Сon hổ - Sputnik Việt Nam, 1920
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Thiên nhiên phong phú của Việt Nam là ngôi nhà chung dành cho nhiều loài động vật kỳ bí từ khắp thế giới. Thật đáng tiếc, một số loài vật này đang trên bờ vực tuyệt chủng do nạn săn bắn trái phép và cảnh ô nhiễm môi trường.

Việt Nam nỗ lực bảo vệ nguồn gen thuần chủng hổ Đông Dương

© Depositphotos.com / VadimVaseninCon hổ
Con hổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
Đăng ký
Sau khi được vận động, một cơ sở tư nhân nuôi nhốt hổ ở Thuận An, Bình Dương đã tự nguyện giao nộp 4 con hổ và một xác hổ cho chính quyền để chuyển cho Thảo cầm viên Sài Gòn tiếp nhận.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu để hoạt động nuôi nhốt hổ phát triển mất kiểm soát thì đây sẽ là cơ hội cho các đối tượng buôn bán động vật hoang dã trái phép lợi dụng để mua bán, trao đổi hổ cùng nhiều loài động vật hoang dã vì lợi nhuận.
Việt Nam vẫn đang nỗ lực bảo vệ nguồn gen thuần chủng hổ Đông Dương cùng nhiều loài động vật quý hiếm khác mà Sách Đỏ báo động.

Khu du lịch Thanh Cảnh giao nộp 4 con hổ cho chính quyền

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương ngày 24/2 thông tin cho biết, cơ sở tư nhân Thanh Cảnh, có trụ sở đặt tại thành phố Thuận An, đã tự nguyện giao nộp 4 con hổ và 1 xác hổ cho nhà chức trách.
Bốn con hổ còn sống đã được chuyển cho Thảo cầm viên Sài Gòn (TP.HCM) nuôi dưỡng.
© Ảnh : TTXVN phátĐoàn chuyên gia của vườn thú Thảo cầm viên Sài Gòn phối hợp cùng chi Cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương để vận chuyển các cá thể hổ
Đoàn chuyên gia của vườn thú Thảo cầm viên Sài Gòn phối hợp cùng chi Cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương để vận chuyển các cá thể hổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
Đoàn chuyên gia của vườn thú Thảo cầm viên Sài Gòn phối hợp cùng chi Cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương để vận chuyển các cá thể hổ
Trước đó, tại khu du lịch Thanh Cảnh có nuôi dưỡng 5 cá thể hổ. Năm 2019 một tai nạn ngoài ý muốn bất ngờ xảy ra khi hổ trong cơ sở tấn công, vồ cắn nát tay một nhân viên cũ của cơ sở này về thăm.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương cùng các cơ quan chức năng sau đó đã vận động chủ khu du lịch Thanh Cảnh bàn giao lại cho chính quyền các cá thể hổ có tình trạng sức khỏe ổn định.
Sau một thời gian tìm kiếm nơi thích hợp để nuôi dưỡng đàn hổ, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã liên hệ làm việc với Thảo cầm viên Sài Gòn và được đơn vị đồng ý tiếp nhận.
Tuy nhiên, một con hổ trong đàn không may đã chết trong quá trình nuôi dưỡng. Vụ việc đã được phía Thanh Cảnh thông báo tới Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương để lập biên bản, bảo quản mẫu. Cơ quan chức năng sẽ xử lý theo quy định.
Cảnh trong phim Cuộc đời của Pi (Life of Pi) (2012). Đây là câu chuyện về cậu bé Pi - con trai ông chủ một vườn thú ở Ấn Độ. Do số phận trớ trêu, gia đình anh buộc phải di cư từ Ấn Độ đến Canada. Trong chuyến đi, tàu bị đắm, chỉ còn Pi trên thuyền cùng với con hổ Bengal, linh cẩu, ngựa vằn và đười ươi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2021
Multimedia
Những con hổ. Xem phim gì trong dịp nghỉ lễ Năm mới?
Sáng 23/2, việc vận chuyển đàn hổ được thực hiện với sự phối hợp của đoàn chuyên gia từ Thảo cầm viên Sài Gòn và các cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương.
Các chuyên gia đã phải gây mê với liều lượng phù hợp với từng cá thể hổ, dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Còn nhiều vấn đề trong công tác bảo tồn hổ ở Việt Nam

Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) cho biết, trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ điều tra, thống kê và lập hồ sơ quản lý toàn bộ số hổ đang được nuôi tại Việt Nam, đồng thời thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm phục vụ công tác quản lý, nhận dạng các cá thể hổ nuôi.
Năm 2010, tại Hội nghị Thượng đỉnh về Hổ tổ chức tại Liên bang Nga, 13 quốc gia có hổ phân bố tự nhiên bao gồm: Bhutan, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Nga, Thái Lan và Việt Nam đã cam kết tăng gấp đôi số lượng hổ hoang dã trên toàn cầu vào năm 2022.
Hổ trong trang trại của ông trùm buôn bán hổ Nguyễn Mậu Chiến - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2022
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Đâu là mối đe dọa lớn nhất đối với loài hổ?
Ngày 16/04/2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ giai đoạn 2014 – 2022, nhằm bảo vệ, bảo tồn hổ, sinh cảnh và con mồi của hổ, từ đó ngăn chặn sự suy giảm, từng bước phục hồi, cải thiện và tăng số lượng hổ trong mà Hội nghị Thượng định về Hổ đã đặt ra.
Tuy nhiên, nếu Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Nga và Trung Quốc đã đạt được một số thành công nhất định, đưa số lượng hổ trên toàn cầu từ khoảng 3.200 cá thể (năm 2010) lên ít nhất 3.890 cá thể (năm 2016), thì Việt Nam có khả năng hổ đã tuyệt chủng trong tự nhiên.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) cho biết, Việt Nam chỉ còn ít hơn 5 cá thể hổ trong tự nhiên vào năm 2016. Thống kê này được lấy từ ước tính của IUCN năm 2015 vì kể từ năm 2009, hổ hoang dã không còn được ghi nhận tại Việt Nam và Việt Nam cũng không có bất kỳ khảo sát quốc gia nào về hổ tự nhiên. Đã có nhiều ý kiến cho rằng hổ có thể đã tuyệt chủng tại Việt Nam.
© Ảnh : TTXVN phátCá thể hổ được bàn giao lại cho vườn thú Thảo cầm viên Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh)
Cá thể hổ được bàn giao lại cho vườn thú Thảo cầm viên Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
Cá thể hổ được bàn giao lại cho vườn thú Thảo cầm viên Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh)
Trong bối cảnh đó, việc nuôi hổ bảo tồn được đánh giá là một giải pháp cần thiết có thể giúp phục hồi quần thể hổ tự nhiên tại Viêt Nam.
Theo ENV, hoạt động nuôi hổ để bảo tồn là một dạng thức của hoạt động bảo tồn. Dưới hình thức này, hổ được nuôi dưỡng nhằm có thể tái thả về môi trường tự nhiên.
Điều này đòi hỏi nhiều thời gian và tốn kém về chi phí, phải có kế hoạch cụ thể dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan Nhà nước nhằm đảm bảo hổ được nuôi nhốt phải có nguồn gen thuần chủng của hổ Đông Dương. Hổ phải đảm bảo về sức khỏe, có đủ bản năng tự nhiên. Ngoài ra, cần xác định được môi trường tái thả và có kế hoạch tái thả phù hợp.
Con hổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2022
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Hổ ở Việt Nam: Thả hay nhốt?
ENV ghi nhận, hơn 10 năm qua, số lượng hổ nuôi nhốt có đăng ký tại Việt Nam đã tăng mạnh từ 97 cá thể (năm 2010) lên tới 364 cá thể (2021) tại 22 cơ sở, phần lớn là các trang trại và sở thú tư nhân.
Dù tất cả các cơ sở này đều được đăng ký hoăc có sự quản lý của các cơ quan Nhà nước để nuôi hổ “không vì mục đích thương mại” nhưng không có bất cứ cơ sở nào đáp ứng mục tiêu của hoạt động “nuôi hổ bảo tồn”. Quan điểm này cũng nhận được sự đồng tình từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
“Hiện nay, các cơ sở không phân biệt được các phụ loài hổ, việc nuôi nhốt chung giữa các phân loài dẫn đến di truyền cận huyết, lai chéo giữa ba phân loài hổ, thế hệ F1 sinh ra không có khả năng thích nghi và không có ý nghĩa đối với bảo tồn hổ tự nhiên ở Việt Nam”, báo cáo của Bộ trình Thủ tướng Chính phủ năm 2012 ghi nhận.
Hiện các quy định của Việt Nam về quản lý đối với các cơ sở nuôi nhốt hổ và đông vật hoang dã khác “không vì mục đích thương mại” vẫn chưa toàn diện và chưa thể đóng góp thiết thực cho công tác “bảo tồn hổ”.
Theo quy định, tại những cơ sở nuôi hổ “không vì mục đích thương mại” này, chủ cơ sở không bị yêu cầu kiểm soát sinh sản hay đảm bảo nguồn gen thuần chủng, khỏe mạnh của hổ và các loài động vật hoang dã khác mà chỉ cần ghi chép sổ theo dõi đầy đủ. Việc xử lý hổ hay các loài động vật hoang dã chết hoặc khi cơ sở bị hủy mã số hay rút giấy phép cũng chưa được quy định chi tiết.
Hổ với lợn con ở Sở thú Bangkok - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2022
Multimedia
Khi hổ thành người bạn thân nhất
Theo Phó Giám đốc ENV Bùi Thị Hà, nếu được đặt dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước, việc nuôi nhốt hổ “không vì mục đích thương mại” có thể đóng vai trò là nguồn cho công tác bảo tồn hổ ngoại vi.
Tuy nhiên, nếu để hoạt động này phát triển mất kiểm soát thì đó sẽ là cơ hội cho các đối tượng buôn bán động vật hoang dã trái phép lợi dụng để mua bán, trao đổi hổ và các loài động vật hoang dã vì lợi nhuận.

Siết chặt hoạt động nuôi nhốt hổ

Vì những lý do trên, việc thắt chặt quản lý của các cơ sở nuôi nhốt hổ “không vì mục đích thương mại” là hết sức cần thiết, nhằm phục vụ công tác “bảo tồn” hổ trong tự nhiên tại Việt Nam.
Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiến hành điều tra, thống kê và lập hồ sơ quản lý toàn bộ số hổ đang được nuôi tại Việt Nam, cũng như thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để quản lý, nhận dạng các cá thể hổ nuôi.
Theo ENV, việc lập hồ sơ quản lý, nhận dạng hổ sẽ chỉ mang lại hiệu quả nếu nhà nước có chính sách rõ ràng nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động sinh sản của hổ cũng như xử lý các trường hợp hổ chết tại các cơ sở nuôi nhốt đã đăng ký.
Một con hổ cái Amur bảy tháng tuổi tên là Kristal tại vườn thú gia đình «Điều kỳ diệu» ở làng Borisovka, vùng Primorsky - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2022
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Nỗi lo ‘chúa sơn lâm’ tuyệt chủng, Việt Nam còn bao nhiêu hổ hoang dã trong tự nhiên?
Vì vậy, ENV đề xuất Chính phủ và cơ quan hữu quan hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm thắt chặt quản lý hoạt động nuôi nhốt hổ tại Việt Nam.
Đặc biệt, cần sớm ban hành một chính sách cá biệt với hoạt động nuôi nhốt hổ trong đó có quy định kiểm soát sinh sản đối với hổ nuôi nhốt nhằm đảm bảo duy trì số lượng hổ chỉ ở mức hỗ trợ cho công tác bảo tồn, đồng thời có cơ chế giám sát để đảm bảo các cơ sở không buôn bán động vật hoang dã trái phép.
Về lâu dài, cần có một văn bản quy phạm pháp luật riêng để quản lý toàn diện hoạt động của các cơ sở nuôi động vật hoang dã không vì mục đích thương mại, tạo tiền đề cho hoạt động của các cơ sở hợp pháp cũng như ngăn chặn việc các đối tượng lợi dụng, núp bóng để thực hiện các hành vi vi phạm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала