https://kevesko.vn/20220512/hun-sen-co-nguoi-noi-toi-ban-lanh-tho-campuchia-cho-viet-nam-15155150.html
Hun Sen: “Có người nói tôi bán lãnh thổ Campuchia cho Việt Nam”
Hun Sen: “Có người nói tôi bán lãnh thổ Campuchia cho Việt Nam”
Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen, bàn về phân định biên giới Việt Nam – Campuchia trên đất Washington, Hoa Kỳ. 12.05.2022, Sputnik Việt Nam
2022-05-12T15:56+0700
2022-05-12T15:56+0700
2022-05-13T12:12+0700
việt nam
campuchia
hun sen
phạm minh chính
biên giới
căng thẳng biên giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/0c/15155840_0:79:1555:954_1920x0_80_0_0_adeccbf7d05ddbb0f9bbe83028bd3cf1.jpg
Phát biểu tại buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Washington D.C, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết cả hai quốc gia cho đến nay đã hoàn thành được khoảng 84% việc phân định biên giới.Thời gian vừa qua, Ủy ban Biên giới của hai nước đã tiếp tục trao đổi, đàm phán về 6% trong 16% ranh giới đất liền còn lại.Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng Hun Sen cho biết một số người đã cáo buộc ông “bán lãnh thổ Campuchia cho Việt Nam”. Tuy nhiên, theo ông, trên thực tế, Chính phủ Hoàng gia đã nỗ lực hết sức để đảm bảo chủ quyền đất nước và quốc gia.Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Hun Sen ở MỹChiều ngày 11/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Washington D.C (Hoa Kỳ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi gặp và làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Sen.Đây là một trong những hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong khuôn khổ chuyến tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ, thăm và làm việc tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc.Tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò, đóng góp của Campuchia trong vai trò Chủ tịch ASEAN, đặc biệt với việc thúc đẩy thực hiện "Đồng thuận 5 điểm" của ASEAN về Myanmar.Thủ tướng Việt Nam cũng chúc mừng những kết quả tích cực mà Campuchia đã đạt được trong kiểm soát dịch bệnh, mở cửa toàn diện trở lại, đồng thời bày tỏ tin tưởng Campuchia sẽ tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng xã/phường đầu tháng 6/2022 cũng như bầu cử Quốc hội năm 2023.Về phần mình, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đánh giá cao những thành tựu Việt Nam đạt được trong ứng phó với dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tin tưởng Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục đạt nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong đổi mới và hội nhập quốc tế.Nhân dịp này, Thủ tướng Hun Sen cũng gửi lời cảm ơn sự ủng hộ của Việt Nam dành cho Campuchia trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2022.Tại buổi làm việc, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về những phát triển tích cực trong hợp tác song phương thời gian qua, đặc biệt là việc duy trì tiếp xúc, trao đổi cấp cao và các cơ chế hợp tác trên tất cả các kênh. Kim ngạch thương mại hai chiều duy trì mức tăng trưởng khả quan, đạt 3,37 tỷ USD trong quý I/2022, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm ngoái.Hai Thủ tướng nhất trí thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao trong “Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam 2022”, với mục tiêu tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa hai nước trong thời gian tới.Đồng thời, nỗ lực duy trì đà phát triển thương mại - đầu tư; thúc đẩy du lịch, giao thương qua các cửa khẩu đường bộ.Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Chính phủ Campuchia tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia củng cố địa vị pháp lý, ổn định cuộc sống tại nước bạn.Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Thủ tướng Hun Sen và các lãnh đạo cấp cao khác của Campuchia.Về phần mình, Thủ tướng Campuchia Hun Sen chân thành cảm ơn và trân trọng gửi lời thăm hỏi tới lãnh đạo cấp cao Việt Nam; đồng thời trân trọng mời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sang thăm chính thức Campuchia.Đáp trả khéo léo cáo buộc “bán lãnh thổ Campuchia” cho Việt NamKhmer Times ngày 12/5 cho biết, phát biểu tại buổi làm việc, ông Hun Sen cho biết cả hai quốc gia cho đến nay đã đạt được khoảng 84% việc phân định biên giới.Thời gian gần đây, Ủy ban Biên giới của hai nước đã đàm phán về 6% trong 16% ranh giới đất liền còn lại.Về vấn đề này, Thủ tướng Hun Sen cho biết một số người đã cáo buộc ông “bán đất Campuchia cho Việt Nam”.Tuy nhiên, trên thực tế, Chính phủ Hoàng gia đã nỗ lực hết sức để đảm bảo chủ quyền đất nước và quốc gia.Theo Khmer Times, trong cuộc hội đàm song phương với người đồng cấp Việt Nam Phạm Minh Chính, cả hai nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy Ủy ban Biên giới hai nước sớm hoàn tất đàm phán về 6% đường biên giới trên đất liền, Bộ trưởng phụ trách Văn phòng Thủ tướng Kao Kim Hourn cho biết.Cũng theo ông, Thủ tướng Hun Sen đã mời Thủ tướng Việt Nam thăm Campuchia trước Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 11 năm nay để ký văn kiện biên giới về 6% đó.Vấn đề biên giới Việt Nam - CampuchiaNhư đã biết, Campuchia có chung đường biên giới dài 1.270 km với Việt Nam điểm khởi đầu ở vị trí là giao điểm đường biên giới giữa ba nước Việt Nam-Campuchia-Lào, điểm kết thúc ở vị trí cuối cùng của đường biên giới đất liền trên bờ Vịnh Thái Lan, tiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) và tỉnh Kampot (Campuchia).Ngày 7/12/1985, hai bên đã ký chính thức “Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia”.Ngày 10/10/2005, hai bên ký chính thức “Hiệp ước giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985”.Hai nước đã tích cực làm việc trong việc phân định biên giới chung từ năm 2006 đến nay. Từ cuối năm 2016, hai bên triển khai việc cắm mốc phụ, cọc dấu bổ sung trên thực địa để làm rõ thêm đường biên giới đã phân giới và triển khai việc xây dựng các văn kiện pháp lý để ghi nhận kết quả PGCM đã đạt được.Đến cuối năm 2018, hai nước đã hoàn thành phân giới được khoảng 1.045 km đường biên giới (đạt khoảng 84%), xây dựng được 2.047 cột mốc tại 1.553 vị trí (chưa kể cột mốc không số cắm tại vị trí ngã ba biên giới Việt Nam-Campuchia-Lào) và thống nhất khung các văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc đã đạt được.Ngày 5/10/2019, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khi đó là đồng chí Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Campuchia Hun Sen đã ký "Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia" và chứng kiến hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền hai nước ký "Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia".Ngày 22/12/2020, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam (khi ấy) là đồng chí Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn đã đồng chủ trì lễ trao đổi văn kiện phê chuẩn hai văn kiện pháp lý (bằng hình thức trực tuyến).Với việc hoàn tất trao đổi văn kiện phê chuẩn, hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc khoảng 84% đường biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia đã chính thức có hiệu lực từ ngày 22/12/2020 và đi vào đời sống chính trị của hai nước.Có thể thấy, ở mọi cấp độ, lãnh đạo Việt Nam và Campuchia đều đã hết sức cố gắng, nỗ lực giải quyết những công việc vướng mắc còn lại.Phải hiểu rằng, đây là công tác hết sức khó khăn bởi vấn đề biên giới, lãnh thổ bị chi phối nhiều do các yếu tố lịch sử, tình cảm, những tồn động về pháp lý, phức tạp nên mục tiêu hoàn thành toàn bộ công tác phân giới, cắm mốc sẽ phải tiến hành từng bước, chặt chẽ, đồng thuận, hòa hợp lợi ích song phương.
https://kevesko.vn/20220404/hun-sen-o-giua-trung-quoc-va-hoa-ky-14547521.html
https://kevesko.vn/20220107/hun-sen-nhac-lai-su-that-lich-su-neu-ly-do-vi-sao-campuchia-mai-biet-on-viet-nam-13143495.html
https://kevesko.vn/20211203/thu-tuong-campuchia-hun-sen-toi-biet-on-viet-nam-va-lao-12721480.html
campuchia
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/0c/15155840_89:0:1466:1033_1920x0_80_0_0_1cf7cf06a2aff13634a62e20d0f8338e.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, campuchia, hun sen, phạm minh chính, biên giới, căng thẳng biên giới
việt nam, campuchia, hun sen, phạm minh chính, biên giới, căng thẳng biên giới
Phát biểu tại buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Washington D.C, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết cả hai quốc gia cho đến nay đã hoàn thành được khoảng 84% việc phân định biên giới.
Thời gian vừa qua, Ủy ban Biên giới của hai nước đã tiếp tục trao đổi, đàm phán về 6% trong 16% ranh giới đất liền còn lại.
Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng Hun Sen cho biết một số người đã cáo buộc ông “bán lãnh thổ Campuchia cho Việt Nam”. Tuy nhiên, theo ông, trên thực tế, Chính phủ Hoàng gia đã nỗ lực hết sức để đảm bảo chủ quyền đất nước và quốc gia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Hun Sen ở Mỹ
Chiều ngày 11/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Washington D.C (Hoa Kỳ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi gặp và làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Đây là một trong những hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong khuôn khổ chuyến tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ, thăm và làm việc tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò, đóng góp của Campuchia trong vai trò Chủ tịch ASEAN, đặc biệt với việc thúc đẩy thực hiện
"Đồng thuận 5 điểm" của ASEAN về Myanmar.
Thủ tướng Việt Nam cũng chúc mừng những kết quả tích cực mà Campuchia đã đạt được trong kiểm soát dịch bệnh, mở cửa toàn diện trở lại, đồng thời bày tỏ tin tưởng Campuchia sẽ tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng xã/phường đầu tháng 6/2022 cũng như bầu cử Quốc hội năm 2023.
Về phần mình, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đánh giá cao những thành tựu Việt Nam đạt được trong ứng phó với dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tin tưởng Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục đạt nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong đổi mới và hội nhập quốc tế.
Nhân dịp này, Thủ tướng Hun Sen cũng gửi lời cảm ơn sự ủng hộ của Việt Nam dành cho
Campuchia trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2022.
Tại buổi làm việc, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về những phát triển tích cực trong hợp tác song phương thời gian qua, đặc biệt là việc duy trì tiếp xúc, trao đổi cấp cao và các cơ chế hợp tác trên tất cả các kênh. Kim ngạch thương mại hai chiều duy trì mức tăng trưởng khả quan, đạt 3,37 tỷ USD trong quý I/2022, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hai Thủ tướng nhất trí thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao trong
“Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam 2022”, với mục tiêu tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa hai nước trong thời gian tới.
Đồng thời, nỗ lực duy trì đà phát triển thương mại - đầu tư; thúc đẩy du lịch, giao thương qua các cửa khẩu đường bộ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Chính phủ Campuchia tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia củng cố địa vị pháp lý, ổn định cuộc sống tại nước bạn.
Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Thủ tướng Hun Sen và các lãnh đạo cấp cao khác của Campuchia.
Về phần mình, Thủ tướng Campuchia Hun Sen chân thành cảm ơn và trân trọng gửi lời thăm hỏi tới lãnh đạo cấp cao Việt Nam; đồng thời trân trọng mời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sang thăm chính thức Campuchia.
Đáp trả khéo léo cáo buộc “bán lãnh thổ Campuchia” cho Việt Nam
Khmer Times ngày 12/5 cho biết, phát biểu tại buổi làm việc, ông Hun Sen cho biết cả hai quốc gia cho đến nay đã đạt được khoảng 84% việc phân định biên giới.
Thời gian gần đây, Ủy ban Biên giới của hai nước đã đàm phán về 6% trong 16% ranh giới đất liền còn lại.
Về vấn đề này, Thủ tướng Hun Sen cho biết một số người đã cáo buộc ông
“bán đất Campuchia cho Việt Nam”.
“Có người nói tôi bán lãnh thổ Campuchia cho Việt Nam”, - ông Hun Sen nhắc lại.
Tuy nhiên, trên thực tế, Chính phủ Hoàng gia đã nỗ lực hết sức để đảm bảo chủ quyền đất nước và quốc gia.
“Nếu Thủ tướng Hun Sen đem lãnh thổ Campuchia đi bán, tại sao chúng tôi còn cần phải đàm phán và giải quyết các vấn đề biên giới?”, - nhà lãnh đạo Việt Nam đặt câu hỏi sâu sắc ngược lại, đáp trả dư luận khống nhằm vào Thủ tướng Hun Sen.
Theo Khmer Times, trong cuộc hội đàm song phương với người đồng cấp Việt Nam Phạm Minh Chính, cả hai nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy Ủy ban Biên giới hai nước sớm hoàn tất đàm phán về 6% đường biên giới trên đất liền, Bộ trưởng phụ trách Văn phòng Thủ tướng Kao Kim Hourn cho biết.
Cũng theo ông, Thủ tướng Hun Sen đã mời Thủ tướng Việt Nam thăm Campuchia trước Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 11 năm nay để ký văn kiện biên giới về 6% đó.
Vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia
Như đã biết, Campuchia có chung đường biên giới dài 1.270 km với Việt Nam điểm khởi đầu ở vị trí là giao điểm đường biên giới giữa ba nước Việt Nam-Campuchia-Lào, điểm kết thúc ở vị trí cuối cùng của đường biên giới đất liền trên bờ Vịnh Thái Lan, tiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) và tỉnh Kampot (Campuchia).
Ngày 7/12/1985, hai bên đã ký chính thức “Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia”.
Ngày 10/10/2005, hai bên ký chính thức “Hiệp ước giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985”.
Hai nước đã tích cực làm việc trong
việc phân định biên giới chung từ năm 2006 đến nay. Từ cuối năm 2016, hai bên triển khai việc cắm mốc phụ, cọc dấu bổ sung trên thực địa để làm rõ thêm đường biên giới đã phân giới và triển khai việc xây dựng các văn kiện pháp lý để ghi nhận kết quả PGCM đã đạt được.
Đến cuối năm 2018, hai nước đã hoàn thành phân giới được khoảng 1.045 km đường biên giới (đạt khoảng 84%), xây dựng được 2.047 cột mốc tại 1.553 vị trí (chưa kể cột mốc không số cắm tại vị trí ngã ba biên giới Việt Nam-Campuchia-Lào) và thống nhất khung các văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc đã đạt được.
Ngày 5/10/2019, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khi đó là đồng chí Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Campuchia Hun Sen đã ký "Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia" và chứng kiến hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền hai nước ký "Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia".
Ngày 22/12/2020, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam (khi ấy) là đồng chí Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn đã đồng chủ trì lễ trao đổi văn kiện phê chuẩn hai văn kiện pháp lý (bằng hình thức trực tuyến).
Với việc hoàn tất trao đổi văn kiện phê chuẩn, hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc khoảng 84% đường biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia đã chính thức có hiệu lực từ ngày 22/12/2020 và đi vào đời sống chính trị của hai nước.
Có thể thấy, ở mọi cấp độ, lãnh đạo Việt Nam và Campuchia đều đã hết sức cố gắng, nỗ lực giải quyết những công
việc vướng mắc còn lại.
Phải hiểu rằng, đây là công tác hết sức khó khăn bởi vấn đề biên giới, lãnh thổ bị chi phối nhiều do các yếu tố lịch sử, tình cảm, những tồn động về pháp lý, phức tạp nên mục tiêu hoàn thành toàn bộ công tác phân giới, cắm mốc sẽ phải tiến hành từng bước, chặt chẽ, đồng thuận, hòa hợp lợi ích song phương.
3 Tháng Mười Hai 2021, 17:14