Liệu dự đoán của bà Clinton về Trung Quốc có thành hiện thực?

© AP Photo / Andy WongQuốc kỳ Mỹ và Trung Quốc
Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2021
Đăng ký
Mỹ sẽ sớm dỡ bỏ một số thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc, cựu Ngoại trưởng Mỹ Clinton cho biết. Mỹ nhận thức được rằng, việc áp thuế mang lại tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên mô hình quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc có sự thay đổi căn bản, vì vậy không nên chờ đợi việc dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Bà Clinton đã đưa ra tuyên bố này tại Diễn đàn Kinh tế Mới của Bloomberg ở Singapore. Phát biểu qua video tại Diễn đàn, Hillary Clinton lưu ý rằng, Hoa Kỳ và Trung Quốc không thể và không nên cho phép quan hệ song phương liên tục tuột dốc. Theo ý kiến ​​của bà, hai bên đang tích cực làm việc để xác định các ranh giới và hình thức có thể có để mở rộng hợp tác song phương. Cựu ngoại trưởng Mỹ thừa nhận rằng, một số thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc được áp dụng dưới thời chính quyền Donald Trump, có nhiều tác hại hơn lợi ích cho người Mỹ - ví dụ, trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, bà Clinton nhấn mạnh rằng, việc gia tăng quân sự hóa trên biển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là không thể chấp nhận được. Bà Clinton gọi cuộc đối đầu với Trung Quốc là một thực tế mới mà thế giới sẽ phải sống chung với nó.
Điều đáng chú ý là chồng bà - cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton - đã ủng hộ một mô hình hoàn toàn khác về quan hệ Mỹ-Trung, nó được gọi là khuyến khích (engagement). Ông đã tích cực thúc đẩy hợp tác Mỹ-Trung, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Dưới thời Bill Clinton, các cuộc đàm phán về việc Trung Quốc gia nhập WTO đã đạt được những tiến bộ đáng kể và kết thúc thành công vào năm 2001 với việc CHND Trung Hoa gia nhập Tổ chức này. Theo quan điểm của Bill Clinton, hai nước nên phát triển hợp tác bất chấp mọi mâu thuẫn chính trị và ý thức hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ông Clinton tin rằng, việc đưa Trung Quốc vào các tiến trình kinh tế và thương mại thế giới sẽ giúp nước này trở thành dân chủ hơn, có trách nhiệm hơn, tuân thủ các quy tắc trò chơi.
© AP Photo / Julio CortezBill và Hillary Clinton
Bill và Hillary Clinton - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2021
Bill và Hillary Clinton
Những thay đổi trong quan hệ Mỹ-Trung đã được ghi nhận dưới thời Barack Obama, người đã tuyên bố chiến lược “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, dưới thời Trump chiến lược của Mỹ đã hoàn toàn thay đổi

Hoa Kỳ đã từ bỏ chính sách “khuyến khích”, chuyển sang đối đầu có hệ thống. Washington coi Trung Quốc là đối thủ địa chính trị chính. Hai quốc gia bắt đầu đối đầu với nhau cả về thương mại lẫn công nghệ, chính trị, hệ tư tưởng, kinh tế và quân sự. Mặc dù đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ có những mâu thuẫn chính trị nội bộ không thể hòa giải, nhưng, cả hai đảng đều đồng ý về một vấn đề - Trung Quốc là một đối thủ nguy hiểm, và Mỹ nên dốc toàn lực để đối đầu với sức mạnh ngày càng tăng của Bắc Kinh.
Khi Biden kế nhiệm Trump làm tổng thống, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn không thay đổi. Washington vẫn giữ nguyên hầu hết các mức thuế áp với hàng hóa Trung Quốc trị giá 360 tỷ USD. Về mặt hình thức, chính quyền Biden đã xem xét lại chính sách Trung Quốc của Trump. Tuy nhiên, không có bước "cách mạng" nào được thực hiện, mà chỉ có một ít thay đổi: thuế quan vẫn còn, các lệnh trừng phạt chống lại các công ty Trung Quốc vẫn còn. Hơn nữa, Mỹ bổ sung một số công ty Trung Quốc vào danh sách đen xuất khẩu. Washington tiếp tục đưa ra những cáo buộc chính trị chống lại Trung Quốc. Chỉ là thay vì các hoạt động thương mại không công bằng mà Trump bị ám ảnh, giờ đây họ khai thác chủ đề yêu thích của Đảng Dân chủ là nhân quyền.
made in China - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2021
Tại sao Mỹ sẵn sàng hạ mức thuế hàng hóa Trung Quốc?
Điều thú vị là trong những năm chiến tranh thương mại, Trung Quốc thậm chí còn trở nên quyết đoán hơn, ít nhất là xét theo những tuyên bố và hành động của các quan chức hàng đầu Trung Quốc. Ngoại trưởng Blinken đã nhận được từ Trung Quốc danh sách "những sai lầm" mà Washington nên giải quyết. Danh sách này bao gồm thuế quan, hạn chế đối với các công ty Trung Quốc, lệnh trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc, vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của Huawei, v.v. Bắc Kinh nói rõ rằng, nếu Mỹ không giải quyết những vấn đề này thì quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không thể được cải thiện. Và thật bất ngờ, Washington đã hưởng ứng yêu cầu này. Bà Mạnh Vãn Chu đã trở về quê hương. Các nhà báo Trung Quốc được nới lỏng thị thực. Bây giờ các quan chức Mỹ nói về khả năng hủy bỏ thuế quan. Và không chỉ Hillary Clinton, Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai cũng đã nói về điều đó.
Tại sao Mỹ quyết định nhượng bộ? Câu trả lời khá đơn giản: Mỹ nhận thấy mình ở thế yếu hơn trong mối quan hệ với Trung Quốc, bất chấp thực tế rằng chính Mỹ đã đóng vai trò "kẻ xâm lược" trong cuộc chiến thương mại. Hóa ra, không có gì có thể thay thế các sản phẩm của Trung Quốc bị áp thuế hải quan. Việc xây dựng lại chuỗi cung ứng đã hình thành trong nhiều năm là rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Hóa ra, có tới một nửa tổng số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ là hàng hóa trung gian, sau đó được các nhà sản xuất Mỹ sử dụng để làm thành phẩm. Kết quả là, do thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc, động cơ Cummins của Mỹ, thực phẩm Mỹ, đồ điện tử của Mỹ và nhiều mặt hàng khác bắt đầu tăng giá. Việc hạn chế nguồn cung chip đã khiến các công ty Trung Quốc phải tích trữ chúng để sử dụng trong tương lai trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực. Kết quả là - tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử, kể cả đến các nhà sản xuất ô tô trên khắp thế giới. Lệnh cấm niêm yết với các hãng công nghệ Trung Quốc, cấm đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc - tất cả những hành động này đã gây ra sự bất bình của các nhà đầu tư phương Tây, những người, không giống như các chính trị gia, xuất phát từ tính toán thực dụng chứ không phải từ định kiến ​​tư tưởng. Và tính toán thực dụng cho thấy rằng, Trung Quốc, chứ không phải Mỹ, đã thực hiện tốt hơn các công việc đối phó với hậu quả của đại dịch. Chính Trung Quốc vẫn chưa áp dụng các biện pháp kích thích tiền tệ mạnh mẽ. Điều này cho thấy rằng, thị trường Trung Quốc đang trở thành nơi trú ẩn an toàn cho vốn thế giới. Trong bối cảnh này, các hạn chế của Washington đi ngược lại với các xu hướng khách quan của thị trường.
© REUTERS / CCTVGiám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu của Huawei tại sân bay Thâm Quyến
Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu của Huawei tại sân bay Thâm Quyến - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2021
Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu của Huawei tại sân bay Thâm Quyến
Cuối cùng, lạm phát ở Hoa Kỳ, vốn dĩ phải xảy ra do chính sách nới lỏng định lượng của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và gói kích thích khổng lồ để giữ cho nền kinh tế Mỹ trụ vững, càng được thúc đẩy bởi thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc. Kết quả là Washington rơi vào cái bẫy của chính mình. Thương mại mất cân bằng, Mỹ tụt hậu trong một số ngành - đó là những xu hướng thị trường khách quan không phụ thuộc vào ý đồ của Bắc Kinh. Tuy nhiên, sau khi biến Trung Quốc thành “kẻ thù hư cấu”, Hoa Kỳ không chỉ để mặc những vấn đề cơ bản của riêng mình cho cơ hội, mà còn khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Những tín hiệu mâu thuẫn và không nhất quán đến từ Washington minh họa khá rõ tình hình. Một mặt, Hoa Kỳ không thể biểu hiện sự yếu kém. Mặt khác, thực lực ngày càng giảm đi. Đó là lý do tại sao, một mặt, Mỹ công bố các lệnh trừng phạt mới đối với các công ty Trung Quốc tham gia vào lĩnh vực máy tính lượng tử và công nghiệp bán dẫn vì bị cáo buộc có mối liên hệ với tổ hợp công nghiệp-quân sự. Mặt khác, Nhà Trắng đang cố gắng thiết lập sự hợp tác với Bắc Kinh trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí. Một mặt, đối với một số công ty, ví dụ như Huawei, việc cung cấp chip bị cấm. Mặt khác, đối với những công ty khác, chẳng hạn như công ty Honor tách khỏi Huawei - mọi con đường vẫn còn rộng mở. Washington nói rằng, Trung Quốc cần phải thực hiện tất cả các điều khoản của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được ký kết dưới thời Trump, ngụ ý Trung Quốc cần phải tăng cường mua các sản phẩm của Mỹ. Mặt khác, Hoa Kỳ không muốn thảo luận với Trung Quốc về những thực tế mới: trong bối cảnh đại dịch và gián đoạn trong chuỗi cung ứng, sự biến động về giá năng lượng, làm thế nào Bắc Kinh có thể thực hiện đầy đủ một thỏa thuận đã được ký kết trong những thực tế hoàn toàn khác. Do đó, đến nay, Trung Quốc chỉ đạt được 56% mục tiêu trong thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn một. Nhưng, tại sao Mỹ không thấy sự khác biệt nào? Khi được các nhà báo hỏi: Hoa Kỳ sẽ làm gì nếu Trung Quốc không thực hiện thỏa thuận, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo trả lời: đó là câu hỏi triệu đô đấy.
Phòng giao dịch tiền tệ Hồng Kông - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.11.2021
Tại sao nền kinh tế Mỹ không còn sức chịu đựng các trừng phạt thuế quan đối với Trung Quốc
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала