Lệnh cấm vận bị tạm hoãn. Nga se tìm ai mua than đá thay thế châu Âu?

© Sputnik / Alexey Kudenko / Chuyển đến kho ảnhChất than vào toa chở hàng
Chất than vào toa chở hàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2022
Đăng ký
Châu Âu chưa sẵn sàng loại bỏ than Nga vì không dễ tìm được phương án thay thế. Do đó, lệnh cấm nhập khẩu than đá của Nga được trì hoãn trong bốn tháng. Trong khi đó, Nga đang chuyển sang châu Á, mặc dù Trung Quốc có rất nhiều nguyên liệu thô của riêng mình. Ai sẽ mua than đá thay thế châu Âu? Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.

EU chưa thể thống nhất trừng phạt ngành năng lượng Nga

Thứ Sáu tuần trước, EU đã thông qua vòng trừng phạt thứ năm đối với Nga. Ban đầu, EU đã đề xuất áp đặt lệnh cấm vận than đá Nga từ tháng Bảy để có thời hạn ba tháng cho các hợp đồng hiện có, nhưng, cuối cùng thời hạn đã được kéo dài đến bốn tháng, tức là đến đầu tháng 8 do “áp lực từ phía Đức”.
Thủ tướng Olaf Scholz nhấn mạnh: “Nếu chúng tôi có thể giải quyết vấn đề này nhanh hơn thì sẽ rất tốt, nhưng chúng tôi cần thời gian chuyển tiếp để tìm các nhà cung cấp”.
Biện pháp này "sẽ tước đi một nguồn thu nhập quan trọng khác của Nga", - Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen viết trên Twitter. Tuy nhiên, tại EU đã phát sinh tranh chấp về các hợp đồng: cấm các hợp đồng hiện có hoặc chỉ những hợp đồng tương lai.
Năng lượng mặt trời - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2022
Từ chối mua khí đốt của Nga, châu Âu sẽ không có kính năng lượng mặt trời
Ngoài ra, họ không thể thay thế ngay lập tức khối lượng nhập khẩu than lớn như vậy. Theo truyền thống lịch sử, Nga là nhà cung cấp than lớn nhất cho châu Âu. Năm ngoái, lượng giao hàng đã tăng 10%, lên đến 50,5 triệu tấn. Đây là một phần tư lượng than đá xuất khẩu.
Các khách hàng mua than Nga lớn nhất là Đức, Ba Lan, Hà Lan và Ý. Ở các quốc gia đó, tỷ trọng của than Nga là 60%. Ở Pháp - 30%.
Các nhà phân tích cho rằng, việc mất đi những khách hàng lớn như vậy là điều khó chịu, nhưng không thể được gọi là chết chóc.

“Đây là khoảng 4-5 tỷ USD. Tuy nhiên, các công ty khai thác than đã chuẩn bị cho một kịch bản như vậy sau khi Liên minh châu Âu thông qua luật yêu cầu giảm lượng phát thải carbon”, - chuyên gia Andrei Loboda, giám đốc quan hệ công chúng của BitRiver, giải thích.

Lượng than cung cấp đã giảm. Từng chút một, nguồn hàng dư thừa chuyển hướng sang các thị trường khác, chủ yếu là châu Á. Năm 2021, 129 triệu tấn than đã được bán cho các quốc gia châu Á, bao gồm cả Trung Quốc.
Khai thác than - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Đức dự định sau 120 ngày nữa sẽ ngừng nhập khẩu than từ Nga
Trung Quốc là nước sản xuất than đá lớn nhất thế giới: 4 tỷ tấn mỗi năm. Nhưng, nhu cầu than đá tại Trung Quốc đã tăng mạnh vì nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng.
“Cách đây không lâu, Bắc Kinh đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu than từ Australia, một quốc gia nằm trong top 10 về sản lượng than”, - chuyên gia Mikhail Kogan, lãnh đạo bộ phận nghiên cứu phân tích tại Trường Quản lý Tài chính cấp cao ở Mátxcơva, cho biết.
Bắc Kinh làm như vậy vì Canberra cáo buộc Trung Quốc đã làm rất ít để ngăn chặn sự lây lan của virus. Australia sản xuất khoảng nửa tỷ tấn than nhiệt và than cốc. 75% - để xuất khẩu. Và một phần tư là xuất khẩu sang Trung Quốc.

Giảm chiết khấu đáng kể so với giá hiện hành

Phó Thủ tướng Alexander Novak chắc chắn rằng, Nga sẽ chuyển hướng cung cấp than đá sang các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
“Mọi thứ phụ thuộc vào hậu cần, vào chi phí. Nga có thể cung cấp than thông qua các cảng biển chưa được sử dụng hết ở nước ta. Các công ty khai thác than đang cố gắng giải quyết những vấn đề này”, - ông nói.
Ông Novak nói thêm rằng, hệ thống cảng biển chưa rơi vào tình trạng quá tải và có thể đảm đương tốt việc xuất nhập khẩu hàng hóa của Nga, ví dụ, các cảng trên bờ Biển Đen và Biển Baltic.
NATO  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2022
NATO tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Nhưng, rất có thể, than sẽ phải được bán giảm giá, giống như bán dầu hiện nay. Trong một tháng rưỡi qua, Ấn Độ đã mua lượng dầu kỷ lục - 14 triệu thùng dầu Ural của Nga (trong cả năm 2021 - 16 triệu thùng). Khi giảm giá cho New Delhi, Nga mất khoảng 12 triệu USD mỗi ngày.
Xét theo mọi việc, điều tương tự cũng sẽ xảy ra với than đá. Theo Văn phòng Điều phối Trung ương của Tổ hợp Nhiên liệu và Năng lượng, trong năm 2021, Ấn Độ đã mua năm triệu tấn than. Con số này gấp sáu lần so với năm 2020. Và trong thời gian từ tháng Giêng đến tháng Hai năm 2022 – họ đã mua một triệu tấn.

"Họ sẽ không từ chối các nguồn năng lượng của Nga. Người Ấn Độ không tin những chuyện của phương Tây về sự thay thế nhanh chóng. Họ thích mua nguyên liệu thô với giá có lợi cho mình”, - chuyên gia Mikhail Kogan lưu ý.

Theo các phương tiện truyền thông Ấn Độ, New Delhi đang xem xét khả năng thanh toán với Matxcơva bằng đồng rupee. Bằng cách này họ muốn lách các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trong số những khách hàng tiềm năng có cả hai quốc gia Trung Đông: Pakistan và Iran.
Tập hợp ủng hộ Nga ở New Delhi, Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Ấn Độ vòng tránh khiến phương Tây lúng túng

Giá than đá đang tăng mạnh

EU đang dựa vào nguồn cung từ Úc, Nam Phi và Mỹ. Năm 2021, xuất khẩu than từ Mỹ đã tăng gần một phần tư. Trong năm 2022, họ dự kiến ​​sẽ tăng thêm 3%. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển sẽ cao hơn so với Nga. Kết quả là giá sẽ tăng thêm.
Những lựa chọn thay thế nguồn cung than đá từ Nga có thể là New Zealand hoặc Indonesia. Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan và Đức đã hướng tới Jakarta. Nhưng, đối với quốc gia này, ưu tiên là phục vụ thị trường nội địa. Ngoài ra, công xuất của các doanh nghiệp không phải là không giới hạn.
Người Úc cũng giải thích rằng, khả năng của họ bị hạn chế. Nguyên liệu thô từ các nước khác sẽ đắt hơn ở châu Âu.
Và Châu Âu cần rất nhiều than: nhu cầu than đạt khoảng 90 triệu tấn mỗi năm. Chỉ riêng nước Đức mua 26-27 triệu tấn. Nhiều điều phụ thuộc vào cam kết phát triển năng lượng sạch. Nếu lệnh cấm khai thác than trong EU được nới lỏng, lượng nhập khẩu than có thể giảm. Trong khi đó, các nhà máy điện ở châu Âu đang chuyển sang sử dụng nhiên liệu bẩn.
Than - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2022
"Than gặp may": Chuyên gia cho biết điều gì đang xảy ra với giá loại nhiên liệu này
Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, tổng lượng điện than trên thế giới hồi năm ngoái đã tăng 9%.
Theo Viện Fraunhofer về Hệ thống Năng lượng Mặt trời ISE, trong tuần đầu tiên của tháng 3, các nhà máy điện ở châu Âu đã đốt lượng nhiên liệu rắn gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Giá than giao sau tại Tây Bắc Âu tăng 6,5% lên đến 230 USD/tấn. Giá than nhiệt giao tháng 5 đã tăng vọt từ 11 USD/tấn đến 330 USD/tấn. Tại Mỹ, giá than lần đầu tiên kể từ năm 2008 vượt quá một trăm đô la.
Hiện nay, nhu cầu về tất cả các nguồn năng lượng ngày càng tăng. Lệnh cấm nhập khẩu than Nga sẽ khiến giá các mặt hàng này tăng cao.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала