Bên cạnh diễn biến cuộc đấu tranh chống bùng phát dịch bệnh coronavirus ngày càng tăng và chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, tổng quan truyền thống «Việt Nam trên báo chí nước ngoài» của Sputnik cũng sẽ cung cấp thông tin về các nội dung kinh tế và thể thao.
Việt Nam thay đổi véc-tơ của cuộc chiến chống coronavirus
Trên cả nước ghi nhận tổng cộng 133.000 trường hợp nhiễm COVID-19, 85% số này là phát hiện trong tháng, - theo thông báo của Reuters. Số liệu chính thức cho biết có khoảng 1.022 người tử vong kể từ đầu đại dịch, nhưng trên thực tế có thể nhiều hơn, - hãng thông tấn nêu dữ liệu khoảng 1.057 trường hợp tử vong do coronavirus chỉ tính riêng tại TP Hồ Chí Minh. Chính phủ Việt Nam đã ban hành những hạn chế nghiêm ngặt đối với việc di chuyển ở khoảng 1/3 đất nước. Dự kiến đẩy nhanh việc tiêm chủng tại TP Hồ Chí Minh và khẩn trương xây dựng thêm các bệnh viện dã chiến để trong tháng tới 70% trong số 9 triệu cư dân của thành phố lớn nhất nước sẽ được chích liều vaccine đầu tiên. Nếu trước đây Việt Nam tập trung phần lớn nguồn lực vào việc truy vết tiếp xúc và cách ly, thì hiện nay, trọng tâm là điều trị các ca bệnh và hạn chế tử vong. Về vấn đề này, Bộ Y tế đã có công điện khẩn yêu cầu các bệnh viện tư nhân vào cuộc chạy chữa cho bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Báo Phnompenh Post đưa tin Việt Nam đã ký hợp đồng với Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nga về chuyển giao công nghệ vaccine ngừa COVID-19. Hơn nữa, nếu với vaccine của Nhật Bản và Hoa Kỳ người ta nói đến mốc cuối năm nay và năm 2022, thì các ống vaccine «Sputnik V» của Nga sẽ được sản xuất tại Việt Nam với số lượng 5 triệu liều mỗi tháng, kể từ tháng 8.
Hoa Kỳ và Cuba
Rất nhiều ấn phẩm Mỹ và châu Á dành các bài viết và thông tin phản ánh về chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đến Việt Nam. Về cơ bản các tin bài trùng lặp nhau. Chúng tôi nêu những điểm căn bản. Global Security kể chi tiết về Chương trình Hồ sơ nhân sự của chiến tranh Việt Nam, tạo điều kiện để người Việt Nam tìm kiếm thân nhân mất tích và khôi phục danh tính của những người thiệt mạng. Nền tảng của chương trình này là cơ sở dữ liệu gồm hàng triệu bản ghi do các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Harvard và Texas lập ra.
Tờ Nikkei Asia Revew trích dẫn lời Bộ trưởng Lloyd Austin tuyên bố rằng Hoa Kỳ có mối quan hệ xây dựng và nồng ấm với Việt Nam, nhưng «không yêu cầu Việt Nam lựa chọn giữa các đối tác». «Trên thực tế, một trong những mục tiêu trọng tâm của chúng tôi là đảm bảo rằng các đồng minh và đối tác của nước Mỹ có tự do và không gian để hoạch định chương trình tương lai của chính họ», - Bộ trưởng Austin nói.
Còn Đài phát thanh Radio Reloj của Cuba đăng bài viết tôn vinh tình đoàn kết của Việt Nam với Cuba và cảm tạ hỗ trợ lương thực tà Hà Nội. Hôm thứ Năm, Việt Nam đã tặng 12.000 tấn gạo cho Cuba để góp phần giúp nước Cộng hoà này tháo gỡ khó khăn về lương thực, là tình trạng do Hoa Kỳ cấm vận phong toả và đại dịch Covid-19 gây ra.
Giá giảm, đầu tư tăng
Đợt bùng phát dịch bệnh ở Việt Nam đã ảnh hưởng đến chuỗi sản xuất. WoodWorkingNetwork viết rằng đã ghi nhận thực tế là sản xuất và xuất khẩu đồ nội thất bị giảm sút do đóng cửa toàn bộ khu vực miền nam, nơi làm ra phần lớn đồ nội thất của cả nước. Trước đó, ngành công nghiệp này đã gặp thiệt hại vì đối mặt với tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng tại các cảng và cung ứng không đủ container.
Trong năm nay, Việt Nam đã trở thành nước lớn nhất xuất khẩu đồ gỗ nội thất và các sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ, vượt hơn cả Trung Quốc. Tờ EconoTimes thông báo rằng Toyota Motor Corp. sẽ đình chỉ thêm ba dây chuyền lắp ráp dòng xe Lexus và Land Cruiser tại Nhật Bản do gián đoạn trong chuỗi cung ứng gắn với đại dịch coronavirus ở Việt Nam.
Còn Nation Thailand phản ánh nỗi thất vọng của các tín đồ cà phê do nguồn cung cà phê Arabica từ Brazil sụt giảm, vốn phải hứng chịu những đợt băng giá nghiêm trọng, mà xuất khẩu cà phê Robusta từ Việt Nam cũng đi xuống do cạn kiệt nguồn cung dự trữ của người trồng, cảnh bùng phát dịch bệnh Covid-19 ngày càng trầm trọng và khan hiếm container.
Còn Manila Bulletin cho biết Philippines đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia «xanh», mà các du khách đã chích ngừa sẽ trải qua đợt cách ly rút ngắn.
Tuy nhiên phần tin bài kinh tế trong tổng quan tuần của chúng tôi còn có nhiều tin tức dễ chịu khả quan. The Star viết rằng chỉ số giá tiêu dùng CPI từ tháng 1 đến tháng 7 tăng 1,64%, là mức thấp nhất kể từ năm 2016 và được thúc đẩy bởi giảm giá về thực phẩm và giá điện sau những nỗ lực của Chính phủ nhằm ổn định giá cả, nhằm hỗ trợ công dân và doanh nghiệp bị lây nhiễm coronavirus trong điều kiện đại dịch.
Tờ Hubbis trích dẫn lời các chuyên gia tuyên bố rằng thị trường chứng khoán Việt Nam là hiệu quả nhất ở châu Á. Sự ổn định về chính trị, nguồn vốn FDI mạnh bền vững, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và đa phương hóa, thặng dư thương mại ngày càng tăng và lượng dự trữ ngoại hối ấn tượng - đó là những thành tố chủ chốt làm nền tảng cho ổn định tiền tệ. Đất nước đã vào top 20 nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình 12% trong 8 năm qua, bao gồm cả năm 2020.
Conventus Law cung cấp thông tin rằng ở Việt Nam liên tục gia tăng số lượng đơn đăng ký sáng chế trong công nghệ thông tin, lĩnh vực mà Nhật Bản giữ ngôi thủ lĩnh.
The Offshore Engineer thông báo rằng công ty Pharos Energy của Anh đã hoàn thành khâu khảo sát địa chấn ở lưu vực Phú Khánh, «điểm trắng» cuối cùng ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam.
Trong khi đó IA Krasnaya Vesna cho biết rằng trong bảy tháng đầu năm 2021, khối lượng đầu tư từ Việt Nam vào các dự án nước ngoài đã tăng 124,4%.
Còn Dairy News báo tin kể từ đầu năm 2021 Nga đã trở thành nhà cung cấp lớn nhất về thịt và các phụ phẩm từ thịt dành cho thị trường Việt Nam.
Và chúng tôi khép lại tổng quan báo chí này bằng nội dung về thể thao. The Star đăng bài viết đầy cảm xúc nhằm cổ vũ các VĐV Olympic Việt Nam phải bỏ thi đấu, hứng chịu troll và lăng mạ trên mạng xã hội. Chúng tôi ngưỡng mộ và ủng hộ tất cả các nhà thể thao đã phấn đấu đến với cuộc đấu lớn tại Thế vận hội Olympic!