https://kevesko.vn/20220413/but-pha-kim-ngach-thuong-mai-song-phuong-viet-an--14704406.html
Bứt phá kim ngạch thương mại song phương Việt-Ấn
Bứt phá kim ngạch thương mại song phương Việt-Ấn
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Thời gian qua, hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ tăng mạnh mẽ từ mức 200 triệu USD trong năm 2000 lên hơn 13 tỷ USD... 13.04.2022, Sputnik Việt Nam
2022-04-13T07:42+0700
2022-04-13T07:42+0700
2022-04-13T07:42+0700
việt nam
kinh tế
ấn độ
xuất nhập khẩu
quan hệ thương mại
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/04/0e/10369421_0:102:3329:1974_1920x0_80_0_0_3ec69786965c300b72d4e92a55d83599.jpg
Đây là báo cáo được ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại đưa tra tại Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ diễn ra ngày 12/4.Cụ thể, trong quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,92 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ đạt 2,05 tỷ USD. Mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 15 tỷ USD trong cả năm nay.Theo ông T.K.Pandey, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp các doanh nghiệp nhập khẩu Ấn Độ, dòng hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ đã tăng lên nhiều trong những năm qua. Do đó, để kiểm soát chất lượng hàng hóa và đảm bảo sự công bằng trên thị trường, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành Quy tắc hải quan (quản lý quy tắc xuất xứ theo FTA- CAROTAR năm 2020).Đây cũng là những nội dung các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý khi giao thương với thị trường này. CAROTAR 2020 cũng yêu cầu nhà xuất khẩu đảm bảo đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định như yêu cầu về tỷ lệ gia công, nội địa hóa sản phẩm tại nước xuất khẩu phải đáp ứng được yêu cầu từ 35% trở lên.Bên cạnh đó, Hội nghị cũng đưa ra một số lưu ý đối với doanh nghiệp nhập khẩu. Theo đó, doanh nghiệp nhập khẩu cũng phải thực hiện thẩm định cơ bản trước khi nhập khẩu hàng hóa đó. Trường hợp chưa hoàn thành thủ tục xác minh, doanh nghiệp nhập khẩu muốn thông qua lô hàng sẽ phải đặt một khoản tiền bảo lãnh bằng chênh lệch giữa thuế thông thường và thuế ưu đãi.Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt NamMột số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng rất mạnh trong cả năm 2021 (so với năm 2020) gồm: Chất dẻo nguyên liệu (tăng 231%), hóa chất (tăng 162%), cao su (tăng 138%), than đá (tăng 128%).Điện thoại di động và linh kiện tiếp tục có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt hơn 1,28 tỉ USD - chiếm khoảng 21% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Ấn Độ. Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 828 triệu USD, chiếm tỉ trọng 13%.Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu quả thanh long, các mặt hàng gia vị như quế, hồi, tiêu, thảo quả… tới Ấn Độ.Đặc biệt, doanh nghiệp Ấn Độ muốn đầu tư vào sản xuất các sản phẩm nông sản mang giá trị gia tăng tại Việt Nam để xuất khẩu trở lại thị trường Ấn Độ do nhu cầu về thực phẩm chế biến rất cao tại Ấn Độ. Do đó, hai nước còn nhiều dư địa cho hợp tác đầu tư và thương mại các sản phẩm nông sản cũng như hỗ trợ nhau về công nghệ chế biến.Giai đoạn hiện nay, cả Ấn Độ và Việt Nam đang thoát ra khỏi "bóng ma" COVID-19 và tập trung vào việc phục hồi kinh tế nhanh chóng chính là “thời điểm vàng” để tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn.
https://kevesko.vn/20220413/hon-mot-nua-dan-so-viet-nam-co-viec-lam-cu-loi-nguoc-dong-ngoan-muc-14694893.html
https://kevesko.vn/20220412/viet-nam-tiep-tuc-la-mot-trung-tam-san-xuat-cua-the-gioi-14701223.html
https://kevesko.vn/20220317/an-do-xich-gan-viet-nam-khong-han-chi-vi-trung-quoc-14267652.html
ấn độ
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/04/0e/10369421_255:0:2986:2048_1920x0_80_0_0_1a4fad314ce56ef68c4cea0fa9478ec3.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, ấn độ, xuất nhập khẩu, quan hệ thương mại
việt nam, kinh tế, ấn độ, xuất nhập khẩu, quan hệ thương mại
Bứt phá kim ngạch thương mại song phương Việt-Ấn
HÀ NỘI (Sputnik) - Thời gian qua, hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ tăng mạnh mẽ từ mức 200 triệu USD trong năm 2000 lên hơn 13 tỷ USD trong năm 2021.
Đây là báo cáo được ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại đưa tra tại Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ diễn ra ngày 12/4.
Cụ thể, trong quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang
Ấn Độ đạt 1,92 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ đạt 2,05 tỷ USD. Mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 15 tỷ USD trong cả năm nay.
Theo ông T.K.Pandey, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp các doanh nghiệp nhập khẩu Ấn Độ, dòng hàng hóa
xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ đã tăng lên nhiều trong những năm qua. Do đó, để kiểm soát chất lượng hàng hóa và đảm bảo sự công bằng trên thị trường, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành Quy tắc hải quan (quản lý quy tắc xuất xứ theo FTA- CAROTAR năm 2020).
Đây cũng là những nội dung các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý khi giao thương với thị trường này. CAROTAR 2020 cũng yêu cầu nhà xuất khẩu đảm bảo đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định như yêu cầu về tỷ lệ gia công, nội địa hóa sản phẩm tại nước xuất khẩu phải đáp ứng được yêu cầu từ 35% trở lên.
Bên cạnh đó, Hội nghị cũng đưa ra một số lưu ý đối với doanh nghiệp nhập khẩu. Theo đó, doanh nghiệp
nhập khẩu cũng phải thực hiện thẩm định cơ bản trước khi nhập khẩu hàng hóa đó. Trường hợp chưa hoàn thành thủ tục xác minh, doanh nghiệp nhập khẩu muốn thông qua lô hàng sẽ phải đặt một khoản tiền bảo lãnh bằng chênh lệch giữa thuế thông thường và thuế ưu đãi.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Một số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng rất mạnh trong cả năm 2021 (so với năm 2020) gồm: Chất dẻo nguyên liệu (tăng 231%), hóa chất (tăng 162%), cao su (tăng 138%), than đá (tăng 128%).
Điện thoại di động và linh kiện tiếp tục có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt hơn 1,28 tỉ USD - chiếm khoảng 21% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Ấn Độ. Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 828 triệu USD, chiếm tỉ trọng 13%.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu quả thanh long, các mặt hàng gia vị như quế, hồi, tiêu, thảo quả… tới Ấn Độ.
Đặc biệt, doanh nghiệp Ấn Độ muốn đầu tư vào sản xuất các sản phẩm
nông sản mang giá trị gia tăng tại Việt Nam để xuất khẩu trở lại thị trường Ấn Độ do nhu cầu về thực phẩm chế biến rất cao tại Ấn Độ. Do đó, hai nước còn nhiều dư địa cho hợp tác đầu tư và thương mại các sản phẩm nông sản cũng như hỗ trợ nhau về công nghệ chế biến.
Giai đoạn hiện nay, cả Ấn Độ và
Việt Nam đang thoát ra khỏi "bóng ma" COVID-19 và tập trung vào việc phục hồi kinh tế nhanh chóng chính là “thời điểm vàng” để tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn.