Việt Nam, ASEAN – Trung Quốc ‘đủ khôn ngoan’ để tránh đối đầu

© Ảnh : Minh Đức - TTXVNThứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng dự Tham vấn Quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 27
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng dự Tham vấn Quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 27 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
Đăng ký
Tại Tham vấn quan chức cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 27, Việt Nam nhấn mạnh việc kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp và khác biệt giữa các bên nhất là về vấn đề Biển Đông. Hà Nội kêu gọi “thượng tôn pháp luật” và đóng góp tích cực trong khu vực.

Đại diện Trung Quốc nói muốn tăng cường, ‘nâng tầm’ quan hệ đối tác với ASEAN, cam kết sẽ đóng góp, cung ứng đồng đều vaccine Covid-19 cho các nước trong khu vực. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo ASEAN. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2021
Việt Nam khẳng định vị thế quan trọng của mình tại Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN

Trong 30 năm Đối thoại Trung Quốc – ASEAN, các bên đủ “khôn ngoan” để hiểu rằng, bất kể điều gì xảy ra với cục diện quốc tế và khu vực, chính quyền Bắc Kinh và lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á đều cùng nhất trí lựa chọn đoàn kết chống chia rẽ, cởi mở hơn đối với hợp tác trong đối đầu.

Việt Nam: ASEAN – Trung Quốc giải quyết tranh chấp và khác biệt bằng hòa bình

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, ngày 18/5, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đã dẫn đầu đoàn tham dự cuộc họp Tham vấn Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN-Trung Quốc (ACSOC) thường niên lần thứ 27.

Do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19 diễn biến nghiêm trọng, Tham vấn Quan chức cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần này vẫn được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự hiện diện, đóng góp ý kiến đầy đủ của các bên. 

Bộ Ngoại giao cũng xác nhận, ngoài đại diện Việt Nam, các Quan chức Cao cấp của các nước ASEAN và Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Ngô Giang Hạo cùng dự hoạt động này. 

© Ảnh : Minh Đức - TTXVNĐại biểu các nước dự Tham vấn Quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 27
Việt Nam, ASEAN – Trung Quốc ‘đủ khôn ngoan’ để tránh đối đầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
Đại biểu các nước dự Tham vấn Quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 27

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, phát biểu thay mặt các nước ASEAN về triển khai kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 23 (11/2020), Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố, tăng cường quan hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á và Bắc Kinh.

Trưởng SOM ASEAN Việt Nam khẳng định mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức bởi dịch Covid-19, cả ASEAN và Trung Quốc đã nỗ lực phối hợp chặt chẽ duy trì và thúc đẩy động lực hợp tác hai bên và đạt nhiều kết quả tích cực trong thời gian qua. 

Cờ ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2021
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN về Myanmar: Cơ hội giải pháp hay thách thức cho Hiệp hội?

Đối với phương hướng hợp tác trong thời gian tới, nhằm triển khai chỉ đạo của Lãnh đạo Cấp cao, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đề nghị các bên ưu tiên phối hợp ứng phó dịch bệnh do coronavirus gây ra (Covid-19), thúc đẩy phục hồi bền vững.

Đại diện chính quyền Hà Nội cũng đề cập tầm quan trọng trong hợp tác ứng phó hiệu quả với các thách thức nổi lên phù hợp với tinh thần Năm hợp tác phát triển bền vững ASEAN-Trung Quốc 2021.

Cùng với đó, Thứ trưởng cũng nêu bật sự cần thiết phải đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển tiểu vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển, trong đó có thông qua khuôn khổ hợp tác Mekong - Lan Thương vẫn luôn được lãnh đạo cấp cao các bên ưu tiên, quan tâm.

Đáng chú ý, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng cũng ‘bày tỏ trông đợi’ ASEAN – Trung Quốc sẽ đóng góp tích cực, bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, thượng tôn pháp luật ở khu vực. 

© Ảnh : Minh Đức - TTXVNThứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng dự Tham vấn Quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 27
Việt Nam, ASEAN – Trung Quốc ‘đủ khôn ngoan’ để tránh đối đầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng dự Tham vấn Quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 27

Đại diện chính quyền Hà Nội nhấn mạnh đến việc kiềm chế và giải quyết hoà bình các tranh chấp và khác biệt giữa hai bên.

Theo đồng chí Nguyễn Quốc Dũng, ASEAN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Trung Quốc triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) và phấn đấu xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982. 

Trung Quốc muốn nâng tầm quan hệ đối tác với ASEAN

Xuyên suốt cuộc họp Tham vấn ASEAN – Trung Quốc lần thứ 27, nhiều nội dung quan trọng được các bên xem xét theo thông lệ như đánh giá lại, kiểm điểm tình hình hợp tác ASEAN - Trung Quốc, chuẩn bị cho các Hội nghị Bộ trưởng (dự kiến được tổ chức vào tháng 8/2021 tới đây) và Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 24 (tháng 11/2021). 

Đại diện thường trực của Trung Quốc tại LHQ Zhang Jun phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
ASEAN và Trung Quốc tìm cách giúp Myanmar ra khỏi bế tắc chính trị

Bên cạnh đó, lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cùng đại diện chính quyền Bắc Kinh còn trao đổi về quá trình chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng đặc biệt ASEAN - Trung Quốc dự kiến diễn ra vào đầu tháng 6/2021.

Tại Tham vấn lần này, đại diện Trung Quốc Ngô Giang Hạo tái khẳng định coi trọng ASEAN, mong muốn nâng quan hệ đối tác ASEAN-Trung Quốc lên tầm cao mới, đồng thời nhấn mạnh ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN ở Đông Á. 

ASEAN và Trung Quốc ‘cần nhau’

Tổng hợp ý kiến phát biểu tại Tham vấn Quan chức cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 27 cho thấy, về phần mình, đại diện các nước Đông Nam Á cũng đề cao những đóng góp của Trung Quốc cho hợp tác hai bên trên nhiều lĩnh vực, cả về bề rộng lẫn chiều sâu, cả quy mô lẫn chất lượng.

“Hai bên (ASEAN – Trung Quốc) nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ trong kiểm soát và phòng chống Covid-19. Trung Quốc cam kết sẽ đóng góp, cung ứng đồng đều vaccine cho các nước, trong đó có ASEAN và sẽ tham gia cùng ASEAN triển khai Kế hoạch Phục hồi Tổng thể”, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay.

Ngoài ra, tại Tham vấn, ASEAN và Trung Quốc cùng có chung nhận định, mặc dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19, hợp tác ASEAN - Trung Quốc vẫn được duy trì và tăng trưởng tốt. 

© AP Photo / Ng Han GuanNhân viên của SinoVac trong phòng thí nghiệm tại nhà máy vắc xin CoronaVac ở Bắc Kinh.
Việt Nam, ASEAN – Trung Quốc ‘đủ khôn ngoan’ để tránh đối đầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
Nhân viên của SinoVac trong phòng thí nghiệm tại nhà máy vắc xin CoronaVac ở Bắc Kinh.

Dẫn chứng rõ ràng cho thực tế này có thể nhìn vào kim ngạch thương mại ASEAN - Trung Quốc tăng 32,9% và thương mại với ASEAN chiếm 15% toàn bộ kim ngạch thương mại của Trung Quốc. Nhờ đó, cả Trung Quốc và ASEAN trở thành những đối tác thương mại hàng đầu của nhau trong năm qua. Xu hướng phát triển không ngừng được thúc đẩy và tăng cường giữa Bắc Kinh và cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á.

Cũng nhân dịp này, đại diện ASEAN và Trung Quốc nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm nhân dịp 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc. Các bên bày tỏ hy vọng tạo xung lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác hai bên trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian tới. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 cùng các nhà lãnh đạo cấp cao chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.11.2020
Lo RCEP làm nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc, Bộ Công Thương lên tiếng

Đối với những vấn đề hợp tác, hai bên nhất trí trong thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường hợp tác ứng phó dịch bệnh, đồng thời đẩy mạnh các nỗ lực phục hồi và thúc đẩy các cam kết đối tác.

Cụ thể, Trung Quốc và ASEAN sẽ phối hợp thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động giai đoạn mới 2021-2025, triển khai các hoạt động và dự án hợp tác trong khuôn khổ Năm Hợp tác phát triển bền vững ASEAN - Trung Quốc 2021, đẩy mạnh trao đổi thương mại, đầu tư thông qua triển khai hiệu quả Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), thúc đẩy tự do hóa thương mại, ứng dụng công nghệ số, phát triển kinh tế số, thúc đẩy các chỉ tiêu tăng trưởng chung.

Đặc biệt, các nước ASEAN hoan nghênh Trung Quốc sớm phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào tháng 03/2021. Điều này thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với thương mại đa phương tự do và rộng mở trong khu vực. 

© Ảnh : Regional Comprehensive Economic Partnership websiteLễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP
Việt Nam, ASEAN – Trung Quốc ‘đủ khôn ngoan’ để tránh đối đầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP

Trên thực tế, RCEP, có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc, đồng thời, giúp phục hồi các chuỗi cung ứng trong khu vực, nâng cao hiệu quả các chuỗi cung ứng, loại bỏ hàng rào thuế quan và hình thành các quy tắc chung về đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử.

Biển Đông vẫn là chủ đề nóng của ASEAN – Trung Quốc

Trong hầu hết các cuộc thảo luận (ở nhiều cấp độ khác nhau) giữa ASEAN – Trung Quốc, vấn đề Biển Đông là một trong những chủ đề được quan tâm nhất và là thành phần không thể thiếu – chủ đề không thể bị né tránh.

Tại cuộc họp Tham vấn quan chức cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 27, trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, các nước một lần nữa tái khẳng định cần phối hợp bảo đảm một môi trường hoà bình, an ninh, ổn định và thượng tôn pháp luật.

Đáng chú ý, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, các nước nhất trí ủng hộ quan điểm “tạo điều kiện thuận lợi cho tập trung phòng chống dịch bệnh ở khu vực, trong đó có Biển Đông”, đồng thời tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC.

Cùng với đó, ASEAN – Trung Quốc cũng bày tỏ hy vọng sớm nối lại các cuộc đàm phán bị hoãn do ảnh hưởng do Covid-19. Các bên mong sớm đạt được một Bộ Quy tắc Ứng xử COC hiệu lực, hiệu quả.

Liên quan đến tình hình Myanmar sau đảo chính quân sự, chính quyền Trung Quốc hoan nghênh kết quả Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN ngày 24/4/2021, ủng hộ vai trò của ASEAN trong thúc đẩy đối thoại, hòa giải, hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp ổn định tình hình.

30 năm Đối thoại ASEAN – Trung Quốc: ‘Đủ khôn ngoan’ để tránh đối đầu

Cũng tại Tham vấn quan chức cấp cao lần thứ 27 này, các nước cũng nhất trí sẽ tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Đặc biệt ASEAN - Trung Quốc vào đầu tháng 6/2021 tới đây. 

Năm nay (2021) kỷ niệm 30 năm Đối thoại ASEAN – Trung Quốc. Năm 1991, Trung Quốc và ASEAN chính thức khởi động các kênh đối thoại song phương đánh dầu bằng sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tại lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 24.

Đến năm 2003, Trung Quốc tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, trở thành đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc-ASEAN. Vào năm 2010, Khu vực Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) đã được thành lập và đi vào hoạt động, mang theo nhiều kỳ vọng của các bên về hợp tác trao đổi kinh tế thương mại, đầu tư song phương. 

Ông Vương Đình Huệ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2021
Anh em và đối tác: Trung Quốc, Nhật, Lào, Campuchia đều nói ‘rất coi trọng Việt Nam’

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, năm 2013, đã đề xuất cùng nhau xây dựng một cộng đồng ASEAN-Trung Quốc chặt chẽ hơn với một tương lai chung trong chuyến thăm các nước ASEAN.

Đến năm 2018, Tầm nhìn Đối tác Chiến lược ASEAN-Trung Quốc 2030 đã được ban hành, một bản kế hoạch chi tiết hướng tới tương lai hợp tác trong khu vực. Bất chấp còn tồn tại một số khác biệt, bất đồng, điển hình như tình hình Biển Đông, vấn đề nguồn nước thượng nguồn sông Mekong, năm 2020 đánh dấu bước phát triển mới trong Đối thoại ASEAN – Trung Quốc, sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các bên đã tăng cường hợp tác chặt chẽ để kiểm soát dịch bệnh nhằm bảo vệ tính mạng, sinh kế của người dân và phục hồi kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. 

© REUTERS / Courtesy of Muchlis Jr/Indonesian Presidential PalaceContainer chứa vaccine Sinovac của Trung Quốc được đưa đến Indonesia
Việt Nam, ASEAN – Trung Quốc ‘đủ khôn ngoan’ để tránh đối đầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
Container chứa vaccine Sinovac của Trung Quốc được đưa đến Indonesia

Cần phải nhấn mạnh rằng, trong số các đối tác đối thoại của ASEAN, Trung Quốc được xác định đối tác “số một” với tầm quan trọng hàng đầu trên nhiều phương diện. Các bên đánh giá, điều này cho phép quan hệ của hai bên sẽ được phát triển theo hướng toàn diện, sáng tạo, đi vào chiều sâu, thiết thực.

Giữa ASEAN và Trung Quốc đều có những cam kết chung đáng chú ý. Thứ nhất là về phát triển hòa bình, láng giềng tốt. Theo đó, cả Trung Quốc và ASEAN đều tin rằng không thể có được thịnh vượng nếu không có hòa bình và ổn định.

