https://kevesko.vn/20220130/viet-nam-day-manh-thuong-mai-5g-san-xuat-thiet-bi-make-in-vietnam-va-nghien-cuu-6g-13515524.html
Việt Nam đẩy mạnh thương mại 5G, sản xuất thiết bị “make in Vietnam” và nghiên cứu 6G
Việt Nam đẩy mạnh thương mại 5G, sản xuất thiết bị “make in Vietnam” và nghiên cứu 6G
Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã ký chỉ thị mới về truyền thông, công nghệ thông tin, trong đó lưu ý, cuối năm 2022, sóng 5G phủ đến... 30.01.2022, Sputnik Việt Nam
2022-01-30T17:32+0700
2022-01-30T17:32+0700
2022-01-30T17:32+0700
việt nam
công nghệ
5g
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/19/10270499_0:50:1999:1174_1920x0_80_0_0_21add05fd1cecf747908cf67651b96e8.jpg
Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh triển khai thương mại 5G với các thiết bị “make in Vietnam” trên toàn quốc, cũng như lập kế hoạch nghiên cứu công nghệ 6G trong nước.Speedtest đã công bố danh sách các thành phố có tốc độ mạng internet nhanh nhất Việt Nam cũng như nhà mạng có chất lượng mạng tốt nhất cả nước.Đẩy mạnh thương mại 5G, Việt Nam lập kế hoạch nghiên cứu 6GBộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng mới đây vừa ký ban hành Chỉ thị số 01 về định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2022 và giai đoạn 2022 – 2024.Theo đó, giai đoạn 2022 - 2024 là thời gian Việt Nam tập trung phục hồi, thúc đẩy phát triển kinh tế để tạo tiền đề cho các mục tiêu kế hoach 5 năm 2021-2025. Ngành Thông tin và Truyền thông cần nỗ lực để góp phần vào quá trình này.Chỉ thị nhấn mạnh, lĩnh vực viễn thông là lĩnh vực chủ chốt của ngành, đã được đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho năm 2022 và giai đoạn 2022-2024.Trong những năm qua, hạ tầng viễn thông đã được cải tiến mạnh mẽ, từng bước đáp ứng vai trò là hạ tầng kinh tế kỹ thuật quan trọng của Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, phục vụ chuyển đổi số quốc gia.Năm 2022, cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai thương mại 5G với các thiết bị “make in Vietnam”, nghiên cứu thử nghiệm các biện pháp tăng cường dùng chung chia sẻ hạ tầng viễn thông. Chỉ thị cũng yêu cầu lập kế hoạch nghiên cứu công nghệ 6G tại Việt Nam.Sóng 5G phủ đến 8% dân số Việt Nam cuối năm 2022Cùng với đó, theo chỉ thị mà Bộ trưởng Hùng ký, sẽ tăng tiến độ triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về băng tần đấu giá, triển khai đấu giá, cấp giấy phép băng tầng cho thông tin di động 4G, 5G.Mục tiêu đặt ra là phủ sóng di động 5G đến 8% dân số vào năm 2022, đến 20% dân số vào năm 2024.Chỉ thị còn yêu cầu xây dựng và triển khai hệ thống tiếp nhận, giám sát và hỗ trợ xử lý can nhiễu trên cơ sở thu thập và phân tích dữ liệu từ các trạm gốc của các doanh nghiệp thông tin di động.Hoàn thiện Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam; xây dựng bản đồ vùng công ích đến năm 2025; Xây dựng bộ chỉ số đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích; xây dựng hệ thống thông tin quản lý và giám sát thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025.Nâng bậc và cải thiện thứ hạng, đối với viễn thông, chỉ số phát triển CNTT-TT (IDI) theo đánh giá của ITU vào top 70 IDI trong năm 2022.Trong giai đoạn 2022 – 2024, cần tập trung triển khai, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm để tạo tiền đề đưa mạng truyền số liệu chuyên dùng thành hạ tầng thống nhất, ổn định, an toàn, thông suốt kết nối 100% bốn cấp hành chính từ Trung ương đến cấp xã.Mục tiêu đặt ra là kết nối 100% các hệ thống thông tin của Chính phủ điện tử; Chính phủ số vào năm 2025.Bên cạnh đó, thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình trên 10%/năm, với mục tiêu doanh thu đạt 22,9 tỷ USD năm 2024.Thành phố nào có tốc độ Internet cao nhất Việt Nam?Theo ghi nhận của Speedtest trong quý IV/2021, Đà Nẵng là nơi có tốc độ mạng internet di động dẫn đầu với tốc độ tải xuống (download) đạt 43,88 Mb/giây và tải lên (upload) 24,83 Mb/giây, độ trễ 23 ms.Xếp ở vị trí thứ hai là Cần Thơ với tốc độ download là 38,41 Mb/giây và upload là 20,88 Mb/giây.Lần lượt đứng ở vị trí thứ 3, thứ 4 và thứ 5 là các thành phố lớn gồm TP.HCM, Hà Nội và Hải Phòng.Các thành phố lớn có tốc độ internet di động cao hơn so với mức trung bình cả nước trong quý IV/2021 là 35,2 Mb/giây (download) và 16,52 Mb/giây (upload). Việt Nam hiện đứng thứ 52 toàn cầu về tốc động mạng internet di động, rớt hai bậc so với quý III/2021.Băng thông rộng cố định tại Việt Nam hiện mức trung bình, xếp thứ 43 thế giới và giảm một bậc so với quý III/2021. Tốc độ download đạt 68,53 Mb/giây và upload là 64,18 Mb/giây, độ trễ 4 ms.TP.HCM là địa phương có tốc độ Internet cố định cao nhất với tốc độ download là 75,10 Mb/giây và tốc độ upload 72,48 Mb/giây, độ trễ 4 ms. Xếp ở các vị trí tiếp theo là Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Nội và Hải Phòng.Speedtest ghi nhận Viettel là nhà mạng cung cấp tốc độ Internet di động cao nhất, trong khi Vinaphone dẫn đầu về Internet cố định trong quý cuối năm 2021.Về thiết bị, iPhone 13 Pro Max hiện là smartphone có khả năng truy cập mạng với tốc độ nhanh nhất tại Việt Nam, đạt 72,39 Mb/giây khi tải xuống, 25 Mb/giây khi tải lên với độ trễ 21 ms.Xếp tiếp theo vẫn là 3 sản phẩm đến từ nhà Táo với iPhone 12, 12 Pro Max và 12 Pro. Xếp thứ năm là chiêc smartphone Mi 10T Pro của Xiaomi.Nhìn chung, tốc độ Internet ở cả Việt Nam và trên thế giới có xu hướng tăng trong năm qua, nhất là mạng di động nhờ sự phát triển của mạng 5G.Tại Việt Nam, nhiều nhà cung cấp dịch vụ đã giới thiệu các chương trình tăng băng thông cho người dùng trong thời gian dịch bệnh để phục vụ nhu cầu làm việc và học tập từ xa.
https://kevesko.vn/20220117/tung-khien-the-gioi-bat-ngo-khi-lam-chu-5g-viet-nam-se-di-dau-ve-6g-13346761.html
https://kevesko.vn/20220117/apple-samsung-dua-nhau-mo-mono-store-o-viet-nam-ai-se-thang-13341263.html
https://kevesko.vn/20211223/viet-nam-muon-vao-top-dau-khu-vuc-ve-an-ninh-mang-tang-san-pham-make-in-vietnam-12993925.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/19/10270499_184:0:1815:1223_1920x0_80_0_0_80c457c1c1963a5acba69c11b0bb74d6.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, công nghệ, 5g
Việt Nam đẩy mạnh thương mại 5G, sản xuất thiết bị “make in Vietnam” và nghiên cứu 6G
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã ký chỉ thị mới về truyền thông, công nghệ thông tin, trong đó lưu ý, cuối năm 2022, sóng 5G phủ đến 8% dân số Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh triển khai thương mại 5G với các thiết bị “make in Vietnam” trên toàn quốc, cũng như lập kế hoạch nghiên cứu công nghệ 6G trong nước.
Speedtest đã công bố danh sách các thành phố có tốc độ mạng internet nhanh nhất Việt Nam cũng như nhà mạng có chất lượng mạng tốt nhất cả nước.
Đẩy mạnh thương mại 5G, Việt Nam lập kế hoạch nghiên cứu 6G
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng mới đây vừa ký ban hành Chỉ thị số 01 về định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2022 và giai đoạn 2022 – 2024.
Theo đó, giai đoạn 2022 - 2024 là thời gian
Việt Nam tập trung phục hồi, thúc đẩy phát triển kinh tế để tạo tiền đề cho các mục tiêu kế hoach 5 năm 2021-2025. Ngành Thông tin và Truyền thông cần nỗ lực để góp phần vào quá trình này.
Chỉ thị nhấn mạnh, lĩnh vực viễn thông là lĩnh vực chủ chốt của ngành, đã được đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho năm 2022 và giai đoạn 2022-2024.
Trong những năm qua, hạ tầng viễn thông đã được cải tiến mạnh mẽ, từng bước đáp ứng vai trò là hạ tầng kinh tế kỹ thuật quan trọng của Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Năm 2022, cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai thương mại 5G với các thiết bị “make in Vietnam”, nghiên cứu thử nghiệm các biện pháp tăng cường dùng chung chia sẻ hạ tầng viễn thông. Chỉ thị cũng yêu cầu lập kế hoạch nghiên cứu công nghệ 6G tại Việt Nam.
Sóng 5G phủ đến 8% dân số Việt Nam cuối năm 2022
Cùng với đó, theo chỉ thị mà Bộ trưởng Hùng ký, sẽ tăng tiến độ triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về băng tần đấu giá, triển khai đấu giá, cấp giấy phép băng tầng cho thông tin di động 4G, 5G.
Mục tiêu đặt ra là phủ sóng di động 5G đến 8% dân số vào năm 2022, đến 20% dân số vào năm 2024.
Chỉ thị còn yêu cầu xây dựng và triển khai hệ thống tiếp nhận, giám sát và hỗ trợ xử lý can nhiễu trên cơ sở thu thập và phân tích dữ liệu từ các trạm gốc của các doanh nghiệp thông tin di động.
Hoàn thiện Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam; xây dựng bản đồ vùng công ích đến năm 2025; Xây dựng bộ chỉ số đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích; xây dựng hệ thống thông tin quản lý và giám sát thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025.
Nâng bậc và cải thiện thứ hạng, đối với viễn thông, chỉ số phát triển CNTT-TT (IDI) theo đánh giá của ITU vào top 70 IDI trong năm 2022.
Trong giai đoạn 2022 – 2024, cần tập trung triển khai, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm để tạo tiền đề đưa mạng truyền số liệu chuyên dùng thành hạ tầng thống nhất, ổn định, an toàn, thông suốt kết nối 100% bốn cấp hành chính từ Trung ương đến cấp xã.
Mục tiêu đặt ra là kết nối 100%
các hệ thống thông tin của Chính phủ điện tử; Chính phủ số vào năm 2025.
Bên cạnh đó, thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình trên 10%/năm, với mục tiêu doanh thu đạt 22,9 tỷ USD năm 2024.
Thành phố nào có tốc độ Internet cao nhất Việt Nam?
Theo ghi nhận của Speedtest trong quý IV/2021, Đà Nẵng là nơi có tốc độ mạng internet di động dẫn đầu với tốc độ tải xuống (download) đạt 43,88 Mb/giây và tải lên (upload) 24,83 Mb/giây, độ trễ 23 ms.
Xếp ở vị trí thứ hai là Cần Thơ với tốc độ download là 38,41 Mb/giây và upload là 20,88 Mb/giây.
Lần lượt đứng ở vị trí thứ 3, thứ 4 và thứ 5 là các thành phố lớn gồm TP.HCM, Hà Nội và Hải Phòng.
Các thành phố lớn có tốc độ internet di động cao hơn so với mức trung bình cả nước trong quý IV/2021 là 35,2 Mb/giây (download) và 16,52 Mb/giây (upload). Việt Nam hiện đứng thứ 52 toàn cầu về tốc động mạng internet di động, rớt hai bậc so với quý III/2021.
Băng thông rộng cố định tại Việt Nam hiện mức trung bình, xếp thứ 43 thế giới và giảm một bậc so với quý III/2021. Tốc độ download đạt 68,53 Mb/giây và upload là 64,18 Mb/giây, độ trễ 4 ms.
TP.HCM là địa phương có tốc độ Internet cố định cao nhất với tốc độ download là 75,10 Mb/giây và tốc độ upload 72,48 Mb/giây, độ trễ 4 ms. Xếp ở các vị trí tiếp theo là Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Nội và Hải Phòng.
Speedtest
ghi nhận Viettel là nhà mạng cung cấp tốc độ Internet di động cao nhất, trong khi Vinaphone dẫn đầu về Internet cố định trong quý cuối năm 2021.
Về thiết bị, iPhone 13 Pro Max hiện là smartphone có khả năng truy cập mạng với tốc độ nhanh nhất tại Việt Nam, đạt 72,39 Mb/giây khi tải xuống, 25 Mb/giây khi tải lên với độ trễ 21 ms.
Xếp tiếp theo vẫn là 3 sản phẩm đến từ nhà Táo với iPhone 12, 12 Pro Max và 12 Pro. Xếp thứ năm là chiêc smartphone Mi 10T Pro của Xiaomi.
Nhìn chung, tốc độ Internet ở cả Việt Nam và trên thế giới có xu hướng tăng trong năm qua, nhất là mạng di động nhờ
sự phát triển của mạng 5G.
Tại Việt Nam, nhiều nhà cung cấp dịch vụ đã giới thiệu các chương trình tăng băng thông cho người dùng trong thời gian dịch bệnh để phục vụ nhu cầu làm việc và học tập từ xa.
23 Tháng Mười Hai 2021, 17:52