https://kevesko.vn/20220201/gau-nga-bay-cao-bay-xa-dau-la-bi-quyet-truong-ton-13530794.html
«Gấu» Nga bay cao bay xa. Đâu là bí quyết trường tồn?
«Gấu» Nga bay cao bay xa. Đâu là bí quyết trường tồn?
Sputnik Việt Nam
Máy bay ném bom cận âm chiến lược mang tên lửa loại Tu-95 (mã hiệu NATO: Bear (Gấu)) có thâm niên phục vụ trong phiên chế Lực lượng Hàng không Tầm xa của Lực... 01.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-01T05:11+0700
2022-02-01T05:11+0700
2022-02-01T05:11+0700
nga
nato
máy bay
tu-95
quân sự
tu-142
ném bom chiến lược
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/01/1f/13530710_0:0:3073:1728_1920x0_80_0_0_0d84c9eba8b4e348383cbe29ee04b343.jpg
Lý do là ở đặc tính của chúng, trong nhiều tiêu chí đều là độc đáo. Máy bay liên tục được nâng cấp, đảm bảo luôn luôn đầy đủ khả năng chiến đấu.Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 được đưa vào sử dụng trong thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh: tháng 4 năm 1956 (muộn hơn 14 tháng so với B-52 Mỹ). Mục đích cơ bản của nó khi đó, ngay từ thời kỳ "tiền tên lửa", là đảm bảo đưa vũ khí hạt nhân đến tận lãnh thổ của «kẻ thù tiềm tàng» ở bên kia đại dương.Mùa thu năm 1961, với sự trợ giúp của một máy bay ném bom loại này, quả bom khinh khí cực mạnh (50 tấn TNT) đã được thử nghiệm. Một chiếc Tu-95V được chuẩn bị đặc biệt đã đưa quả bom Vua «Tsar-Bomba» (dài - 8 mét, trọng lượng - 26 tấn) trên giá treo bên ngoài đến thao trường trên quần đảo Novaya Zemlya ở Bắc Băng Dương và thả xuống. Vụ nổ mạnh đến mức sóng địa chấn đã chạy quanh Trái đất 3 vòng, có thể nhìn thấy ánh chớp loé ở khoảng cách hơn 1.000 km. Trong một khoảng thời gian, bản thân chiếc máy bay chở bom bị rung lắc dữ dội, mọi liên lạc với máy bay đều mất. Nhưng chiếc Tu-95V và toàn bộ phi hành đoàn đã trở về sân bay căn cứ nguyên vẹn an toàn.May thay, mọi sự đã không dẫn đến chỗ triển khai công dụng thực sự của thứ đầu đạn nhiệt hạch cực mạnh như vậy. Chúng ta sẽ hy vọng rằng vũ khí hạt nhân sẽ không bao giờ được bất kỳ ai sử dụng nữa. Ngày nay, mô hình bố cục theo khối lượng của «Tsar-Bomba» vẫn được giữ trong Bảo tàng, nhưng «chiếc xe chở hàng» của nó vẫn đứng trong đội ngũ Hàng không tầm xa của Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga. Nhưng đó không còn là máy bay ném bom nữa mà là phi cơ mang tên lửa Tu-95MS (mã hiệu NATO: Bear-H).Tu-95MS là chiếc máy bay đồ sộ ấn tượng (chiều dài - 49 m, chiều rộng - 50,4 m), dù không phải là to lớn nhất thế giới: có những mẫu máy bay còn «khủng» hơn. Khi máy bay mang tên lửa đậu trên sân, một chiếc xe tải Ural có thể dễ dàng chạy qua phía bên dưới nó mà vẫn còn một khoảng trống đáng kể giữa nóc cabin ô tô và bụng máy bay.Hiện nay, Tu-95MS là máy bay phản lực cánh quạt mạnh nhất, nhanh nhất và có tầm bay xa nhất, là "tổ hợp không quân tác chiến chiến lược" duy nhất trên thế giới có động cơ phản lực cánh quạt.Tuy nhiên, những khuyết điểm của «Gấu» Nga này thì ai cũng biết. Đó là tình trạng gia tăng tiếng ồn (và thậm chí là tương đối so với máy bay phản lực) và khả năng nhận dạng radar (nhưng vấn đề này cũng đang được các chuyên gia Nga cố gắng giải quyết).Hệ thống tiếp nhiên liệu trên không mà «Gấu» có còn giúp gia tăng cả tầm bay xa và tổng thời lượng mà nó hoạt động trên không trung. Trong năm 2010 Tu-95MS thiết lập kỷ lục bay hơn 28.000 km không hề hạ cánh trong 42 giờ 17 phút, với 4 lần tiếp nhiên liệu trên không. Quả thực, bản thân quá trình tiếp nhiên liệu trên không cho cỗ máy động cơ phản lực cánh quạt về mặt kỹ thuật phức tạp hơn cho máy bay phản lực. Công đoạn này đòi hỏi trình độ huấn luyện cao nhất và «thần kinh thép» của các kíp lái máy bay chở dầu và máy bay mang tên lửa. Mà nhìn chung, quá trình đào tạo phi công cho «Gấu» phải mất từ 5 đến 8 năm, kể cả là đã qua trường dạy bay dành riêng.«Thử lửa»Năm 2015, lần đầu tiên trong toàn bộ lịch sử vận hành trong quân đội, Tu-95MS tham gia hoạt động thực chiến: máy bay thực hiện những cuộc tấn công chính xác nhất bằng tên lửa hành trình (đương nhiên là dùng đầu đạn phi hạt nhân) đánh trúng các mục tiêu của chiến binh khủng bố trên lãnh thổ Syria. Kinh nghiệm chiến đấu đã chứng tỏ rằng, ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ «răn đe hạt nhân», máy bay mang tên lửa chiến lược còn có thể phát huy hiệu quả trong các cuộc xung đột cục bộ, “tác chiến” với “vũ khí hàng không” chính xác cao từ khoảng cách xa. Máy bay không cần xuất hiện ngay phía trên mục tiêu và hơn nữa, không cần đi vào vùng lưới lửa của hệ thống phòng không đối phương.Thời điểm hiện tại, Tu-95MS đang trải qua chu trình nâng cấp kế tiếp. Máy bay nhận được thiết bị kỹ thuật số mới để lái và điều hướng, thông tin liên lạc, điều khiển vũ khí, chiến tranh điện tử, được thay thế động cơ và cánh quạt, các đơn vị nhiên liệu, thủy lực, hệ thống điện, và thậm chí cả phanh ở các bánh xe của khung gầm. Đã sửa chữa cả một phần thân tàu. Tổng cộng, có tới 5.000 đơn vị và chi tiết được đổi mới cập nhật. Cuộc đại tu kỹ lưỡng như vậy cho phép những chú «Gấu» trong cấu hình hiện tại có thể duy trì hoạt động ít nhất 10 năm nữa. Trong khi đó, đã xúc tiến phương án hiện đại hóa sâu máy bay mang tên lửa kỳ cựu lên ngang tầm Tu-95MSM. Những chi tiết của cuộc sửa đổi này hiện chưa công khai.Cuối cùng, trong Hàng không của Hải quân Nga đã có phiên bản «Gấu» của riêng mình: đó là máy bay trinh sát đại dương tầm xa và máy bay tìm kiếm-cứu nạn. Nó khác với máy bay mang tên lửa của Lực lượng Không quân-Vũ trụ, do đó có chỉ số riêng là Tu-142 (mã hiệu NATO: Bear-F).
https://kevesko.vn/20220119/hoa-ky-khong-loai-tru-viec-vu-khi-hat-nhan-cua-nga-co-the-duoc-trien-khai-o-belarus-13365071.html
https://kevesko.vn/20220130/bo-doi-viet-nam-thu-nghiem-to-hop-ten-lua-bo-bien-tren-khung-gam-kamaz-13512324.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/01/1f/13530710_113:0:2844:2048_1920x0_80_0_0_6aad99979659833823530cc36f5d6787.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
nga, nato, máy bay, tu-95, quân sự, tu-142, ném bom chiến lược
nga, nato, máy bay, tu-95, quân sự, tu-142, ném bom chiến lược
«Gấu» Nga bay cao bay xa. Đâu là bí quyết trường tồn?
Máy bay ném bom cận âm chiến lược mang tên lửa loại Tu-95 (mã hiệu NATO: Bear (Gấu)) có thâm niên phục vụ trong phiên chế Lực lượng Hàng không Tầm xa của Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga (trước đây là Hàng không Tầm xa của Không quân Liên Xô) đã hơn 65 năm, nhưng cho đến nay số này vẫn chưa thuộc diện «sửa soạn nghỉ hưu».
Lý do là ở đặc tính của chúng, trong nhiều tiêu chí đều là độc đáo. Máy bay liên tục được nâng cấp, đảm bảo luôn luôn đầy đủ khả năng chiến đấu.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 được đưa vào sử dụng trong thời kỳ cao điểm của
Chiến tranh Lạnh: tháng 4 năm 1956 (muộn hơn 14 tháng so với B-52 Mỹ). Mục đích cơ bản của nó khi đó, ngay từ thời kỳ "tiền tên lửa", là đảm bảo đưa vũ khí hạt nhân đến tận lãnh thổ của «kẻ thù tiềm tàng» ở bên kia đại dương.
Mùa thu năm 1961, với sự trợ giúp của một máy bay ném bom loại này, quả bom khinh khí cực mạnh (50 tấn TNT) đã được thử nghiệm. Một chiếc Tu-95V được chuẩn bị đặc biệt đã đưa quả bom Vua «Tsar-Bomba» (dài - 8 mét, trọng lượng - 26 tấn) trên giá treo bên ngoài đến thao trường trên quần đảo Novaya Zemlya ở Bắc Băng Dương và thả xuống. Vụ nổ mạnh đến mức sóng địa chấn đã chạy quanh Trái đất 3 vòng, có thể nhìn thấy ánh chớp loé ở khoảng cách hơn 1.000 km. Trong một khoảng thời gian, bản thân chiếc máy bay chở bom bị rung lắc dữ dội, mọi liên lạc với máy bay đều mất. Nhưng chiếc Tu-95V và toàn bộ phi hành đoàn đã trở về sân bay căn cứ nguyên vẹn an toàn.
May thay, mọi sự đã không dẫn đến chỗ triển khai công dụng thực sự của thứ đầu đạn nhiệt hạch cực mạnh như vậy. Chúng ta sẽ hy vọng rằng vũ khí hạt nhân sẽ không bao giờ được bất kỳ ai sử dụng nữa. Ngày nay, mô hình bố cục theo khối lượng của «Tsar-Bomba» vẫn được giữ trong Bảo tàng, nhưng «chiếc xe chở hàng» của nó vẫn đứng trong đội ngũ Hàng không tầm xa của
Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga. Nhưng đó không còn là máy bay ném bom nữa mà là phi cơ mang tên lửa Tu-95MS
(mã hiệu NATO: Bear-H).Tu-95MS là chiếc máy bay đồ sộ ấn tượng (chiều dài - 49 m, chiều rộng - 50,4 m), dù không phải là to lớn nhất thế giới: có những mẫu máy bay còn «khủng» hơn. Khi máy bay mang tên lửa đậu trên sân, một chiếc xe tải Ural có thể dễ dàng chạy qua phía bên dưới nó mà vẫn còn một khoảng trống đáng kể giữa nóc cabin ô tô và bụng máy bay.
Hiện nay, Tu-95MS là máy bay phản lực cánh quạt mạnh nhất, nhanh nhất và có tầm bay xa nhất, là "tổ hợp không quân tác chiến chiến lược" duy nhất trên thế giới có động cơ phản lực cánh quạt.
Tuy nhiên, những khuyết điểm của «Gấu» Nga này thì ai cũng biết. Đó là tình trạng gia tăng tiếng ồn (và thậm chí là tương đối so với máy bay phản lực) và khả năng nhận dạng radar (nhưng vấn đề này cũng đang được các chuyên gia Nga cố gắng giải quyết).
Hệ thống tiếp nhiên liệu trên không mà «Gấu» có còn giúp gia tăng cả tầm bay xa và tổng thời lượng mà nó hoạt động trên không trung. Trong năm 2010 Tu-95MS thiết lập kỷ lục bay hơn 28.000 km không hề hạ cánh trong 42 giờ 17 phút, với 4 lần tiếp nhiên liệu trên không. Quả thực, bản thân quá trình tiếp nhiên liệu trên không cho cỗ máy động cơ phản lực cánh quạt về mặt kỹ thuật phức tạp hơn cho máy bay phản lực. Công đoạn này đòi hỏi trình độ huấn luyện cao nhất và «thần kinh thép» của các kíp lái máy bay chở dầu và máy bay mang tên lửa. Mà nhìn chung, quá trình đào tạo phi công cho «Gấu» phải mất từ 5 đến 8 năm, kể cả là đã qua trường dạy bay dành riêng.
Năm 2015, lần đầu tiên trong toàn bộ lịch sử vận hành trong quân đội,
Tu-95MS tham gia hoạt động thực chiến: máy bay thực hiện những cuộc tấn công chính xác nhất bằng tên lửa hành trình (đương nhiên là dùng đầu đạn phi hạt nhân) đánh trúng các mục tiêu của chiến binh khủng bố trên lãnh thổ Syria. Kinh nghiệm chiến đấu đã chứng tỏ rằng, ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ «răn đe hạt nhân», máy bay mang tên lửa chiến lược còn có thể phát huy hiệu quả trong các cuộc xung đột cục bộ, “tác chiến” với “vũ khí hàng không” chính xác cao từ khoảng cách xa. Máy bay không cần xuất hiện ngay phía trên mục tiêu và hơn nữa, không cần đi vào vùng lưới lửa của hệ thống phòng không đối phương.
Thời điểm hiện tại, Tu-95MS đang trải qua chu trình nâng cấp kế tiếp. Máy bay nhận được thiết bị kỹ thuật số mới để lái và điều hướng, thông tin liên lạc, điều khiển vũ khí, chiến tranh điện tử, được thay thế động cơ và cánh quạt, các đơn vị nhiên liệu, thủy lực, hệ thống điện, và thậm chí cả phanh ở các bánh xe của khung gầm. Đã sửa chữa cả một phần thân tàu. Tổng cộng, có tới 5.000 đơn vị và chi tiết được đổi mới cập nhật. Cuộc đại tu kỹ lưỡng như vậy cho phép những chú «Gấu» trong cấu hình hiện tại có thể duy trì hoạt động ít nhất 10 năm nữa. Trong khi đó, đã xúc tiến phương án hiện đại hóa sâu máy bay mang tên lửa kỳ cựu lên ngang tầm Tu-95MSM. Những chi tiết của cuộc sửa đổi này hiện chưa công khai.
Cuối cùng, trong Hàng không của Hải quân Nga đã có phiên bản «Gấu» của riêng mình: đó là máy bay trinh sát đại dương tầm xa và máy bay tìm kiếm-cứu nạn. Nó khác với máy bay mang tên lửa của Lực lượng Không quân-Vũ trụ, do đó có chỉ số riêng là Tu-142 (mã hiệu NATO: Bear-F).