Trung Quốc và các nước ASEAN, với vị thế địa lý đặc biệt, vừa là láng giềng “lâu đời”, đối tác gần gũi, thân thiết, các bên luôn giữ vững truyền thống tôn trọng lẫn nhau và tương trợ lẫn nhau, đồng thời, “đặc biệt khôn ngoan” trong việc tìm kiếm điểm chung. 

© AP Photo / Minh HoangChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp tại Hà Nội
Việt Nam, ASEAN – Trung Quốc ‘đủ khôn ngoan’ để tránh đối đầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp tại Hà Nội

Đáng chú ý, cả chính quyền Bắc Kinh lẫn các quốc gia Đông Nam Á đều nỗ lực gác lại những khác biệt và giải quyết bất đồng thông qua đối thoại và tham vấn, giải pháp hòa bình.

Tiếp đến cần đề cập cam kết chung cho sự phát triển chung và hợp tác cùng có lợi giữa ASEAN và Trung Quốc.

Trong khi Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong 12 năm liên tiếp vừa qua, thì đến năm 2020, ASEAN đã chính thức vượt qua Liên minh châu Âu (EU) để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh lần đầu tiên trong lịch sử. Hợp tác kinh tế thương mại song phương vẫn tiếp tục là mũi nhọn ưu tiên và có triển vọng, đóng góp lớn trong thời gian tới. 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam trả lời phóng viên các cơ quan báo chí. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2020
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam: ASEAN không chọn phe Mỹ hay Trung Quốc

Vấn đề cam kết chung về chủ nghĩa đa phương, cởi mở và bao trùm cũng được lãnh đạo Trung Quốc và ASEAN đặc biệt coi trọng. Theo đó, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với tư cách là một tổ chức khu vực đã cho thấy “sự thống nhất trong khác biệt” giữa văn hóa, chính trị, kinh tế của các nước thành viên.

Về các vấn đề liên quan, Trung Quốc đã cam kết chắc chắn ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực và vai trò lớn hơn của ASEAN trong việc xây dựng một cấu trúc khu vực mở và bao trùm. Đáng chú ý, bất kể điều gì xảy ra với cục diện quốc tế và khu vực, Trung Quốc và ASEAN đã nhất trí vững chắc là lựa chọn đoàn kết chống chia rẽ, cởi mở hơn đối với hợp tác trong đối đầu.

Có thể nói, năm 2021 có ý nghĩa rất lớn đối với cả Trung Quốc và ASEAN, một điểm khởi đầu mới đầy cơ hội mới. Các bên đều đang mong đợi trao đổi cấp cao ASEAN - Trung Quốc sẽ tiếp tục dẫn đường cho tương lai. Cùng với đó, hợp tác y tế cộng đồng sẽ được tăng cường để sớm chấm dứt đại dịch.

Trung Quốc được cho là đang tích cực tìm hiểu nghiên cứu phát triển và hợp tác sản xuất vaccine Covid-19 với ASEAN. Đại diện chính quyền Trung Quốc sẽ làm việc với ASEAN để tăng cường ứng phó đại dịch chung, bao gồm thiết lập nguồn dự trữ y tế và cơ chế liên lạc cho các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và giúp tăng cường hoạt động y tế công cộng của ASEAN, chẳng hạn như đào tạo nhân sự, phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực. 

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.11.2020
RCEP có ý nghĩa gì đối với cán cân quyền lực thương mại thế giới trong tương lai?

Tiếp đó, ASEAN và Trung Quốc cũng nhất trì cần duy trì động lực hợp tác kinh tế mạnh mẽ và tăng tốc phục hồi kinh tế khu vực. Các bên nỗ lực để Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sớm có hiệu lực, tìm kiếm sức mạnh tổng hợp hơn nữa trong các chính sách để phục hồi kinh tế, mở rộng phạm vi hợp tác cho du lịch và “làn đường xanh” cho vận chuyển hàng hóa thực thi ACFTA và nghị định thư nâng cấp. Ngoài ra, Bắc Kinh và ASEAN nỗ lực sáng tạo để thúc đẩy giao lưu nhân dân và phát triển bền vững.

Có thể khẳng định, khi cả hai bên bắt đầu năm lịch sử kỷ niệm 30 năm Đối thoại ASEAN-Trung Quốc tức là đã sẵn sàng vượt qua làn sóng đang lên và xây dựng một cộng đồng chặt chẽ hơn với một tương lai chung – bình đẳng, chia sẻ lợi ích công bằng, tôn trọng, ủng hộ lẫn nhau, vì hòa bình, thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала