5 loại vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử quân sự hiện đại, cả trong chiến tranh Việt Nam
© Depositphotos.com / AbsurdovSúng trường tấn công
© Depositphotos.com / Absurdov
Đăng ký
Chuyên trang về quốc phòng của Mỹ nêu tên 5 loại vũ khí nguy hiểm nhất trong lịch sử quân sự hiện đại, trong đó có cả trang bị từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, có loại là huyền thoại của Quân đội Việt Nam, cơn ác mộng đối với lính Mỹ.
Điển hình như AK-47, khẩu súng huyền thoại trong chiến tranh Việt Nam, trở thành biểu tượng của nhiều cuộc cách mạng trên toàn thế giới, một trong những vũ khí tốt nhất, hiệu quả nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại.
5 loại vũ khí nguy hiểm nhất lịch sử quân sự hiện đại, Việt Nam có sử dụng
Tờ báo Mỹ 19FortyFive (1945) vừa thống kê 5 loại vũ khí “nguy hiểm chết người” nhất, có tính chất sát thương mạnh nhất, trong đó có loại từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, thậm chí, có cả trong biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như Quân đội nhiều nước trên thế giới hiện nay.
“Rất khó để ước tính có bao nhiêu nạn nhân đã tử von hoặc bị sát thương bởi các loại vũ khí khác nhau trong lịch sử quân sự hiện đại, cụ thể là xuyên suốt thế kỷ 20 và 21”, chuyên gia quân sự Brent M. Eastwood của 19 FortyFive (1945) nhấn mạnh.
Quả nhiên, trên thế giới hiện nay, dù là giữa thời bình, cũng vô cùng đáng sợ khi thảo luận về một số loại vũ khí mang tính sát thương lớn này.
Ngoài ra, thực tế, cũng tương đối khó để xác định danh sách các loại vũ khí và hệ thống trang bị mạnh nhất, ‘gây chết người nhiều nhất’ trong lịch sử quân sự hiện đại (kể từ Thế chiến thứ nhất – The WWI), bởi vốn dĩ có rất nhiều sự lựa chọn.
Trong thống kê mới nhất của chuyên trang 1945, danh sách các loại vũ khí gây sát thương lớn, được đánh giá đặc biệt nguy hiểm gồm có súng máy Maxim (MG 08 , Maxim M1910 hay còn còn mang định danh PM M1910, Vicker), máy bay ném bom B-17 (pháo đài bay B-17), AK-47, súng phóng lựu RPG-7 hay loạt ‘quái thú MQ-9’.
Súng máy Maxim
Như đã biết, súng máy Maxim với ba biến thể chính: MG 08 (của Đức, được quân đội Đức đưa vào sử dụng năm 1908), PM M1910 (của Nga, được quân đội Nga sử dụng từ năm 1910) và súng máy Vickers (của Anh, được quân đội Anh đưa vào sử dụng từ năm 1913).
Riêng Maxim M1910 là khẩu súng máy hạng nặng danh tiếng được quân đội Nga Hoàng sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Hồng Quân sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nó được thông qua trong biên chế của quân đội Nga Hoàng từ tháng 2 năm 1910.
Nhà sáng chế Hiram Maxim đã phát minh ra khẩu súng máy Maxim đóng vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính cách mạng hóa đối với chiến tranh hiện đại trên thế giới ngày nay, 1945 đánh giá.
© Ảnh : Public domainHiram Stevens Maxim với súng máy Maxim, 1884
Hiram Stevens Maxim với súng máy Maxim, 1884
© Ảnh : Public domain
PM M1910 sử dụng đạn 7.62×54mmR của súng trường Mosin-Nagant. PM M1910 được lắp ráp trên bệ gồm hai bánh xe với một khiên chắn phía trước.
Thực tế, súng máy Maxim được ứng dụng nhiều công nghệ mới nhất thời bấy giờ hệ thống máy công cụ, khí bột không khói và đạn được nạp bằng dây đai.
Được giới thiệu vào năm 1884, Maxim được hoàn thiện vào thời Thế chiến thứ nhất. Cả ba biến thể MG 08, PM M1910 và Vickers đều được sử dụng rộng rãi trong Thế chiến I.
Súng máy Maxim có thể bắn 500 phát mỗi phút và có tầm bắn tối đa 1.800 mét. Súng hoạt động dựa trên nguyên lý năng lượng giật, do đó đạt được tốc độ nhanh như vậy. Hầu như tất cả các quân đội đều có phiên bản súng máy Maxim của riêng mình.
Điển hình như khi kết hợp với chiến thuật bộ binh và các cuộc tấn công trực diện hàng loạt, quân Đức đã sử dụng súng máy Maxim để hạ gục 20.000 lính Anh trong ngày đầu tiên của trận Somme lịch sử.
Thep 1945, ít nhất 29 quốc gia đã có trong biên chế sử dụng các phiên bản của súng máy Maxim từ năm 1886 đến 1959.
Máy bay ném bom hạng nặng, pháo đài bay B-17 (B-17 Bomber)
Pháo đài bay B-17, máy bay ném bom hạng nặng B-17 Flying Fortress của Không lực Hoa Kỳ được đánh giá đã thống trị các chiến trường, mặt trận khu vực phía Tây và Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai. Đây cũng là loại vũ khí trang bị có mặt trên toàn thế giới trong các nhiệm vụ quân sự và dân sự.
B-17 do Boeing sản xuất, đây là một trong những máy bay ném bom đầu tiên có sàn đáp và 4 động cơ.
© Ảnh : Public domain / U.S. Air ForceBoeing B-17E
Boeing B-17E
© Ảnh : Public domain / U.S. Air Force
Máy bay ném bom hạng nặng này được Eastwood cũng như giới quân sự thế giới coi là “kỳ quan về kỹ thuật”. Phải mất cả năm trời từ khâu thiết kễ kỹ thuật, đến thử nghiệm, quân đội Mỹ mới có thể tạo ra loại vũ khí mạnh như vậy.
B-17 được trang bị 9 khẩu súng máy và có thể mang theo 4.000-pound bom, hay thậm chí 8.000 pound cho các nhiệm vụ cự ly ngắn. Cần nhắc lại rằng, trong các năm Thế chiến II B-17 đã ném 640.000 tấn bom vào các mục tiêu của Đức quốc xã.
Đến năm 1943, tất cả các súng máy đều là 0,50 cal. Loạt mô hình mới của B-17 đều tăng tải trọng bom của ‘pháo đài bay’ này.
Máy bay ném bom Norden dẫn đến vô số cuộc tập kích ném bom hiệu quả. Nó có thể bay với tốc độ 35.000, đặc biệt đáng chú ý trong thời hiện đại.
P-51 Mustang từng bay hộ tống vào năm 1944 và quá trình này đã được cải thiện đáng kể khả năng ném bom của B-17.
Súng AK-47, vũ khí huyền thoại tại Việt Nam
Súng AK-47 không hề xa lạ với người Việt Nam.
Thực tế, tại Việt Nam, AK-47 được Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam sử dụng liên tục và phổ biến trong Chiến tranh Việt Nam từ giữa thập niên 1960 cho đến hiện tại với số lượng hàng triệu khẩu.
Đồng thời, trong chiến tranh Việt Nam và cho đến tận cuối những năm 1989, hình bóng khẩu AK-47 có mặt ở hầu hết các tranh cổ động, các bích trương từ thành thị đến nông thôn.
Được phát minh bởi Mikhail Kalashnikov và được Liên Xô đưa vào trang bị vào năm 1947, AK rất dễ sử dụng và hoạt động đặc biệt chắc chắn, vô cùng đáng tin cậy.
© © Screenshot: Kalashnikov Media Phiên bản sớm nhất của AK-47
Phiên bản sớm nhất của AK-47
Đặc điểm kỹ thuật cần chú ý của AK - 47 là các bộ phận của súng không được gia cố để gắn khớp chặt chẽ với nhau so với các loại vũ khí khác như AR-15 của Hoa Kỳ. Do đó, AK-47 đặc biệt dễ lắp ráp và tháo rời hơn. Các bộ phận súng cũng gần không thấm nước và bám bụi bẩn.
Do cấu tạo không quá phức tạp, dễ tháo lắp, chỉ cần một số dụng cụ cơ khí đơn giản (búa, kìm, đột, tống chốt, giũa, chổi con sâu), xạ thủ có thể bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ dễ dàng. Các bộ phận phụ: ốp che tay, báng, tay nắm bóp cò đều làm bằng gỗ nên rất dễ tự chế theo mẫu.
AK có thể chịu được tuyết, bùn, băng giá, nước, cát bụi, rất phù hợp với những chiến trường có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
Cần lưu ý, các lỗ khoan, buồng chứa, pít-tông khí và xi lanh khí thường được mạ crôm và mạ gạch ngang. Điều này cho phép vũ khí có khả năng chống gỉ và ăn mòn cao hơn. Những tính năng này làm cho vũ khí trở nên phổ biến trong môi trường đô thị, rừng rậm hoặc sa mạc.
Theo 1945, thực tế, AK có hiệu quả bắn không chính xác như một số vũ khí tấn công cùng loại. Nhiều quốc gia Đông Âu và trên thế giới vẫn sử dụng các mẫu súng trường AK-47 và cỡ đạn truyền thống 7,62 x 39mm.
Phạm vi bắn hiệu quả của AK-47 là 800m (chế độ bắn phát một), 250 mét ngoài trời, 400m (bắn liên thanh), đem đến lợi thế không cần thiết điều chỉnh địa điểm ở phạm vi ngắn.
Trong thực tế thì loại súng này thường được đặt thước ngắm ở cự ly 300m tương ứng với tầm bắn thẳng và xạ thủ tự chỉnh đường ngắm đúng lên trên hoặc xuống dưới so với mục tiêu tùy theo mục tiêu ở trong hay ngoài khoảng cách này. Những xạ thủ giỏi thường cảm nhận được mức độ nảy lên của nòng súng khi điểm hỏa để điều chỉnh lực giữ súng trên ốp che tay cho phù hợp, bảo đảm loạt đạn bắn ra có độ tản mát nhỏ nhất.
Vì cách sử dụng đơn giản, nên AK-47 không chỉ là loại vũ khí được lựa chọn hàng đầu cho các quân đội mà cả những kẻ khủng bố dùng trẻ em làm lính.
Được biết, có ít nhất 15 quốc gia đã sản xuất các phiên bản quân sự của dòng vũ khí AK-47.
Do cấu tạo của súng không có chế độ điểm xạ 3 phát liên tiếp như M16 hoặc AR-15, nhưng do nhịp bắn chậm hơn hai loại súng này nên xạ thủ có thể tập luyện việc bóp cò, nhả cò đúng lúc để hai viên đạn liên tiếp được bắn ra. Phương pháp này được nhiều xạ thủ giỏi của Quân đội nhân dân Việt Nam sử dụng lần đầu trong Chiến tranh Việt Nam, hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến trên thế giới mà không phụ thuộc vào tính năng của súng. Một xạ thủ cấp I có thể bắn điểm xạ hai viên AK-47 trúng bia số 7 ở khoảng cách 100 m với hai điểm chạm chỉ cách nhau 10 đến 15 cm.
Súng phóng lựu cầm tay chống tăng RPG-7
Súng phóng lựu cầm tay chống tăng RPG-7 do Liên Xô chế tạo (ở Việt Nam gọi là B41) luôn hoạt động cực kỳ hiệu quả trong việc sát thương hoặc tiêu diệt các mục tiêu khó như xe tăng và xe bọc thép trong nhiều thập kỷ qua.
RPG-7 được thiết kế năm 1958, sau đó, năm 1961 phiên bản đạn PG-7 được dùng phổ biến. RPG-7 là khẩu súng RPG thành công nhất trong số các súng chống tăng cá nhân.
RPG-7 được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Việt Nam từ đầu thập niên 1970. Phiên bản của Liên Xô sử dụng trong thời này còn được gọi là RPG-7V do sử dụng đạn PG-7V. RPG-7V ban đầu trang bị cho tổ chiến đấu AT-3 của Liên Xô.
Súng có thể bắn nhiều lần. Trung bình mẫu khẩu RPG-7 có thể bắn được 250 phát đạn trước khi phải thay nòng (do nòng bị mòn khiến độ chính xác giảm đi). Các phiên bản mới hơn thì có tuổi thọ nòng được nâng cao hơn do tiến bộ về công nghệ luyện kim.
Ở phiên bản đầu tiên, súng RPG-7 sử dụng đạn PG-7V mod 1961 nặng 2,2kg, có khả năng xuyên giáp thép dày 260mm. Sau chưa tới một thập kỷ xuất hiện, vũ khí chống tăng này đã có đạn mới là PG-7VM nhẹ hơn (2kg) với khả năng xuyên giáp 300mm.
Các biến thể đạn về sau như PG-7VS, PG-7VL có kích thước đầu đạn lớn hơn giúp tăng khả năng xuyên giáp lên tới 500mm. Điều đáng quan tâm là tất cả các loại đạn trên đều có thể sử dụng trên mẫu súng RPG-7 nguyên bản. Đây là một điều hiếm thấy với các loại vũ khí cùng thời điểm, thậm chí là cả ngày nay.
“Có rất nhiều biến thể RPG mà các quốc gia đã phát triển, cải tiến. Thứ vũ khí này đặc biệt phổ biến trong Chiến tranh Việt Nam khi được sử dụng các lực lượng cách mạng Việt Nam sử dụng”, 1945 nhấn mạnh.
MQ-1 Predator
Như đã biết, MQ-9 Reaper (lúc đầu là Predator B) là một máy bay UAV không người lái tàng hình do hãng General Atomics chế tạo đưa vào sử dụng trong Không quân Hoa Kỳ, Hải quân Mỹ, Không quân Ý, và Không quân Hoàng gia Anh.
Ban đầu, MQ-1 Predator là một máy bay trinh sát không người lái được đưa vào sử dụng trong cuộc xung đột Balkan vào giữa những năm 1990.
Tuy nhiên, sau đó, mọi thứ đã thay đổi thế giới khi được trang bị Hellfire Missiles.
© Flickr / neridamanoMQ-1 Predator
MQ-1 Predator
© Flickr / neridamano
Cuộc tấn công Hellfire đầu tiên xảy ra ở Yemen vào năm 2002, nơi những kẻ khủng bố bị tiêu diệt sau vụ không kích xe hơi.
Sau đó, MQ-9 Reaper nhanh chóng được chuyển sang ứng dụng ở chiến trường Afghanistan để ám sát có mục tiêu các tay súng Taliban và Al-Qaeda.
MQ-1 Predator được đánh giá đã đi trước thời đại với khả năng nhận thức tình huống được nâng cao. Nó có radar khẩu độ tổng hợp, máy quay video và hình ảnh hồng ngoại (FLIR) nhìn về phía trước nên độ tấn công rất chính xác.
Không quân nhiều nước tiếp tục đặt hàng hàng chục chiếc Predator cho đến năm 2011 và cuối cùng đã cho nghỉ hưu vào năm 2018 để thay thế bằng MQ-9 Reaper.
Reaper có thời gian thua cuộc lâu hơn. Reaper sử dụng tối đa 8 tên lửa Hellfires dẫn đường bằng laser và trọng tải đầy đủ là gần 4.000 pound. Nó cũng có thể triển khai các loại đạn tấn công trực tiếp.
Người ta ước tính rằng từ năm 2010 đến năm 2020, đã có ít nhất 14.000 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái được xác nhận. Máy bay không người lái đã giết chết từ 9.000 đến 16.000 người trong thập kỷ vừa qua.
Có lẽ chúng ta còn nhớ, ngày 3 tháng 1 năm 2020, một cuộc tấn công bằng tên lửa MQ-9 tại sân bay Quốc tế Baghdad đã giết chết thiếu tướng Qasem Soleimani, chỉ huy của Quds - một nhánh của IRGC Iran và Abu Mahdi al-Muhandis, chỉ huy của Lực lượng Dân quân Iraq.