Quanh việc Việt Nam thăng hạng Chỉ số nhận thức tham nhũng 2021

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamViệt Nam đồng.
Việt Nam đồng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
Đăng ký
Việt Nam tăng điểm trong bảng xếp hạng Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) toàn cầu năm 2021 theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế.
Về tình hình phòng chống tham nhũng ở Việt Nam cũng như công cuộc “đả hổ diệt ruồi”, thời gian qua, các tổ chức quốc tế ghi nhận sự tiến bộ rõ rệt, Hà Nội đạt được những kết quả đáng kể trong phòng, chống tham nhũng nhờ nỗ lực to lớn của Đảng và Nhà nước, nhất là dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ở phương diện người lãnh đạo cơ quan quyền lực cao nhất trong cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu làm rõ, vì sao chống tham nhũng quyết liệt thế mà nhiều người vẫn cứ “trơ ra”, có ai tiếp tay, bao che, chống lưng cho cán bộ tham nhũng chạy ra nước ngoài hay không.

Việt Nam tăng điểm trên bảng xếp hạng Chỉ số nhận thức tham nhũng 2021

Ngày 25/1, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) đã công bố Chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI) năm 2021, Việt Nam thăng hạng trên bảng xếp hạng toàn cầu.
Việt Nam đón nhận những tín hiệu đáng mừng trong cuộc chiến phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nạn hối lộ, tình trạng đút lót.
Theo báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) của Việt Nam năm 2021 là 39/100 điểm, tăng 3 điểm từ mức 36/100 điểm năm 2020.
© Screenshot/Transparency InternationalChỉ số nhận thức tham nhũng của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2021
Chỉ số nhận thức tham nhũng của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
Chỉ số nhận thức tham nhũng của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2021
Thứ hạng của Việt Nam hiện nay cũng đã có sự cải thiện rõ rệt lên vị trí thứ 87/180 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Cần nhắc lại rằng, Chỉ số nhận thức tham nhũng (tức chỉ số CPI) xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ theo mức độ nhận thức về tham nhũng trong khu vực công trên thang điểm từ 0 (tham nhũng rất cao) đến 100 (rất minh bạch/ “rất sạch”).
Đây là chỉ số nhận thức tham nhũng cao nhất và vị trí hiện tại cũng là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam có được trong suốt giai đoạn 2021-2021.
Trước đó, tổng quan, chỉ số CPI của Việt Nam đều được cải thiện, nhưng khá chậm, từ mức thấp nhất là 30 điểm (năm 2012), sau 10 năm, đã thăng hạng khả quan lên 39 điểm năm 2021 vừa qua.
Về Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu (GCB), Việt Nam năm 2021 cũng cho thấy sự thay đổi. Theo đó, có 64% tỷ lệ người cho rằng Chính phủ tham nhũng là một vấn đề lớn và có 15% tỷ lệ người sử dụng dịch vụ công phải thực hiện hối lộ trong 12 tháng trước kể từ lần công bố số liệu GCB năm 2020 khu vực châu Á.
Để thấy rõ nhất bước tiến của Việt Nam, có thể làm một phép so sánh, nếu năm 2014, chỉ số CPI của đất nước 31/100 và xếp hạng 119/175 quốc gia và vùng lãnh thổ, cho thấy tham nhũng vẫn là một vấn đề nghiêm trọng còn tồn tại, đến năm 2015, dù điểm số của Việt Nam vẫn là mức 31/100, nhưng thứ hạng đã có sự cải thiện rõ hơn, lên 112/168 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng.
Với 39/100, vị trí hiện tại 87/180 quốc gia/vùng lãnh thổ phản ánh những tiến bộ rõ nét, thể hiện quyết tâm phòng chống tham nhũng đặc biệt mạnh mẽ của Việt Nam, nhất là dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
 Tham nhũng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2021
Sự thật vụ ‘Đảng Cộng sản Việt Nam không quyết tâm chống tham nhũng’
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập từ năm 2013 (khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban chỉ đạo) đã đi đầu, chỉ đạo xử lý hàng loạt vụ án kinh tế, tham nhũng lớn của đất nước, đưa hàng trăm quan chức, cán bộ cấp cao, trong đó, có cả những người từng là ủy viên Bộ Chính trị, thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật, hàng ngàn đảng viên có các vi phạm nghiêm trọng khác đều bị kỷ luật nghiêm minh.

Về Tổ chức Minh bạch Quốc tế và Chỉ số nhận thức tham nhũng

Như đã biết, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) là một phong trào toàn cầu, tổ chức phi chính phủ độc lập, hoạt động trong lĩnh vực chống tham nhũng.
Tổ chức minh bạch quốc tế ước tính hàng năm số tiền hối lộ trên toàn cầu có thể đạt 20 đến 40 tỷ USD (thậm chí còn hơn thế) để bôi trơn trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh hoặc thủ tục hành chính công ở nhiều quốc gia.
© AFP 2023 / John MacdougallTransparency International
Transparency International - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
Transparency International
Kể từ năm 1995, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã bắt đầu công bố chỉ số CPI hàng năm trên toàn thế giới.
Vì là chỉ số toàn cầu hàng đầu về tham nhũng trong khu vực công, CPI do TI cung cấp một cái nhìn tổng thể hàng năm về mức độ tham nhũng tương đối ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điểm số càng cao có nghĩa là quốc gia đó càng minh bạch và ít tệ nạn tham nhũng hơn so với những nước khác.
Theo TI, chỉ số cho điểm 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên nhận thức về tham nhũng trong khu vực công, sử dụng dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm Ngân hàng Thế giới (WB), Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), rủi ro tư nhân, các công ty tư vấn và các tổ chức, thể chế khác.
Đồng thời, điểm số phản ánh quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh về tình trạng tham nhũng ở quốc gia được đánh giá.
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2021
Lý giải dân chủ quanh việc tham nhũng ở Việt Nam tăng

Quốc gia nào tham nhũng nhiều nhất, nước nào minh bạch nhất?

Cùng với đó, chỉ số CPI trung bình toàn cầu không thay đổi ở mức 43 trong năm thứ 10 liên tiếp và 2/3 số quốc gia và vùng lãnh thổ đạt điểm dưới 50.
Các quốc gia đứng đầu trong Chỉ số CPI năm 2021 là Đan Mạch (88), Phần Lan (88) và New Zealand (88).
Trong khi đó, các nước “tham nhũng nhiều nhất” vẫn là Somalia (13), Syria (13) và Nam Sudan (11) xếp cuối bảng theo chỉ số CPI.
Có 27 quốc gia, trong số đó có Đảo Síp (53), Lebanon (24) và Honduras (23), đều sụt điểm thấp lịch sử trong năm 2021. Bên cạnh đó, các nước bị tụt hạng và giảm điểm đáng kể về chỉ số nhận thức tham nhũng trong 10 năm qua gồm Australia, Bosnia và Herzegovina, Botswana, Canada, Chile, Síp, Guatemala, Honduras, Hungary, Lebanon, Liberia, Luxembourg, Mali, Mông Cổ, Nicaragua, Philippines, Ba Lan, Saint Lucia, Nam Sudan, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Venezuela.
Cũng theo báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, năm 2021, có 154 quốc gia và vùng lãnh thổ đã giảm hoặc không đạt được tiến bộ đáng kể.
Đồng thời, có 23 quốc gia và vùng lãnh thổ đã giảm đáng kể về chỉ số CPI - bao gồm các nền kinh tế tiên tiến như Australia (73), Canada (74) và Mỹ (67). Năm nay lần đầu tiên Mỹ rơi khỏi top 25 quốc gia và vùng lãnh thổ có chỉ số CPI cao nhất kể từ năm 2012.
Việt Nam cũng nằm trong số 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cải thiện đáng kể điểm số CPI, ngoài ra, Estonia (74), Seychelles (70) và Armenia (49) cũng thăng hạng đáng kể.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2021
Tuyên bố đanh thép của ông Nguyễn Phú Trọng về tham nhũng ở Việt Nam
Đáng chú ý, thập kỷ qua, Trung Quốc cũng tăng hạng đáng kể. Trung Quốc hiện xếp thứ 66/180 quốc gia và vùng lãnh thổ với 45/100 điểm. Ngoài các nước này, Afghanistan, Angola, Armenia, Áo, Belarus, Bờ Biển Ngà, Estonia, Ethiopia, Hy Lạp, Guyana, Italia, Latvia, Moldova, Myanmar, Nepal, Paraguay, Senegal, Seychelles, Hàn Quốc, Tanzania, Timor-Leste, Ukraina, Uzbekistan cũng cải thiện được tình trạng tham nhũng.
Danh sách 27 quốc gia có số điểm thấp nhất kể từ năm 2012, năm đầu tiên công bố CPI gồm Australia, Bỉ, Botswana, Canada, Comoros, Cyprus, Dominica, Eswatini, Honduras, Hungary, Israel, Lebanon, Lesotho, Mông Cổ, Hà Lan, Nicaragua, Niger, Nigeria, Philippines, Ba Lan, Serbia, Slovenia, Nam Sudan, Thụy Sĩ, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela.
Năm 2021, Tổ chức Minh bạch Quốc tế cũng từng nêu nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực Quốc phòng. Theo đó, GDI năm 2020 do Chương trình Quốc phòng và An ninh của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố đánh giá và cho điểm 86 quốc gia trên 5 lĩnh vực rủi ro gồm tài chính, tác chiến, nhân sự, chính trị và mua sắm cho thấy, trong bối cảnh chi tiêu quân sự toàn cầu đã tăng lên khoảng 2 nghìn tỷ USD hàng năm, thúc đẩy quy mô và cơ hội cho tham nhũng lĩnh vực quốc phòng cũng tăng lên.
Theo công bố này, New Zealand là quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng GDI, là quốc gia duy nhất được xếp hạng A (nguy cơ tham nhũng rất thấp), với số điểm 85/100. Trong khi đó, Sudan xếp vị trí cuối bảng, với điểm tổng thể chỉ là 5/100.
Nhà kinh doanh bỏ tiền vào túi - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2020
Lò thiêu tham nhũng ở Việt Nam: Sợ bị trừng trị mà không dám “nhúng chàm”

Việt Nam: Ai bao che cho tham nhũng?

Trở lại với Việt Nam, theo nhận định của Hướng tới Minh bạch (TT), cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (TI) tại Việt Nam hoạt động với mục tiêu góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, chính quyền Hà Nội đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể trong công tác “phòng chống giặc nội xâm này”.
“Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể trong phòng, chống tham nhũng nhờ nỗ lực to lớn của Đảng và Nhà nước”, Hướng tới Minh bạch khẳng định.
Theo đó, khung pháp lý tiếp tục được cải thiện với sự ra đời của Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi (2018), Luật Tiếp cận Thông tin (2016) và các văn bản pháp luật khác. Nhiều vụ án tham nhũng lớn đã được đưa ra xét xử, nhiều quan chức cấp cao tham nhũng đã bị truy tố.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã thẳng thắn, công cuộc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, còn rất nhiều thách thức, khó khăn.
Theo Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học dẫn lại lời của Tổng Bí thư trăn trở, vì sao chúng ta chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt thế, xử lý nghiêm nhiều vi phạm như thế, nhưng những người thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ, mà “vẫn cứ trơ ra”.
PetroVietnam - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2017
Ở Việt Nam không còn ai bao che cho những quan chức cấp cao bị tham nhũng
Theo Tổng Bí thư, sai phạm xảy ra ngay trong quá trình kiểm tra, liệu ai là chỗ dựa, có ai chống lưng cho hành vi tham nhũng tiêu cực hay không.
“Ai đã bao che, tiếp tay cho những người vi phạm pháp luật trốn ra nước ngoài?”, Tổng Bí thư đau đáu và yêu cầu phải quyết tâm cao hơn nữa, làm quyết liệt hơn, bài bản hơn, hiệu quả hơn đối với tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam.
Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhấn mạnh, năm mới phải có quyết tâm mới, khí thế mới trong đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực.
Theo ông Nguyễn Thái Học, nhiều thành viên trong Ban chỉ đạo đều nhất trí đồng thuận rằng, công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực đạt được nhiều kết quả quan trọng là nhờ vai trò chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
“Tổng Bí thư là linh hồn, là chỗ dựa vững chắc cho công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng (ở Việt Nam). Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều áp lực, khó khăn, mọi người nhìn vào Tổng Bí thư để quyết tâm thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao”, ông Học nhấn mạnh.
Bản thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhiều lần yêu cầu, chính các cơ quan phòng chống tham nhũng, tiêu cực phải điều tra, xử nghiêm các vụ việc, “không chịu sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, dù người đó là ai”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала