Bưu điện Trung Quốc sẽ cung cấp hộp đựng bưu phẩm "trường tồn"

© Depositphotos.com / ChinaImagesCông nhân Trung Quốc phân loại bưu kiện tại trung tâm phân phối ZTO Express ở Thành Đô, Trung Quốc
Công nhân Trung Quốc phân loại bưu kiện tại trung tâm phân phối ZTO Express ở Thành Đô, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2022
Đăng ký
Trong bối cảnh của đại dịch, dịch vụ giao hàng trở nên phổ biến và tăng vọt trên toàn thế giới. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng lượng giấy và rác thải nhựa. Năm 2021, các dịch vụ chuyển phát nhanh của Trung Quốc đã chuyển phát khoảng 108,5 tỷ bưu kiện.

Kỷ lục giao hàng – kỷ lục buồn về rác thải

Lĩnh vực thương mại điện tử ở Trung Quốc chiếm hơn 80% lượng hàng mua bán. Tuy nhiên, việc sử dụng số lượng lớn bao bì - túi ni lông, hộp các tông, xốp và băng keo - gây ra mối đe dọa đối với môi trường, tạo ra hơn 9 triệu tấn giấy thải và khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa trong cả nước mỗi năm. Bản báo cáo năm 2019 từ Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cho thấy ở Trung Quốc, dịch vụ chuyển phát nhanh chủ yếu sử dụng hộp các tông và túi nhựa, chiếm khoảng một phần ba tổng số bao bì được sử dụng tại nước này.
Khẩu trang y tế bẩn thỉu bên bờ sông - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.11.2021
Đại dịch COVID-19
Ước tính thiệt hại môi trường do đại dịch COVID-19
Chuyên viên nghiên cứu tại Trung tâm công nghệ và chiến lược trung hòa carbon tại Đại học Giao thông vận tải Bắc Kinh, Zheng Tingying, lưu ý trong cuộc phỏng vấn với Sputnik: vấn đề rác thải bao bì, phần lớn do đại dịch gây ra, hiện đang đặc biệt nghiêm trọng.
Số lượng đơn đặt hàng tăng trưởng nhanh chóng, hiện tượng này không chỉ bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của tiến bộ công nghệ, bất kỳ mỗi người không chỉ có thể tự mình đặt quảng cáo trên trang web mà còn có thể đặt hàng bất cứ thứ gì với hình thức giao hàng tận nhà.
Một số công ty khổng lồ về hậu cần và thương mại điện tử hàng đầu của đất nước, chẳng hạn như JD Logistics (chi nhánh hậu cần của Alibaba Cainiao) hoặc “gã khổng lồ” bán lẻ Suning, đã quyết định tự giải quyết vấn đề và đã đưa ra các chương trình đóng gói sạch cho vận chuyển. Tuy nhiên, việc sử dụng bao bì tái chế vẫn còn nhiều bất cập so với số lượng đơn hàng vận chuyển.
© Depositphotos.com / ChinaImagesCông nhân Trung Quốc phân loại bưu kiện tại trung tâm phân phối của Bưu điện Trung Quốc ở Liên Vân Cảng, Trung Quốc
Công nhân Trung Quốc phân loại bưu kiện tại trung tâm phân phối của Bưu điện Trung Quốc ở Liên Vân Cảng, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2022
Công nhân Trung Quốc phân loại bưu kiện tại trung tâm phân phối của Bưu điện Trung Quốc ở Liên Vân Cảng, Trung Quốc
Cuộc khảo sát năm 2020 của Plastic Free China cho thấy các đơn hàng sử dụng bao bì có thể tái chế chiếm chưa đến 0,5% các đơn hàng do JD Logistics và SF Express vận chuyển. Ngoài ra, gần 70% người được hỏi cho biết họ chưa bao giờ sử dụng bao bì có thể tái chế.
Zheng Tingying lưu ý rằng các biện pháp do bưu điện chính và chính quyền trung ương đề xuất lần này sẽ giúp giải quyết hiệu quả với số lượng bao bì ngày càng tăng.
Ngoài ra, Trung Quốc là một trong những cường quốc trên thế giới đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong các vấn đề môi trường trong những năm gần đây. Năm 2019, Thượng Hải trở thành một trong những thành phố lớn đầu tiên của Trung Quốc hiện đại hóa hệ thống thu gom rác thải. Và kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, Trung Quốc đã ngừng hoàn toàn việc nhập khẩu rác thải nước ngoài. Đến năm 2025, Trung Quốc muốn triển khai thu gom rác thải phân loại ở hầu hết các thành phố. Phong trào hướng tới xã hội văn minh với môi trường hiện đã được củng cố ở cấp độ hiến pháp và Trung Quốc có kế hoạch đạt được mức độ trung tính carbon vào năm 2060.
Công nhân Trung Quốc phân loại chai nhựa để tái chế ở ngoại ô Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2020
Hải Nam nói không với đồ nhựa dùng một lần

Kinh nghiệm của Nga

Theo dữ liệu của “Ecopoli”, tập đoàn chuyên tái chế đồ điện tử thân thiện với môi trường, 62% người mua ở Nga đã sẵn sàng thay đổi thói quen tiêu dùng của họ để chuyển sang sử dụng những thứ thân thiện với môi trường hơn. Tuy nhiên, mong muốn của khách hàng là chưa đủ - cả công ty và chính phủ phải tạo ra những điều kiện thích hợp cho tiêu dùng có ý thức. Đặc biệt là trong lĩnh vực hậu cần, tải trọng trong khu vực sẽ chỉ tăng lên.
Bưu chính Nga, với tư cách là một trong những nhà khai thác hậu cần chính trong nước, đã đóng góp riêng vào cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường. Theo số liệu của Bưu điện Nga, công việc hiện đang được tiến hành để tạo ra bao bì có thể phân hủy sinh học, dùng cho bưu kiện. Ngoài ra, Bưu điện Nga có kế hoạch loại bỏ việc sử dụng băng dính phía trong của gói hàng cho bưu kiện từ năm 2022. Điều này sẽ làm cho việc tái chế hộp bưu phẩm trở nên dễ dàng hơn.
© Sputnik / Alexander Kryazhev / Chuyển đến kho ảnhNhân viên phân loại bưu kiện và gói hàng nhỏ ở trung tâm hậu cần "Bưu điện Nga"
Nhân viên phân loại bưu kiện và gói hàng nhỏ ở trung tâm hậu cần Bưu điện Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2022
Nhân viên phân loại bưu kiện và gói hàng nhỏ ở trung tâm hậu cần "Bưu điện Nga"
Và một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Nga là Ozon đã thực hiện chương trình Ozon Recycle từ năm 2014. Nó bao gồm việc thu thập có tổ chức vật liệu có thể tái chế trong các trung tâm hậu cần, chuẩn bị và gửi chúng đi xử lý. Chín kho hàng đầu của công ty, cũng như hơn hai mươi công ty đối tác, được kết nối với chương trình. Theeo kết quả cuối năm 2020, 68% chất thải bao bì do công ty sản xuất được đưa đi tái chế. Trong 4 năm qua, công ty đã tái chế khoảng 15 nghìn tấn bao bì.
Lớp bọc bong bóng, giúp vận chuyển hàng hóa nhẹ nhàng nhưng không thể tái chế, hầu như đã được thay thế hoàn toàn bằng giấy xốp. Chính những người mua giúp tăng khối lượng xử lý của Ozon. Công ty đã kết nối hơn 300 điểm chuyển phát đơn hàng tại một số vùng của Nga với chương trình thu gom bao bì “Gom hộp để tái chế”: khách hàng của Ozon có thể mở gói đơn hàng ngay tại chỗ và để lại họp gói hàng để xử lý trong khu vực riêng trong các điểm chuyển phát.
Theo ước tính của chi nhánh tổ chức Greenpeace ở Nga, việc tái chế bao bì đóng gói sẽ giảm 75-80% lượng chất thải chôn lấp ở Nga vào năm 2030 và sẽ cung cấp hơn 250 nghìn việc làm.
rác thải nhựa - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2020
Mỹ hay các nước Châu Á. Ai phải chịu trách nhiệm lớn nhất về ô nhiễm chất thải nhựa
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала