Ukraina sẽ nhận được những vũ khí hạng nặng nào từ phương Tây?
18:46 13.04.2022 (Đã cập nhật: 19:16 13.04.2022)
Đăng ký
Phương Tây bắt đầu gửi xe bọc thép đển Ukraina: ngoài Hoa Kỳ, cộng hòa Séc quyết định cung cấp một lô nhỏ xe tăng và xe bộ binh chiến đấu từ kho dự trữ của mình. Đức cũng đang thảo luận về việc cung cấp hàng trăm xe tăng. Anh sẽ không đứng sang một bên. Thậm chí Úc còn chuyển giao hơn 20 xe bọc thép cho Kiev.
Những điều này là gì? Có lẽ là "tái chế hàng tồn theo cách tự nhiên". Chi tiết trong tài liệu của Sputnik.
Ủy ban châu Âu chấp thuận một gói hỗ trợ quân sự cho Ukraina lên đến 500 triệu euro (545 triệu đô la Mỹ). Phương Tây hy vọng việc tích cực cung cấp vũ khí cho Ukraina sẽ kéo dài cuộc chiến. Lần này Kiev sẽ được cung cấp vũ khí hạng nặng.
Xe bọc thép Úc dành cho Kiev
Úc đã bước vào cuộc xung đột ủy nhiệm với Nga. Darwin phê duyệt gửi 20 xe bọc thép Bushmaster 4x4 bánh lốp để giúp Kiev.
Những xe này thuộc lớp MRAP (Mine Resistant Ambush Protected/Bảo vệ chống mìn phục kích) tương đối hiện đại: trang bị từ năm 1998, sản xuất hàng loạt từ năm 2005. Ngoài quân đội Úc, xe được sử dụng trong quân đội của ít nhất 7 quốc gia khác. Có nhiều phiên bản: vận tải, y tế, chỉ huy, kỹ thuật, súng cối và hỗ trợ hỏa lực. Trang bị vũ khí cơ sở - một súng máy 7.62 mm và ống phóng lựu đạn khói.
Bushmaster 4x4 nặng 15,4 tấn, mang theo 9 người trong khoang. Có thể vận chuyển bằng máy bay vận tải C-130. Thân vỏ bọc thép bảo vệ đội xe trước đạn 5.56 - 7.62 mm, mìn và đạn pháo sức nổ tương đương với 9,5 kg TNT. Động cơ diesel 300 mã lực kết hợp với hộp số 7 cấp "tự động" có thể tăng tốc lên 120 km/h trên đường nhựa. Tầm hoạt động 800 km. Khoảng sáng gầm xe 470 mm, treo độc lập. Khả năng chất tải – đến 4 tấn. Khả năng không tồi khi chạy trên địa hình sa mạc khô bụi. Xe sẽ xoay xở thế nào trong bùn lầy đất đen ở Ukraina hiện vẫn chưa rõ.
Xe tăng T-72 của DNR ở Makeevka.
© Sputnik / Alexey Kudenko
/ Cộng hòa Séc bàn giao cho Ukraina 5 xe tăng T-72M và 5 xe chiến đấu bộ binh BVP-2. T-72M này là phiên bản xuất khẩu sản xuất ở nước ngoài theo giấy phép. Khác với T-72A Liên Xô về mức độ bảo vệ (khối tháp pháo bọc thép thay vì kết hợp) và thiết bị của hệ thống phòng thủ kíp xe. Xe không có tổ hợp điều khiển vũ khí, không có bảo vệ chủ động, không có khả năng ngắm bắn từ vị trí chỉ huy. T-72M thua kém đáng kể xe tăng Nga hiện đại T-72B3/B3M và T-90M. Xe chiến đấu bộ binh BVP-2 (bản sao Tiệp Khắc của bản cơ sở BMP- 2 Liên Xô) đã lỗi thời theo các tiêu chuẩn hiện đại .
© Sputnik / Ilya Pitalev / Chuyển đến kho ảnhLính tăng của DNR trước xe tăng T-72 trên một trong những đường phố của Mariupol
Lính tăng của DNR trước xe tăng T-72 trên một trong những đường phố của Mariupol
© Sputnik / Ilya Pitalev
/ Trong biên chế quân đội cộng hòa Séc có các thiết bị mới hơn. Xe tăng T-72M4CZ với động cơ, truyền động hiện đại và hệ thống kiểm soát hỏa lực. Họ có xe bộ binh chiến đấu nâng cấp theo chuẩn NATO BVP-M2 SKCZ "Jackal" (Chó rừng). Nhưng ở Praha, rõ ràng, ngừoi ta đã quyết định không đưa cho Kiev thiết bị mới. Xác suất bị phá hủy quá cao.
Slovakia gửi hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU đến Ukraina (bản xuất khẩu bánh lốp tự hành) từ kho vũ khí của riêng mình. Tuy nhiên, Bộ quốc Phòng nga thông báo vào ngày 11 tháng Tư, "tên lửa chính xác "Kalibr" phóng từ biển <...> đã tiêu diệt <...> sư đoàn S-300, do một nước châu Âu cung cấp cho Kiev".
Thậm chí Estonia nhỏ bé cũng xác nhận chuyến cho Kiev 9 pháo tự hành Liên Xô 122-mm D-30, cũng như hàng trăm đạn.
"Tiêu hủy" "Leopard" cũ và các hệ thống pháo binh
Ngoại trưởng Anh Liz Truss hứa sẽ tăng cường sức mạnh cho quân đội Ukraina với "các thiết bị quân sự mới, nặng hơn". Tờ Times đưa tin, trích dẫn các nguồn tin riêng, cho biết London sẽ cung cấp cho Kiev các bệ pháo tự hành 155 mm (ACS) AS-90.
Hệ thống trên khung gầm bánh xích này được đưa vào Quân đội Anh năm 1993. Công suất động cơ diesel 660 mã lực, pháo tự hành có thể tăng tốc trên đường cao tốc lên đến 55 km/h, đi được quãng đường 420 km. Có bộ phận hỗ trợ cho pháo thủ. AS-90 được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực tốt, lựu pháo 155 mm có khả năng bắn trúng ở cự ly từ 25 đến 30 km với tất cả các loại đạn của NATO, bao gồm cả đạn phản lực và loại có chỉnh hướng. Để tự vệ, pháo tự hành có súng máy 7,62 mm và súng phóng lựu khói. Kíp điều khiển 5 người.
Vỏ và tháp pháo tự hành được hàn từ các tấm giáp dày 17 mm, cung cấp khả năng bảo vệ chống đạn và chống mảnh, nhưng bất lực trước mìn và pháo, ngay cả những loại cỡ nhỏ. Pháo tự động 30 mm của Nga, được trang bị trên các xe bọc thép BTR-82, xe chiến đấu bộ binh và nhảy dù, cũng như trực thăng tấn công Ka-52 và Mi-28N, dễ dàng xuyên thủng lớp bảo vệ như vậy.
Ngoài ra, Anh cũng đã cung cấp cho Ukraina các hệ thống phòng không di động Starstreak và Martlet, có hiệu suất vượt trội hơn hẳn so với Stinger nổi tiếng của Mỹ.
Đức cũng muốn giúp Kiev xe bọc thép. Bộ trưởng Kinh tế và Ngoại trưởng nước này đã hứa về 100 chiếc xe tăng Leopard-1 từ kho lưu trữ của Bundeswehr. Tuy nhiên, Thủ tướng Olaf Scholz hiện đã đình trệ tiến trình, khăng khăng muốn đạt được một "lập trường chung" với phần còn lại của NATO.
© Flickr / U.S. Pacific CommandLính thủy đánh bộ Mỹ với Stinger MANPADS
Lính thủy đánh bộ Mỹ với Stinger MANPADS
© Flickr / U.S. Pacific Command
Lô xe tăng Leopard-1 đầu tiên được sản xuất vào mùa thu năm 1965 và vào biên chế trong Bundeswehr năm 1966. Vào thời điểm đó, là một phương tiện chiến đấu tốt: cơ động, vũ khí mạnh mẽ, mặc dù được bảo vệ rất kém. Kể từ năm 1967, Leopard-1 được cung cấp để xuất khẩu. Mặc dù chính thức ngừng sản xuất vào năm 1984 nhưng xe đã được nâng cấp nhiều lần trong nhà máy cho đến năm 2005. Hiện các xe tăng Leopard-1 đã bị loại khỏi biên chế ở Đức và một số quốc gia khác, đưa vào kho cất giữ. Khẩu pháo 105 mm không có bộ nạp tự động, cũng như khả năng bảo vệ yếu, không mang lại khả năng đối đầu "ngang hàng" với các xe tăng hiện đại. Ngoài thực tế là Leopards đã lỗi thời một cách vô vọng, vẫn chưa rõ ai và ở đâu sẽ huấn luyện quân nhân Ukraina điều khiển chúng. Vì vậy, cử chỉ này giống như việc "xử lý hàng tồn theo cách tự nhiên" hơn là sự hỗ trợ quân sự.
Chương trình Lend – Lease mới
Nhà bảo trợ chính - Hoa Kỳ - có kế hoạch tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kiev. Thượng viện Mỹ đã thông qua dự thảo luật Lend – Lease cho Ukraina.
Nhớ lại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, người Mỹ, theo chương trình Lend-Lease, đã cung cấp vũ khí và vật liệu chiến lược cho các đồng minh trong liên minh chống Hitler. Sau chiến tranh, Washington đề nghị trả lại các thiết bị còn sót hoặc bồi thường chi phí bằng các khoản vay của Mỹ. Chẳng hạn, Nga chỉ trả xong các khoản nợ trong năm 2006.
«Viện trợ quân sự của Hoa Kỳ có thể không đến đích. Nga sẽ coi đó là mục tiêu hợp pháp và tiêu diệt, - chuyên gia quân sự Nga Dmitry Litovkin giải thích - Và Ukraina sẽ mắc nợ! Ngay cả khi hàng “không đến nơi”, bạn vẫn phải trả tiền! Washington nói rõ Kiev sẽ nhận, trước hết, thiết bị Liên Xô từ các nước Đông Âu. Washington đang giải phóng chỗ để cung cấp vũ khí cho các nước này. Và đây là khoản tiền bổ sung mà Đông Âu sẽ phải trả. Như vậy, tổ hợp công nghiệp-quân sự Mỹ đang tính đến các đơn đặt hàng bổ sung».
© Sputnik / Alexander VilfTổ hợp tên lửa Buk-1M tại Diễn đàn quân sự-kỹ thuật Quân đội 2015
Tổ hợp tên lửa Buk-1M tại Diễn đàn quân sự-kỹ thuật Quân đội 2015
© Sputnik / Alexander Vilf
Tờ Wall Street Journal dẫn các nguồn tin trong Lầu Năm Góc viết Hoa Kỳ sẽ "tặng" Ukraina thiết bị từ nguồn dự trữ của chính mình. Cho đến nay, chúng ta đang nói về các hệ thống phòng không Liên Xô "Osa", "Tor-M2", "Buk", S-300V mà Mỹ đã mua hàng chục chiếc trên khắp thế giới trong nhiều thập kỷ qua.
Ngoài ra, Washington còn gây áp lực buộc Ankara phải chuyển giao hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất cho Kiev. Đổi lại, họ hứa bằng các hệ thống Patriot của mình, cũng như việc Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại chương trình F-35. Tuy nhiên, phía Thổ Nhĩ Kỳ từ chối, giải thích không muốn làm hỏng mối quan hệ với cả Moskva và Kiev. Họ hiểu rằng hệ thống phòng không Nga tốt hơn và hiệu quả hơn vũ khí Mỹ. Hơn nữa, Ankara gần đây đã đánh tiếng muốn mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57E của Nga.
Tuy nhiên, dù sao thì những chiếc S-400 này cũng không giúp được gì cho Kiev. Không quân Nga có thể phá hủy hệ thống phòng không đối phương mà không cần bay vào "vùng hoạt động" của nó.