- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Nhật Bản quy định quần đảo Nam Kuril là lãnh thổ "bị Nga chiếm đóng bất hợp pháp"

© Sputnik / Alexander Liskin / Chuyển đến kho ảnhđảo Nam Kuril, Shikotan
đảo Nam Kuril, Shikotan - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Lần đầu tiên kể từ năm 2003, Nhật Bản đã chính thức quy định trong Sách Xanh Ngoại giao năm nay rằng "Các vùng lãnh thổ phía Bắc", cách nước này gọi các đảo Kunashir, Shikotan, Iturup và Habomai, là "vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng bất hợp pháp".
Báo cáo thường niên được Bộ Ngoại giao Nhật Bản trình bày tại phiên họp chính phủ hôm thứ Sáu ngày 22/4, hãng thông tấn Kyodo đưa tin.
Sách Xanh năm nay lần đầu tiên kể từ năm 2011 đã khôi phục định nghĩa quần đảo nói trên là "lãnh thổ của Nhật Bản".

Các biện pháp trừng phạt của Nhật Bản chống lại Nga

Trước đó, để đáp trả chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina Tokyo đã đưa ra một số gói trừng phạt nhằm vào Moskva. Cụ thể là loại Nga khỏi chế độ thương mại tối huệ quốc và áp đặt lệnh cấm xuất khẩu 275 mặt hàng kể từ ngày 18/3, gồm có chất bán dẫn, radar, dụng cụ cảm biến, laser, thiết bị liên lạc, thiết bị ghi âm và phụ kiện, phần mềm, phụ tùng máy kéo, động cơ tuabin khí cho máy bay và linh kiện, thiết bị lọc dầu. Từ ngày 5/4 Nhật Bản cũng cấm xuất khẩu sang Nga các mặt hàng xa xỉ, bao gồm ô tô và đồ trang sức quý.
Vịnh Abramov, đảo Urup - hòn đảo thuộc nhóm đảo phía nam quần đảo Kuril - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2022
Bộ Ngoại giao Nga khuyến cáo Nhật Bản vĩnh viễn quên đi việc xâm lấn quần đảo Kuril

Vấn đề về các đảo tranh chấp

Trong nhiều năm, quan hệ giữa Nga và Nhật Bản luôn bị lu mờ do hai nước không có hiệp ước hòa bình. Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản ký Tuyên bố chung, trong đó Moskva đồng ý xem xét khả năng chuyển giao hai đảo Habomai và Shikotan cho Nhật Bản sau khi ký kết hiệp ước hòa bình, số phận của Kunashir và Iturup không có gì thay đổi.
Liên Xô hy vọng rằng Tuyên bố chung sẽ chấm dứt tranh chấp, trong khi đó Nhật Bản chỉ coi văn kiện này là một phần của giải pháp cho vấn đề nói trên và không từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo. Các cuộc đàm phán sau đó không dẫn đến bất cứ kết quả nào, hiệp ước hòa bình sau khí kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay vẫn chưa được hai bên ký kết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала