bay đầu tiên trên MiG-35 vào năm 2016. Đó là chiếc máy bay mới nhất, sản phẩm chủ lực của Tập đoàn «MiG». Bất kỳ chuyến bay nào trên sản phẩm công nghệ mới và hiện đại đều rất thú vị. Ở mỗi chuyến bay, như bạn cũng biết đấy, đều có kịch bản nhiệm vụ được thảo luận kỹ với các chuyên viên kỹ thuật, do đó, không được phép «tự tung tự tác» khi thử nghiệm, nhưng xin thừa nhận là đôi khi tôi cũng muốn vượt quá giới hạn một chút và cảm nhận nó, bởi vì máy bay rất linh hoạt, rất chuẩn. Thế nhưng khối lượng nhiệm vụ thường rất lớn đến nỗi chỉ thực hiện được một chuyến bay vì nhiên liệu cung cấp sít sao và không thể đùa giỡn. Trong các chuyến bay thử nghiệm, thường sử dụng động cơ theo chế độ đốt sau. Các chuyến bay này đều thực sự tải nặng cả về thể lực và cảm xúc, vì ngoài bản thân chuyến bay còn cần theo dõi rất nhiều thông số khác nhau.

MiG-35 là cỗ máy rất thuận tiện đối với phi công, các nhà quân sự coi trọng điều này. Máy bay giúp bạn mọi lúc và giao diện thân thiện của nó cho biết làm thế nào sẽ tốt hơn trong tình huống này hay bối cảnh khác. Nói một cách đơn giản thì như là bạn mua chiếc điện thoại hay là một thiết bị, không đọc qua chỉ dẫn, mà lập tức bắt đầu sử dụng. Với MiG-35 cũng thế, mọi thứ đều hiểu được một cách trực quan. Bất kỳ chiếc máy bay hiện đại nào, cụ thể là MiG-35, cũng giống như với một tiện ích công nghệ cao có rất nhiều chức năng, nhưng ta vẫn có thể nắm bắt và hiểu mà không cần đến bản hướng dẫn. Nếu MiG-29 về cơ bản là chiến đấu cơ được thiết kế để đạt ưu thế trên không, thì chiếc MiG-35 có thể sử dụng nhiều vũ khí hơn, triệt hạ được cả mục tiêu trên đất liền, trên biển, v.v. Tức là, người lái sẽ không phải mất nhiều công nghiên cứu máy bay, mà là cần tìm hiểu nắm vững cách sử dụng các loại vũ khí.

Sputnik: Vậy trong MiG-35 có dùng hệ thống giọng nói nào đó chăng, kiểu như các trợ lý tự động ai cũng rõ ấy?

Có, nhưng «cô trợ lý» ấy không nói liên hồi đâu, mà chỉ cất tiếng mách cho phi công biết khi máy bay đang gặp cản trở nào đó. Trong chiến đấu, cũng có chỉ dẫn. Ngoài ra, hệ thống chuyên gia tự động đang được phát triển sẽ nhắc nhở phi công trong nhiều tình huống.

Sputnik: Thế «trợ lý» nói bằng giọng gì?

Giọng nữ, và chúng tôi gọi «cô ấy» là Rita - người máy cung cấp thông tin. «Rita» nói với chất giọng êm ái dễ nghe, luôn điềm tĩnh, kể cả khi trong động cơ có đám cháy.

Máy bay chiến đấu MIG-17PF của Liên Xô  - Sputnik Việt Nam
Tại sao Mỹ nhớ lâu tiêm kích huyền thoại MiG-17 của Liên Xô?

Sputnik: Xin có một câu hỏi hơi khiêu khích: Vì sao thử nghiệm MiG-35 tiếp nối lâu thế? Vì sao khi có khả năng thử nghiệm các tình huống kịch tính trên mặt đất mà quá trình này vẫn diễn ra đến mấy năm chưa xong?

Máy bay hiện đại là một tổ hợp đa nhiệm. Tương ứng, tất cả các chức năng của nó phải qua kiểm tra, nhưng không phải lúc nào cũng có thể làm mọi thứ cùng lúc, vì rằng ngoài các cơ sở trực tiếp sản xuất máy bay, còn có các nhà thầu và thành viên phối hợp nữa. Ví dụ, các nhà phát triển vũ khí, hệ thống thông tin liên lạc, động cơ. Mọi nơi đều có những trở ngại. Nhưng tốt hơn hết là để cái gì đó không hoạt động trong lúc thử nghiệm, chứ không phải là sau này trong quá trình hoạt động thực tế. Kỹ thuật càng phức tạp, khối lượng các đợt thử nghiệm càng lớn.

Sputnik: Có khi nào xảy ra tranh cãi với các kỹ sư?

Những cuộc tranh cãi phát sinh rất thường xuyên, nhưng các chuyên viên kỹ thuật chú ý lắng nghe chúng tôi hơn vì họ hiểu rằng vận hành máy bay sẽ là các phi công. Chúng tôi liên tục tìm kiếm các phương án thích hợp nhất. Đây là quá trình không vội vã. Tôi xin nói thêm là từng có những tranh cãi giữa các phi công - một người thấy cách này thoải mái hơn, nhưng người khác nêu phương án khác. Như vậy phát sinh tranh cãi là tốt, bởi cuối cùng chúng tôi đi đến mẫu số chung. Chứ giả sử mọi người đều thờ ơ thì sẽ rất tệ.

© Sputnik / Ramil SitdikovMáy bay MiG-35
Câu chuyện của phi công thử nghiệm: Trên MiG-35 có thể thao tác không cần bản chỉ dẫn - Sputnik Việt Nam
Máy bay MiG-35

Sputnik: MiG-35 có tên gọi trìu mến nào không?

Mỗi người giao tiếp với chiếc máy bay theo cách của mình, đó là chuyện rất riêng tư, nhưng tôi ưa gọi những chiếc máy bay nhỏ, chẳng hạn như MiG-29 hoặc MiG-35, là «Mustang». Còn máy bay lớn, như MiG-31, là «Hoả tiễn».

Sputnik: Anh muốn lái những loại máy bay nào nữa?

Thành thật mà nói thì tôi muốn điều khiển những loại máy bay mới, mà hy vọng rằng chúng ta sẽ chế tạo và thử nghiệm. Tôi muốn cất cánh bay trên chiếc chiến đấu cơ mặt trận triển vọng hạng nhẹ. Tất nhiên, còn những muốn thử lái máy bay của các bạn bè tiềm năng, tạm gọi như vậy. Và không chỉ bay và nhìn, mà còn trực tiếp đánh giá những mẫu máy bay đó như một chuyên gia. Thêm nữa, không chỉ máy bay mới đâu nhé, tôi sẽ không ngại bay trên những «cỗ xe» mà thời xưa cha tôi và ông tôi đã từng lái. Đó là MiG-21, MiG-17 và MiG-23.

© SputnikMiG-35 máy bay chiến đấu đa chức năng
Câu chuyện của phi công thử nghiệm: Trên MiG-35 có thể thao tác không cần bản chỉ dẫn - Sputnik Việt Nam
MiG-35 máy bay chiến đấu đa chức năng
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала