https://kevesko.vn/20211222/khoa-hoc-cong-nghe-2021-viet-nam-canh-tranh-song-phang-voi-the-gioi-12969869.html
Khoa học, công nghệ 2021: Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng với thế giới
Khoa học, công nghệ 2021: Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng với thế giới
Sputnik Việt Nam
Bằng những thành tựu khoa học 2021 xuất sắc, các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu đất nước như Vingroup, Viettel, VNPT, FPT, Bkav…đã chính thức đưa Việt Nam lên... 22.12.2021, Sputnik Việt Nam
2021-12-22T11:24+0700
2021-12-22T11:24+0700
2021-12-22T12:04+0700
tổng kết 2021 và dự báo 2022
việt nam
khoa học
công nghệ
tác giả
viettel
vingroup
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/01/1d/10007342_288:0:3929:2048_1920x0_80_0_0_5e245af14ae0c18296c1ea9fb0ef1b82.jpg
Doanh nghiệp công nghiệp, công nghệ, viễn thông của Việt Nam đã bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, tránh nguy cơ bị tụt hậu. Có những lĩnh vực Việt Nam còn trở thành ‘tiên phong’, đóng góp lớn, gây ấn tượng, thậm chí là ngỡ ngàng với bạn bè quốc tế.Tổng kết những thành tựu khoa học và công nghệ nổi bật của Việt Nam theo lựa chọn của Sputnik (phần 2).Việt Nam đẩy mạnh đầu tư cho trí tuệ nhân tạo (AI)Năm 2021, Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các sản phẩm ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhờ sở hữu nền tảng lợi thế Toán học đặc biệt mạnh.Việt Nam được cho là hoàn toàn có khả năng cạnh tranh về khoa học công nghệ, đặc biệt là AI với các quốc gia đi trước như Singapore, Nhật Bản, Hà Quốc hay Trung Quốc.Trong đó, cần nhấn mạnh rằng, với tham vọng trở thành trung tâm về trí tuệ nhân tạo của khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á đến năm 2030, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp trong nước đang đẩy mạnh hàng loạt chương trình thúc đẩy lĩnh vực AI phát triển.Đầu năm 2021, Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về AI đến năm 2030, với mục tiêu từng bước đưa Việt Nam trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo và AI nằm trong Top 4 của khu vực ASEAN và trong Top 50 của thế giới.Đặc biệt, quyết tâm của Chính phủ Việt Nam nêu tại chiến lược này là nhằm mục đích xây dựng 10 thương hiệu AI có uy tín trong khu vực và phát triển ba trung tâm dữ liệu lớn và máy tính hiệu suất cao quốc gia. Cũng theo Chiến lược mà Chính phủ ban hành, Việt Nam kỳ vọng hình thành được 50 bộ dữ liệu mở, liên thông và kết nối trong các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI. Đến năm 2030, Việt Nam hình thành được 3 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về trí tuệ nhân tạo, có ít nhất 1 đại diện nằm trong bảng xếp hạng nhóm 20 cơ sở nghiên cứu và đào tạo về AI dẫn đầu trong khu vực ASEAN.Để đạt được những mục tiêu trên, Chiến lược mà Chính phủ ban hành cũng đưa ra các định hướng như xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý liên quan đến trí tuệ nhân tạo, phát triển hệ sinh thái AI, thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.Chính quyền Việt Nam muốn sử dụng AI để nâng cao hiệu suất của khu vực này, đặc biệt là các dịch vụ công trực tuyến và quản lý nhà nước để giảm thời gian xử lý, chờ đợi, số lượng công chức và các chi phí khác, chiến lược cũng định hướng, thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng AI và khởi nghiệp về AI trong nước.Bộ Khoa học và Công nghệ đã cùng với chương trình Aus4Innovation của Úc để hình thành mạng lưới hợp tác về trí tuệ nhân tạo (AI) Việt Nam – Australia. Vụ Công nghệ cao, Bộ KH-CN là đơn vị quản lý mạng lưới. Đây được coi là tiền đề cho một cộng đồng hợp tác bền vững về AI tại Việt Nam cũng như quốc tế trong thời gian tới. Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đối tác kêu gọi mọi cá nhân và tổ chức đang hoạt động về AI tại Việt Nam cùng tham gia để hỗ trợ ngành trí tuệ nhân tạo Việt Nam phát triển.Tại Việt Nam, thời gian qua, AI được đẩy mạnh ứng dụng trong nhiều mô hình kinh doanh đáng chú ý. Trong đó, FPT, công ty dịch vụ công nghệ thông tin có tiếng trong nước công bố khoản đầu tư hơn 13 triệu USD để nghiên cứu và phát triển AI. FPT hiện đã hình thành được hệ sinh thái đa dạng các sản phẩm, giải pháp, nền tảng giúp doanh nghiệp khác trong nước tối ưu hóa hoạt động, cải thiện năng suất, hiệu suất, phục vụ hơn 14 triệu người dùng thiết bị đầu cuối.Đối với Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam, bên cạnh việc triển khai AI sinh trắc học, hay đô thị thông minh, chính quyền điện tử, VNPT còn ứng dụng trong nhiều sản phẩm, giải pháp “make in Vietnam”, triển khai hơn 30 trung tâm điều hành, giám sát thông minh (IOC) tại các tỉnh thành phố lớn.Tập đoàn công nghệ hàng đầu của cả nước như Viettel (Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội) cũng mạnh tay tập trung đầu tư vào AI. Các nền tảng trợ lý ảo Viettel Cyberbot (được phát triển bởi Trung tâm Không gian mạng Viettel phát triển), nền tảng thị giác máy tính Viettel Cybervision được đánh giá rất cao. Cùng với đó, ứng dụng Cyber Callbot tự động gọi cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 để thu thập thông tin về triệu chứng, chuyển cho bác sĩ nghiên cứu. Ứng dụng này đảm bảo các trường hợp đều được nhắc nhở dùng thuốc đúng giờ và không bị bỏ sót.Đặc biệt, như Sputnik đã đề cập, công nghệ nhận diện khuôn mặt của Viettel Solutions trở thành giải pháp đầu tiên của Việt Nam lọt vào Top 30 trong bài kiểm tra đo lường và đánh giá chất lượng toàn cầu khó nhất của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST). Đồng thời, với việc đưa ra nền tảng Viettel AI Open Platform vào vận hành, Viettel đang cung cấp một loạt công cụ giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể tích hợp, thông minh hóa các ứng dụng của mình. Đến nay đã có hơn 70.000 cá nhân và tổ chức đăng ký sử dụng nền tảng này. Đặc biệt, Viettel đặt trọng tâm đầu tư vào các công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên, chuyển đổi giọng nói, chữ viết tiếng Việt với độ chính xác cao. Cùng với đó, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội của Việt Nam cũng phát triển thành công một loạt công nghệ ứng dụng AI trong việc định danh, bảo mật và giám sát an minh.Nhắc đến AI tại Việt Nam, có lẽ không thể bỏ qua Vingroup. Cùng với Viettel, Vingroup cũng đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ siêu máy tính với khả năng thực hiện trên 20 triệu tỷ phép tính/giây nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp trong tính toán. Các sản phẩm xe hơi quốc dân “Made in Vietnam” của VinFast đều được ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Theo đó, VinAI đã nghiên cứu được cơ chế tự lái cấp độ 2+, khả năng nhận diện giọng nói bằng tiếng Việt, không phân biệt vùng miền, cùng đến 30 tính năng thông minh chia làm 7 nhóm gồm hệ thống trợ lái thông minh, hệ thống kiểm soát làn thích ứng, hệ thống kiểm soát hành trình chủ động, hệ thống cảnh báo va chạm đa điểm, hệ thống giảm thiểu va chạm toàn diện, hệ thống đỗ xe tự động thông minh và hệ thống giám sát người lái.Hồi năm 2020, Việt Nam đã gây ấn tượng khi chế tạo được robot Trí Nhân tích hợp công cụ tìm kiếm Google, có thể giải toán, đọc thơ, thậm chí là trêu đùa với người đối diện, camera an ninh bằng trí tuệ nhân tạo của tập đoàn Bkav và Công ty HANET, ứng dụng ELSA Speak hay Harrison-Aiminh của các start-up Việt Nam đã chứng minh tiềm năng rất lớn của ngành công nghiệp AI trong nước.NFT, vũ trụ ảo lên ngôi, Việt Nam cạnh tranh với thế giớiMetaverse (vũ trụ ảo) đang là một trào lưu công nghệ hiện đại. Khi mà lĩnh vực kỹ thuật số đang ngày càng chiếm lĩnh mọi mặt của đời sống, các token không thể thay thế (NFT) cũng bắt đầu thâm nhập vào thế giới đầu tư và nghệ thuật.Hồi tháng 6/2021, thế giới công nghệ xuất hiện một từ khóa mới: “metaverse” (Vũ trụ ảo). Về cơ bản, đây thực chất là không gian 3D giao thoa giữa thế giới thực và ảo, trong đó con người có thể nhập vai và tham gia các hoạt động tương tự ngoài đời như gặp gỡ, mua sắm, kinh doanh, học tập, giải trí...Có 2 trường phái phát triển chính của Metaverse. Trường phái thứ nhất tái hiện giác quan của con người gần với thế giới thực qua công nghệ AR, VR. Trong khi đó, trường phái thứ hai tạo nên cả một nền kinh tế với các tài sản số để người tham gia có thể giao dịch, trao đổi, đầu tư. Đây cũng là điều mà nhiều dự án game blockchain nhắm tới.Axie Infinity (tựa game blockchain đắt giá nhất thế giới) là một đại diện nổi bật của Metaverse tại Việt Nam. Hồi đầu tháng 12, một startup về metaverse của Việt Nam thành công gọi vốn 25 triệu USD với ý tưởng xây dựng nền tảng vũ trụ mở.Theo các chuyên gia, với tốc độ phát triển như hiện nay, Việt Nam có thể trở thành thủ phủ của game thế hệ mới trong tương lai.Theo ông Nguyễn Thành Trung, CEO kiêm đồng sáng lập Sky Mavis, có không ít dự án và sản phẩm của người Việt đã trở thành hiện tượng toàn cầu như Kyber Network, Tomochain, Coin98 hay Axie Infinity. Các sản phẩm đó đã giúp đưa Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều trên bản đồ blockchain thế giới.Trong khi đó, NFT (Non-Fungible Token - Token không thể thay thế) là đơn vị dữ liệu được lưu trữ trên blockchain, đại diện cho một tài sản kỹ thuật số duy nhất không thể bị thay thế. Mỗi NFT thường có đặc điểm không giống nhau về cấu tạo, nên cũng khác nhau về giá trị.Có thể nói, NFT cũng giống như một trading card độc nhất vô nhị. Bất cứ thứ gì kỹ thuật số đều có thể được biến thành NFT, từ thẻ cầu thủ, vật phẩm game cho đến ảnh meme, dòng tweet, cục đá...NFT có thể được giao dịch với giá nhiều khi lên đến hàng triệu USD. Theo từ điển Collins, độ phổ biến của NFT đã "vượt qua sự ồn ào của Covid-19" để trở thành “Từ của năm 2021”.Thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài trào lưu này. Nhiều nghệ sĩ Việt đã góp mặt trên các sàn quốc tế và đón nhận các phản hồi tích cực. Tháng 7 vừa qua, nghệ sĩ trẻ Xèo Chu đã bán thành công tác phẩm tranh "Hoa mai may mắn" gắn mã NFT với giá gần 23.000 USD (giá trị quy đổi).Dù vẫn có những luồng ý kiến trái chiều về giá trị thật của NFT, các chuyên gia tin rằng đây sẽ là công nghệ quan trọng của tương lai. Sau khi đi vào ổn định, nó sẽ tạo ra một nền kinh tế hoàn toàn mới.PC-Covid-19 và chuyển đổi số, kinh tế số ở Việt NamCùng với việc phát triển và công bố hàng loại các mạng xã hội “made in Vietnam”, năm 2021, mảng ứng dụng phòng chống Covid-19 chứng kiến cuộc đua của hàng loạt ông lớn công nghệ trong nước.Từ Ncovi khai báo y tế hàng ngày, đến Bluezone phát hiện tiếp xúc gần, VHD hỗ trợ khai báo cho người di chuyển trong nước hoặc cho người nhập cảnh, đến PC-Covid-19, Việt Nam có trên 12 ứng dụng được dùng trong công tác phòng chống dịch bệnh.Tuy nhiên, việc tồn tại quá nhiều ứng dụng, đặc biệt là sau khi phát sinh yêu cầu quét mã QR và nhận “thẻ xanh” để di chuyển gây nhiều bất tiện cho người dân, tại cuộc họp ngày 10/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu sớm thống nhất ứng dụng Covid-19. Sau đó, PC-Covid-19 do Bkav, Viettel và VNPT hợp tác phát triển, Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia là đơn vị vận hành. Các cơ quan chủ trì gồm Bộ Y tế, Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông.Ứng dụng PC-Covid có 7 nền tảng phục vụ phòng chống dịch Covid-19, khép kín quá trình nghiệp vụ phòng chống dịch gồm nền tảng khai báo y tế, xử lý phản ánh, quản lý ra vào bằng mã QR, hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm trực tuyến, hỗ trợ truy vết, quản lý cách ly và quản lý tiêm chủng. PC-Covid-19 được cập nhật từ Bluezone và thay thế cho hàng loạt ứng dụng khác, như Ncovi, VHD, đồng thời mang một số tính năng từ Sổ sức khỏe điện tử, VNeID.Tính đến giữa tháng 12, PC-Covid đạt hơn 63 triệu lượt tải, 33 triệu người dùng đăng ký số điện thoại.Cũng trong năm vừa qua, kinh tế số, chuyển đổi số là một trong những điểm nhấn đáng chú ý của Việt Nam. Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ III với chủ đề “Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế” cho hay, Việt Nam hiện có 64.000 doanh nghiệp công nghệ số. Năm 2021, doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt trên 135 tỷ USD, tăng trưởng gần 10%.Thực tế, năm vừa qua, tại Việt Nam, dữ liệu về quản lý dân cư, tình hình dịch bệnh, hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai, xã hội đều được “số hóa” mạnh mẽ. Các nền tảng học trực tuyến (e-learning) hỗ trợ giáo dục từ xa, bệnh nhân có thể khám chữa bệnh từ xa nhờ Telehealth, người dân có thể khai báo y tế, di chuyển, tiêm chủng trên các nền tảng số. Doanh nghiệp và nhân dân có thể thấy rõ quy trình cải cách hành chính khi ở nhà mà vẫn có thể thực hiện các thủ tục hành chính qua cổng dịch vụ hành chính quốc gia. Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Mô hình làm việc từ nhà được ứng dụng rộng rãi, hiệu quả.Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho biết, các lao động trong lĩnh vực công nghệ số đã tăng hơn 60.000, số lượng doanh nghiệp công nghệ số tăng thêm 5.600 so với năm 2020. Ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng gấp 3 lần so với tăng trưởng GDP.Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc chuyển đổi số quốc gia thời gian qua đã có một số kết quả ban đầu quan trọng, nhất là khả năng làm chủ hạ tầng số. Việt Nam đang tích cực triển khai thương mại mạng 5G. Kinh tế số của Việt Nam đóng góp ngày càng nhiều vào GDP quốc gia và hướng tới mục tiêu đạt 20% GDP năm 2025.Tiến đến thương mại hóa 5G: Tin vào trí tuệ Việt NamViệt Nam khiến người ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, đặc biệt là trong phát triển công nghệ 5G, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, tiến đến lọt top thế giới về hạ tầng số, kinh tế số.Việt Nam được đánh giá rất cao khi là một trong 5 quốc gia đầu tiên tuyên bố làm chủ công nghệ 5G, đẩy mạnh tiến trình phủ sóng thương mại hóa 5G trên toàn quốc, dù trước đó, nhiều người còn rất nghi ngờ về khả năng làm chủ công nghệ viễn thông, sản xuất được thiết bị hạ tầng, hệ sinh thái, sản phẩm di động 5G của Việt Nam.Chính phủ cũng xác định, cơ sở hạ tầng viễn thông, bao gồm cả hạ tầng băng thông rộng di động và cố định, được xác định là một trong những trụ cột của nền kinh tế số của Việt Nam. Cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng băng thông rộng tạo điều kiện cho sự phát triển của mọi lĩnh vực kinh tế. Mạng 5G hứa hẹn cung cấp tốc độ truy cấp internet không dây ở cấp độ băng thông rộng cho hàng triệu người dùng qua các thiết bị di động, với chi phí hợp lý là một trong những ưu tiên của quốc gia.Các báo cáo được đưa ra tại sự kiện gần đây do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức cho thấy, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam đã đạt tổng trị giá 14 tỷ USD vào năm 2020. Công nghệ 5G sẽ đóng góp hơn 7% vào GDP Việt Nam đến năm 2025, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong nhiều ngành nghề và là cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia Đông Nam Á này.Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ chủ động triển khai thương mại hóa 5G tại Việt Nam. Chiến lược thương mại hóa 5G được triển khai từng bước theo lộ trình tính đến 2030. Việc phủ sóng 5G, như Sputnik đề cập trước đó, đã được thử nghiệm 5G tại 16 tỉnh/thành phố trên cả nước, với hơn 500.000 thuê bao, tốc độ trung bình đạt từ 500 - 600 Mbps, nhanh hơn gấp 10 lần so với tốc độ truy cập của mạng 4G.Các doanh nghiệp viễn thông hàng đầu đất nước như Viettel, Mobifone, VNPT đã tiến hành thử nghiệm 5G với người dùng của mình từ tháng 11 năm 2020. Trong đó, đáng chú ý, một thử nghiệm gần đây do Viettel, Ericsson và Qualcomm đồng thực hiện tại Viettel Innovation Lab, đã thiết lập thành công tốc độ truyền dữ liệu của mạng 5G là hơn 4,7Gb/giây, tức nhanh hơn 40 lần so với mạng 4G và nhanh hơn gấp đôi so với mạng 5G hiện có. Thử nghiệm của Viettel khẳng định khả năng đáng kinh ngạc của công nghệ sóng siêu ngắn (mmWave) 5G mà nhà mạng đang triển khai tại Việt Nam. Viettel cũng vừa hợp tác với Samsung triển khai thương mại hóa 5G thử nghiệm tại Đà Nẵng.Bộ Thông tin và Truyền thông đồng thời cũng đặt mục tiêu sẽ chính thức cấp phép thương mại hóa 5G trong năm 2022. Những nơi sẽ được sớm phủ sóng 5G là các khu công nghiệp công nghệ cao, khu vực có nhu cầu, y tế, giao thông thông minh. Năm 2030, 5G sẽ được phủ sóng trên toàn quốc.Bộ Thông tin & Truyền thông cũng đã ban hành các quy chuẩn về 5G như quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động 5G - Phần truy nhập vô tuyến; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối mạng thông tin di động 5G độc lập - Phần truy nhập vô tuyến; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất 5G. Việt Nam cũng xây dựng chiến lược để giảm dần, tiến đến tắt sóng các thuê bao 2G, 3G chuyển sang điện thoại công nghệ 4G trở lên. Hồi giữa năm, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành quy chuẩn đề thiết bị điện thoại nhập khẩu vào Việt Nam phải có công nghệ 4G.Thời gian tới đây, Cục Viễn thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các đơn vị, các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương tổng kết đánh giá quá trình thử nghiệm mạng 5G, xây dựng tiêu chí về vùng phủ, chất lượng để cấp phép, giải pháp sử dụng chung hạ tầng để tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác mạng đồng thời làm chủ công nghệ 5G thông qua việc sử dụng thiết bị Make in Vietnam.Đáng chú ý, Tập đoàn Công nghiêp Viễn thông Quân đội Viettel hiện còn đã bắt đầu tham gia nghiên cứu công nghệ 6G, vệ tinh viễn thám đặt nền móng cho công nghệ vũ trụ của Việt Nam sau này.Nhìn vào các thành tựu công nghệ, khoa học, kỹ thuật, kinh tế số, chuyển đổi số của Việt Nam năm 2021 có thể thấy, chưa bao giờ, công cuộc cải cách, ứng dụng khoa học công nghệ thời đại 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay.Sputnik xin được dẫn phát biểu cam kết của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp số lần thứ 3 vừa qua, để kết luận bài tổng kết các thành tựu khoa học công nghệ năm 2021 tại Việt Nam:
https://kevesko.vn/20210429/nga-se-giup-viet-nam-phat-trien-cong-nghe-thong-tin-tri-tue-nhan-tao-10441923.html
https://kevesko.vn/20210830/viet-nam-hop-tac-ve-ai-voi-australia-muon-lot-top-50-the-gioi-11007082.html
https://kevesko.vn/20210730/ty-phu-cong-viet-nam-nguyen-thanh-trung-ceo-sky-mavis-voi-game-axie-infinity-la-ai-10880250.html
https://kevesko.vn/20210128/dai-hoi-xiii-ba-dot-pha-chien-luoc-va-kinh-te-so-10002117.html
https://kevesko.vn/20211013/dung-2g-3g-tien-toi-4g-5g-viet-nam-duoc-coi-la-hinh-mau-de-hoc-hoi-12093725.html
https://kevesko.vn/20211216/viet-nam-muon-lot-top-the-gioi-viettel-lam-chu-5g-nham-den-6g-va-cong-nghiep-vu-tru-12884786.html
https://kevesko.vn/20211026/dua-viet-nam-vao-ban-do-cong-nghe-5g-the-gioi-viettel-tinh-den-6g-bay-vao-vu-tru-12256672.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/01/1d/10007342_743:0:3474:2048_1920x0_80_0_0_350c0434e112e12e113b678491026892.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
tổng kết 2021 và dự báo 2022, việt nam, khoa học, công nghệ, tác giả, viettel, vingroup
tổng kết 2021 và dự báo 2022, việt nam, khoa học, công nghệ, tác giả, viettel, vingroup
Doanh nghiệp công nghiệp, công nghệ, viễn thông của Việt Nam đã bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, tránh nguy cơ bị tụt hậu. Có những lĩnh vực Việt Nam còn trở thành ‘tiên phong’, đóng góp lớn, gây ấn tượng, thậm chí là ngỡ ngàng với bạn bè quốc tế.
Tổng kết những thành tựu khoa học và công nghệ nổi bật của Việt Nam theo lựa chọn của Sputnik (phần 2).
Việt Nam đẩy mạnh đầu tư cho trí tuệ nhân tạo (AI)
Năm 2021, Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các sản phẩm ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhờ sở hữu nền tảng lợi thế Toán học đặc biệt mạnh.
Việt Nam được cho là hoàn toàn có khả năng cạnh tranh về khoa học công nghệ, đặc biệt là AI với các quốc gia đi trước như Singapore, Nhật Bản, Hà Quốc hay Trung Quốc.
Trong đó, cần nhấn mạnh rằng, với tham vọng trở thành trung tâm về trí tuệ nhân tạo của khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á đến năm 2030, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp trong nước đang đẩy mạnh hàng loạt chương trình thúc đẩy lĩnh vực AI phát triển.
Đầu năm 2021, Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về AI đến năm 2030, với mục tiêu từng bước đưa Việt Nam trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo và AI nằm trong Top 4 của khu vực ASEAN và trong Top 50 của thế giới.
Đặc biệt, quyết tâm của
Chính phủ Việt Nam nêu tại chiến lược này là nhằm mục đích xây dựng 10 thương hiệu AI có uy tín trong khu vực và phát triển ba trung tâm dữ liệu lớn và máy tính hiệu suất cao quốc gia. Cũng theo Chiến lược mà Chính phủ ban hành, Việt Nam kỳ vọng hình thành được 50 bộ dữ liệu mở, liên thông và kết nối trong các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI. Đến năm 2030, Việt Nam hình thành được 3 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về trí tuệ nhân tạo, có ít nhất 1 đại diện nằm trong bảng xếp hạng nhóm 20 cơ sở nghiên cứu và đào tạo về AI dẫn đầu trong khu vực ASEAN.
Để đạt được những mục tiêu trên, Chiến lược mà Chính phủ ban hành cũng đưa ra các định hướng như xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý liên quan đến trí tuệ nhân tạo, phát triển hệ sinh thái AI, thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Chính quyền Việt Nam muốn sử dụng AI để nâng cao hiệu suất của khu vực này, đặc biệt là các dịch vụ công trực tuyến và quản lý nhà nước để giảm thời gian xử lý, chờ đợi, số lượng công chức và các chi phí khác, chiến lược cũng định hướng, thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng AI và khởi nghiệp về AI trong nước.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã cùng với chương trình Aus4Innovation của Úc để hình thành mạng lưới hợp tác về trí tuệ nhân tạo (AI) Việt Nam – Australia. Vụ Công nghệ cao, Bộ KH-CN là đơn vị quản lý mạng lưới. Đây được coi là tiền đề cho một cộng đồng hợp tác bền vững về AI tại Việt Nam cũng như quốc tế trong thời gian tới. Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đối tác kêu gọi mọi cá nhân và tổ chức đang hoạt động về AI tại Việt Nam cùng tham gia để hỗ trợ ngành trí tuệ nhân tạo Việt Nam phát triển.
Tại Việt Nam, thời gian qua, AI được đẩy mạnh ứng dụng trong nhiều mô hình kinh doanh đáng chú ý. Trong đó, FPT, công ty dịch vụ công nghệ thông tin có tiếng trong nước công bố khoản đầu tư hơn 13 triệu USD để nghiên cứu và phát triển AI. FPT hiện đã hình thành được hệ sinh thái đa dạng các sản phẩm, giải pháp, nền tảng giúp doanh nghiệp khác trong nước tối ưu hóa hoạt động, cải thiện năng suất, hiệu suất, phục vụ hơn 14 triệu người dùng thiết bị đầu cuối.
Đối với Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam, bên cạnh việc triển khai AI sinh trắc học, hay đô thị thông minh, chính quyền điện tử, VNPT còn ứng dụng trong nhiều sản phẩm, giải pháp “make in Vietnam”, triển khai hơn 30 trung tâm điều hành, giám sát thông minh (IOC) tại các tỉnh thành phố lớn.
Tập đoàn công nghệ hàng đầu của cả nước như Viettel (Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội) cũng mạnh tay tập trung đầu tư vào AI. Các nền tảng trợ lý ảo Viettel Cyberbot (được phát triển bởi Trung tâm Không gian mạng Viettel phát triển), nền tảng thị giác máy tính Viettel Cybervision được đánh giá rất cao. Cùng với đó, ứng dụng Cyber Callbot tự động gọi cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 để thu thập thông tin về triệu chứng, chuyển cho bác sĩ nghiên cứu. Ứng dụng này đảm bảo các trường hợp đều được nhắc nhở dùng thuốc đúng giờ và không bị bỏ sót.
Đặc biệt, như Sputnik đã đề cập, công nghệ nhận diện khuôn mặt của Viettel Solutions trở thành giải pháp đầu tiên của Việt Nam lọt vào Top 30 trong bài kiểm tra đo lường và đánh giá chất lượng toàn cầu khó nhất của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST). Đồng thời, với việc đưa ra nền tảng Viettel AI Open Platform vào vận hành, Viettel đang cung cấp một loạt công cụ giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể tích hợp, thông minh hóa các ứng dụng của mình. Đến nay đã có hơn 70.000 cá nhân và tổ chức đăng ký sử dụng nền tảng này. Đặc biệt, Viettel đặt trọng tâm đầu tư vào các công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên, chuyển đổi giọng nói, chữ viết tiếng Việt với độ chính xác cao. Cùng với đó, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội của Việt Nam cũng phát triển thành công một loạt công nghệ ứng dụng AI trong việc định danh, bảo mật và giám sát an minh.
Nhắc đến AI tại Việt Nam, có lẽ không thể bỏ qua Vingroup. Cùng với Viettel, Vingroup cũng đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ siêu máy tính với khả năng thực hiện trên 20 triệu tỷ phép tính/giây nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp trong tính toán. Các sản phẩm xe hơi quốc dân “Made in Vietnam” của VinFast đều được ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Theo đó, VinAI đã nghiên cứu được cơ chế tự lái cấp độ 2+, khả năng nhận diện giọng nói bằng tiếng Việt, không phân biệt vùng miền, cùng đến 30 tính năng thông minh chia làm 7 nhóm gồm hệ thống trợ lái thông minh, hệ thống kiểm soát làn thích ứng, hệ thống kiểm soát hành trình chủ động, hệ thống cảnh báo va chạm đa điểm, hệ thống giảm thiểu va chạm toàn diện, hệ thống đỗ xe tự động thông minh và hệ thống giám sát người lái.
Hồi năm 2020, Việt Nam đã gây ấn tượng khi chế tạo được robot Trí Nhân tích hợp công cụ tìm kiếm Google, có thể giải toán, đọc thơ, thậm chí là trêu đùa với người đối diện, camera an ninh bằng trí tuệ nhân tạo của tập đoàn Bkav và Công ty HANET, ứng dụng ELSA Speak hay Harrison-Aiminh của các start-up Việt Nam đã chứng minh tiềm năng rất lớn của ngành công nghiệp AI trong nước.
NFT, vũ trụ ảo lên ngôi, Việt Nam cạnh tranh với thế giới
Metaverse (vũ trụ ảo) đang là một trào lưu công nghệ hiện đại. Khi mà lĩnh vực kỹ thuật số đang ngày càng chiếm lĩnh mọi mặt của đời sống, các token không thể thay thế (NFT) cũng bắt đầu thâm nhập vào thế giới đầu tư và nghệ thuật.
Hồi tháng 6/2021, thế giới công nghệ xuất hiện một từ khóa mới: “metaverse” (Vũ trụ ảo). Về cơ bản, đây thực chất là không gian 3D giao thoa giữa thế giới thực và ảo, trong đó con người có thể nhập vai và tham gia các hoạt động tương tự ngoài đời như gặp gỡ, mua sắm, kinh doanh, học tập, giải trí...
Có 2 trường phái phát triển chính của Metaverse. Trường phái thứ nhất tái hiện giác quan của con người gần với thế giới thực qua công nghệ AR, VR. Trong khi đó, trường phái thứ hai tạo nên cả một nền kinh tế với các tài sản số để người tham gia có thể giao dịch, trao đổi, đầu tư. Đây cũng là điều mà nhiều dự án game blockchain nhắm tới.
Axie Infinity (tựa game blockchain đắt giá nhất thế giới) là một đại diện nổi bật của Metaverse tại Việt Nam. Hồi đầu tháng 12, một startup về metaverse của Việt Nam thành công gọi vốn 25 triệu USD với ý tưởng xây dựng nền tảng vũ trụ mở.
Theo các chuyên gia, với tốc độ phát triển như hiện nay, Việt Nam có thể trở thành thủ phủ của game thế hệ mới trong tương lai.
Theo ông Nguyễn Thành Trung, CEO kiêm đồng sáng lập Sky Mavis, có không ít dự án và sản phẩm của người Việt đã trở thành hiện tượng toàn cầu như Kyber Network, Tomochain, Coin98 hay Axie Infinity. Các sản phẩm đó đã giúp đưa Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều trên bản đồ blockchain thế giới.
“Trước đây, Việt Nam rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp công nghệ khác trên thế giới. Tuy nhiên, trong thế giới blockchain và NFT, xuất phát điểm của các quốc gia bằng nhau hơn, chúng ta có vị thế để đuổi kịp các nước khác về công nghệ”, VnExpress dẫn lời ông Trung nói tại Diễn đàn Quốc gia Doanh nghiệp Công nghệ số - VFTE 2021, hôm 11/12 ở Hà Nội.
Trong khi đó, NFT (Non-Fungible Token - Token không thể thay thế) là đơn vị dữ liệu được lưu trữ trên blockchain, đại diện cho một tài sản kỹ thuật số duy nhất không thể bị thay thế. Mỗi NFT thường có đặc điểm không giống nhau về cấu tạo, nên cũng khác nhau về giá trị.
Có thể nói, NFT cũng giống như một trading card độc nhất vô nhị. Bất cứ thứ gì kỹ thuật số đều có thể được biến thành NFT, từ thẻ cầu thủ, vật phẩm game cho đến ảnh meme, dòng tweet, cục đá...
NFT có thể được giao dịch với giá nhiều khi lên đến hàng triệu USD. Theo từ điển Collins, độ phổ biến của NFT đã "vượt qua sự ồn ào của Covid-19" để trở thành “Từ của năm 2021”.
Thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài trào lưu này. Nhiều nghệ sĩ Việt đã góp mặt trên các sàn quốc tế và đón nhận các phản hồi tích cực. Tháng 7 vừa qua, nghệ sĩ trẻ Xèo Chu đã bán thành công tác phẩm tranh "Hoa mai may mắn" gắn mã NFT với giá gần 23.000 USD (giá trị quy đổi).
Dù vẫn có những luồng ý kiến trái chiều về giá trị thật của NFT, các chuyên gia tin rằng đây sẽ là công nghệ quan trọng của tương lai. Sau khi đi vào ổn định, nó sẽ tạo ra một nền kinh tế hoàn toàn mới.
PC-Covid-19 và chuyển đổi số, kinh tế số ở Việt Nam
Cùng với việc phát triển và công bố hàng loại các mạng xã hội “made in Vietnam”, năm 2021, mảng ứng dụng phòng chống Covid-19 chứng kiến cuộc đua của hàng loạt ông lớn công nghệ trong nước.
Từ Ncovi khai báo y tế hàng ngày, đến
Bluezone phát hiện tiếp xúc gần, VHD hỗ trợ khai báo cho người di chuyển trong nước hoặc cho người nhập cảnh, đến PC-Covid-19, Việt Nam có trên 12 ứng dụng được dùng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Tuy nhiên, việc tồn tại quá nhiều ứng dụng, đặc biệt là sau khi phát sinh yêu cầu quét mã QR và nhận “thẻ xanh” để di chuyển gây nhiều bất tiện cho người dân, tại cuộc họp ngày 10/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu sớm thống nhất ứng dụng Covid-19. Sau đó, PC-Covid-19 do Bkav, Viettel và VNPT hợp tác phát triển, Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia là đơn vị vận hành. Các cơ quan chủ trì gồm Bộ Y tế, Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ứng dụng PC-Covid có 7 nền tảng phục vụ phòng chống dịch Covid-19, khép kín quá trình nghiệp vụ phòng chống dịch gồm nền tảng khai báo y tế, xử lý phản ánh, quản lý ra vào bằng mã QR, hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm trực tuyến, hỗ trợ truy vết, quản lý cách ly và quản lý tiêm chủng. PC-Covid-19 được cập nhật từ Bluezone và thay thế cho hàng loạt ứng dụng khác, như Ncovi, VHD, đồng thời mang một số tính năng từ Sổ sức khỏe điện tử, VNeID.
Tính đến giữa tháng 12, PC-Covid đạt hơn 63 triệu lượt tải, 33 triệu người dùng đăng ký số điện thoại.
Cũng trong năm vừa qua, kinh tế số, chuyển đổi số là một trong những điểm nhấn đáng chú ý của Việt Nam. Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ III với chủ đề “Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế” cho hay, Việt Nam hiện có 64.000 doanh nghiệp công nghệ số. Năm 2021, doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt trên 135 tỷ USD, tăng trưởng gần 10%.
“Doanh nghiệp công nghệ số là hạt nhân, là nòng cốt để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, để chuyển đổi tất cả các doanh nghiệp Việt Nam thành doanh nghiệp số, mọi tổ chức Việt Nam thành tổ chức số, mọi công dân Việt Nam thành công dân số”, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Thực tế, năm vừa qua, tại Việt Nam, dữ liệu về quản lý dân cư, tình hình dịch bệnh, hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai, xã hội đều được “số hóa” mạnh mẽ. Các nền tảng học trực tuyến (e-learning) hỗ trợ giáo dục từ xa, bệnh nhân có thể khám chữa bệnh từ xa nhờ Telehealth, người dân có thể khai báo y tế, di chuyển, tiêm chủng trên các nền tảng số. Doanh nghiệp và nhân dân có thể thấy rõ quy trình cải cách hành chính khi ở nhà mà vẫn có thể thực hiện các thủ tục hành chính qua cổng dịch vụ hành chính quốc gia. Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Mô hình làm việc từ nhà được ứng dụng rộng rãi, hiệu quả.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho biết, các lao động trong lĩnh vực công nghệ số đã tăng hơn 60.000, số lượng doanh nghiệp công nghệ số tăng thêm 5.600 so với năm 2020. Ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng gấp 3 lần so với tăng trưởng GDP.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc chuyển đổi số quốc gia thời gian qua đã có một số kết quả ban đầu quan trọng, nhất là khả năng làm chủ hạ tầng số. Việt Nam đang tích cực triển khai thương mại mạng 5G. Kinh tế số của Việt Nam đóng góp ngày càng nhiều vào GDP quốc gia và hướng tới mục tiêu đạt 20% GDP năm 2025.
Tiến đến thương mại hóa 5G: Tin vào trí tuệ Việt Nam
Việt Nam khiến người ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, đặc biệt là trong phát triển công nghệ 5G, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, tiến đến lọt top thế giới về hạ tầng số, kinh tế số.
Việt Nam được đánh giá rất cao khi là một trong 5 quốc gia đầu tiên tuyên bố làm chủ công nghệ 5G, đẩy mạnh tiến trình phủ sóng thương mại hóa 5G trên toàn quốc, dù trước đó, nhiều người còn rất nghi ngờ về khả năng làm chủ công nghệ viễn thông, sản xuất được thiết bị hạ tầng, hệ sinh thái, sản phẩm di động 5G của Việt Nam.
13 Tháng Mười 2021, 19:23
Chính phủ cũng xác định, cơ sở hạ tầng viễn thông, bao gồm cả hạ tầng băng thông rộng di động và cố định, được xác định là một trong những trụ cột của nền kinh tế số của Việt Nam. Cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng băng thông rộng tạo điều kiện cho sự phát triển của mọi lĩnh vực kinh tế. Mạng 5G hứa hẹn cung cấp tốc độ truy cấp internet không dây ở cấp độ băng thông rộng cho hàng triệu người dùng qua các thiết bị di động, với chi phí hợp lý là một trong những ưu tiên của quốc gia.
Các báo cáo được đưa ra tại sự kiện gần đây do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức cho thấy, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam đã đạt tổng trị giá 14 tỷ USD vào năm 2020. Công nghệ 5G sẽ đóng góp hơn 7% vào GDP Việt Nam đến năm 2025, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong nhiều ngành nghề và là cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia Đông Nam Á này.
Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ chủ động triển khai thương mại hóa 5G tại Việt Nam. Chiến lược thương mại hóa 5G được triển khai từng bước theo lộ trình tính đến 2030. Việc phủ sóng 5G, như Sputnik đề cập trước đó, đã được thử nghiệm 5G tại 16 tỉnh/thành phố trên cả nước, với hơn 500.000 thuê bao, tốc độ trung bình đạt từ 500 - 600 Mbps, nhanh hơn gấp 10 lần so với tốc độ truy cập của mạng 4G.
Các doanh nghiệp viễn thông hàng đầu đất nước như Viettel,
Mobifone, VNPT đã tiến hành thử nghiệm 5G với người dùng của mình từ tháng 11 năm 2020. Trong đó, đáng chú ý, một thử nghiệm gần đây do Viettel, Ericsson và Qualcomm đồng thực hiện tại Viettel Innovation Lab, đã thiết lập thành công tốc độ truyền dữ liệu của mạng 5G là hơn 4,7Gb/giây, tức nhanh hơn 40 lần so với mạng 4G và nhanh hơn gấp đôi so với mạng 5G hiện có. Thử nghiệm của Viettel khẳng định khả năng đáng kinh ngạc của công nghệ sóng siêu ngắn (mmWave) 5G mà nhà mạng đang triển khai tại Việt Nam. Viettel cũng vừa hợp tác với Samsung triển khai thương mại hóa 5G thử nghiệm tại Đà Nẵng.
16 Tháng Mười Hai 2021, 01:14
Bộ Thông tin và Truyền thông đồng thời cũng đặt mục tiêu sẽ chính thức cấp phép thương mại hóa 5G trong năm 2022. Những nơi sẽ được sớm phủ sóng 5G là các khu công nghiệp công nghệ cao, khu vực có nhu cầu, y tế, giao thông thông minh. Năm 2030, 5G sẽ được phủ sóng trên toàn quốc.
Bộ Thông tin & Truyền thông cũng đã ban hành các quy chuẩn về 5G như quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động
5G - Phần truy nhập vô tuyến; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối mạng thông tin di động 5G độc lập - Phần truy nhập vô tuyến; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất 5G. Việt Nam cũng xây dựng chiến lược để giảm dần, tiến đến tắt sóng các thuê bao 2G, 3G chuyển sang điện thoại công nghệ 4G trở lên. Hồi giữa năm, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành quy chuẩn đề thiết bị điện thoại nhập khẩu vào Việt Nam phải có công nghệ 4G.
Thời gian tới đây, Cục Viễn thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các đơn vị, các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương tổng kết đánh giá quá trình thử nghiệm mạng 5G, xây dựng tiêu chí về vùng phủ, chất lượng để cấp phép, giải pháp sử dụng chung hạ tầng để tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác mạng đồng thời làm chủ công nghệ 5G thông qua việc sử dụng thiết bị Make in Vietnam.
26 Tháng Mười 2021, 19:49
Đáng chú ý, Tập đoàn Công nghiêp Viễn thông Quân đội
Viettel hiện còn đã bắt đầu tham gia nghiên cứu công nghệ 6G, vệ tinh viễn thám đặt nền móng cho công nghệ vũ trụ của Việt Nam sau này.
Nhìn vào các thành tựu công nghệ, khoa học, kỹ thuật, kinh tế số, chuyển đổi số của Việt Nam năm 2021 có thể thấy, chưa bao giờ, công cuộc cải cách, ứng dụng khoa học công nghệ thời đại 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Sputnik xin được dẫn phát biểu cam kết của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp số lần thứ 3 vừa qua, để kết luận bài tổng kết các thành tựu khoa học công nghệ năm 2021 tại Việt Nam:
“Thủ tướng hãy tin vào người Việt Nam! Hãy tin vào trí tuệ Việt Nam”.