https://kevesko.vn/20220524/hun-sen-toi-khong-ban-cho-viet-nam-du-chi-la-1-milimet-lanh-tho-campuchia-15334674.html
Hun Sen: Tôi không bán cho Việt Nam dù chỉ là 1 milimet lãnh thổ Campuchia
Hun Sen: Tôi không bán cho Việt Nam dù chỉ là 1 milimet lãnh thổ Campuchia
Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố: “Tôi không đời nào bán đất Campuchia cho Việt Nam”. 24.05.2022, Sputnik Việt Nam
2022-05-24T17:28+0700
2022-05-24T17:28+0700
2022-05-24T18:41+0700
campuchia
việt nam
hun sen
đàm phán
chính trị
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/0c/15162348_0:0:3073:1728_1920x0_80_0_0_fdfb2d29cd4e9ccf34713699e0ef505d.jpg
Tiếp tục đáp trả cáo buộc “bán đất” Campuchia cho Việt Nam của những kẻ phản động nhằm vào chính quyền Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen tuyên bố, ông không có quyền và cũng không bán dù chỉ là 1 milimet lãnh thổ Campuchia cho Việt Nam.Vừa qua, Việt Nam và Campuchia đạt được thêm sự thống nhất về những đoạn biên giới chính hai bên còn bất đồng. Thủ tướng Hun Sen đã mời người đứng đầu Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính thăm Campuchia để ký kết đàm phán cho 6% biên giới mà hai bên đạt được đồng thuận.Thêm 6% biên giới Việt Nam – Campuchia được cắm mốc?Thủ tướng Hun Sen cho biết, Campuchia và Việt Nam đã đồng ý về 6% biên giới chưa phân chia còn lại giữa hai nước.Thông tin đáng chú ý về vấn đề phân chia cắm mốc biên giới lãnh thổ Việt Nam – Campuchia này được ông Hun Sen nêu trong một bài phát biểu trước các thành viên cộng đồng người Campuchia ở châu Âu.Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ Hoàng gia Campuchia cũng đề cập đến cuộc bầu cử cấp xã, phường sắp tới.Ngày 21/5, trong khuôn khổ tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Hun Sen cho biết Ủy ban Biên giới của Campuchia và Việt Nam gần đây đã đàm phán về 6/16 phần trăm còn lại của đường biên giới chưa phân định giữa hai nước.“Tôi đã mời Thủ tướng Việt Nam thăm Campuchia để ký kết đàm phán cho 6% này”, ông nói, đề cập đến cuộc gặp gần đây của ông với người đồng cấp Việt Nam Phạm Minh Chính tại Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ ngày 12-13/5 tại Washington DC.Không bán đất cho Việt Nam dù chỉ là 1 milimet lãnh thổHun Sen cũng chỉ trích những người cáo buộc ông "nhượng" đất cho Việt Nam. Ông cho biết, nếu đúng như vậy, ông sẽ không cần phải đàm phán, như đã làm với Việt Nam về 6% biên giới.Theo ông, Campuchia cần thân thiện với các quốc gia khác, đặc biệt là những quốc gia có chung đường biên giới (chẳng hạn như Việt Nam).Thủ tướng Hun Sen cũng bác bỏ những người chỉ trích ông về chiến thuật đàm phán của mình, những người mà theo ông từng tìm cách “chống lại Việt Nam để lấy lại đất đai”.Campuchia đã nếm đủ mùi chiến tranhCũng trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Hun Sen cũng đề cập đến cuộc bầu cử cấp xã, phường sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 5 tháng 6.Khi các đảng chính trị ở Campuchia bắt đầu các chiến dịch của họ vào ngày 21 tháng 5, ông lưu ý rằng ngày đầu tiên của chiến dịch đã diễn ra suôn sẻ và yêu cầu thực hiện công khai và kiềm chế bạo lực.Thủ tướng Hun Sen cũng chỉ trích những người mà ông cho rằng “thích nói về nhân quyền nhưng không dám nói về phương cách gìn giữ hòa bình”.Ông lưu ý rằng kể từ khi Campuchia đạt được hòa bình toàn diện vào năm 1998, đất nước đã có thể duy trì sự văn minh, không có ai bị giết hại hoặc là nạn nhân của bạo lực do liên quan đến chiến tranh.Vì sao Hun Sen đổi năm sinh?Hun Sen cũng nói với các thành viên của cộng đồng người Campuchia hải ngoại rằng Chính phủ sẽ cho phép họ đăng ký và lấy thẻ nhận dạng quốc gia Khmer để dễ dàng kinh doanh ở Campuchia, cho phép họ mua bất động sản "hoặc thậm chí thành lập Đảng chính trị".Tại cuộc họp, Hun Sen cũng tiết lộ rằng ông sẽ yêu cầu thay đổi ngày sinh chính thức của mình từ năm 1951 thành năm 1952 sau cuộc bầu cử cấp xã, phường. Ông cho biết, có sự chênh lệch hơn một năm giữa tuổi trên giấy tờ và tuổi thực của ông.Thủ tướng Hun Sen cho hay, năm 1970, ông quyết định chọn ngày sinh hiện tại của mình là ngày 4/4/1951. Thời điểm đó, ông đang tham gia lực lượng vũ trang của hoàng tử Norodom Sihanouk nhằm chiến đấu chống lại những kẻ xâm lược nước ngoài và cuộc đảo chính do Lon Nol lãnh đạo.Sau khi gia nhập lực lượng vũ trang, chỉ huy của ông đã yêu cầu 300 thành viên viết ra ngày sinh của họ. Vì không thể nhớ được ngày sinh của mình, ông đã lấy ngày mình tham gia vào nhóm vũ trang.Biên giới Việt Nam – CampuchiaNhư Sputnik đã thông tin, kể từ năm 1999, Việt Nam và Campuchia đã chính thức nối lại tiến trình đàm phán phân giới cắm mốc đường biên giới chung theo quy định của "Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia" ký ngày 27/12/1985 (gọi tắt là Hiệp ước hoạch định 1985).Ngày 10/10/2005, hai bên đã ký "Hiệp ước giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985" (gọi tắt là Hiệp ước bổ sung 2005). Hiệp ước bổ sung 2005 đã được cơ quan có thẩm quyền của hai nước phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày 6/12/2005.Cũng trong năm 2005, hai nước đã thông qua Kế hoạch tổng thể về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền, theo đó đã thỏa thuận thành lập Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia để từ đầu năm 2006 Ủy ban liên hợp này có trách nhiệm thực hiện việc chỉ đạo và tổ chức triển khai công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền giữa hai nước theo quy định của Hiệp ước hoạch định 1985 và Hiệp ước bổ sung 2005.Đến năm 2011, hai nước đã thống nhất việc thành lập bộ Bản đồ địa hình biên giới Việt Nam-Campuchia tỉ lệ 1/25.000 và ký Bản ghi nhớ về việc điều chỉnh đường biên giới trên bộ đối với một số khu vực, nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác phân giới cắm mốc trên thực địa.Từ cuối năm 2016, hai bên triển khai việc cắm mốc phụ, cọc dấu bổ sung trên thực địa để làm rõ thêm đường biên giới đã phân giới và triển khai việc xây dựng các văn kiện pháp lý để ghi nhận kết quả phân giới cắm mốc đã đạt được.Đến cuối năm 2018, hai nước đã hoàn thành phân giới được khoảng 1.045 km đường biên giới (đạt khoảng 84%), xây dựng được 2.047 cột mốc tại 1.553 vị trí (chưa kể cột mốc không số cắm tại vị trí ngã ba biên giới Việt Nam-Campuchia-Lào) và thống nhất khung các văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc đã đạt được.Ngày 5/10/2019, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Campuchia Hun Sen đã ký "Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia" và chứng kiến hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền hai nước ký "Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia".Ngày 22/12/2020, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn đã đồng chủ trì lễ trao đổi văn kiện phê chuẩn hai văn kiện pháp lý (bằng hình thức trực tuyến). Với việc hoàn tất trao đổi văn kiện phê chuẩn, hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc khoảng 84% đường biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia đã chính thức có hiệu lực từ ngày 22/12/2020 và đi vào đời sống chính trị của hai nước.Trong suốt tiến trình đàm phán phân giới cắm mốc, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng được củng cố và phát triển trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao trong việc củng cố và phát triển quan hệ với Campuchia theo tinh thần "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài", chủ trương sớm giải quyết dứt điểm công tác biên giới giữa hai nước để cùng xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác phát triển.
https://kevesko.vn/20220523/khong-de-ben-thu-ba-lam-sut-me-tinh-anh-em-viet-nam---campuchia-15322921.html
https://kevesko.vn/20220505/bat-chap-nhung-mau-thuan-trong-noi-bo-asean-gia-tang-tiep-xuc-voi-chinh-quyen-quan-su-myanmar-15059061.html
https://kevesko.vn/20220512/hun-sen-co-nguoi-noi-toi-ban-lanh-tho-campuchia-cho-viet-nam-15155150.html
campuchia
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/0c/15162348_115:0:2844:2047_1920x0_80_0_0_39029db3f19873ca625fe733c6624cac.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
campuchia, việt nam, hun sen, đàm phán, chính trị, tác giả
campuchia, việt nam, hun sen, đàm phán, chính trị, tác giả
Tiếp tục đáp trả cáo buộc “bán đất” Campuchia cho Việt Nam của những kẻ phản động nhằm vào chính quyền Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen tuyên bố, ông không có quyền và cũng không bán dù chỉ là 1 milimet lãnh thổ Campuchia cho Việt Nam.
Vừa qua, Việt Nam và Campuchia đạt được thêm sự thống nhất về những đoạn biên giới chính hai bên còn bất đồng. Thủ tướng Hun Sen đã mời người đứng đầu Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính thăm Campuchia để ký kết đàm phán cho 6% biên giới mà hai bên đạt được đồng thuận.
Thêm 6% biên giới Việt Nam – Campuchia được cắm mốc?
Thủ tướng Hun Sen cho biết, Campuchia và Việt Nam đã đồng ý về 6% biên giới chưa phân chia còn lại giữa hai nước.
Thông tin đáng chú ý về vấn đề phân chia cắm mốc biên giới lãnh thổ Việt Nam – Campuchia này được ông Hun Sen nêu trong một bài phát biểu trước các thành viên cộng đồng người Campuchia ở châu Âu.
Bên cạnh đó, người đứng đầu
Chính phủ Hoàng gia Campuchia cũng đề cập đến cuộc bầu cử cấp xã, phường sắp tới.
Ngày 21/5, trong khuôn khổ tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Hun Sen cho biết Ủy ban Biên giới của Campuchia và Việt Nam gần đây đã đàm phán về 6/16 phần trăm còn lại của đường biên giới chưa phân định giữa hai nước.
“Tôi đã mời Thủ tướng Việt Nam thăm Campuchia để ký kết đàm phán cho 6% này”, ông nói, đề cập đến cuộc gặp gần đây của ông với người đồng cấp Việt Nam Phạm Minh Chính tại Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ ngày 12-13/5 tại Washington DC.
Không bán đất cho Việt Nam dù chỉ là 1 milimet lãnh thổ
Hun Sen cũng chỉ trích những người cáo buộc ông "nhượng" đất cho Việt Nam. Ông cho biết, nếu đúng như vậy, ông sẽ không cần phải đàm phán, như đã làm với Việt Nam về 6% biên giới.
“Tôi không có quyền lấy lãnh thổ Campuchia và trao nó cho người khác - dù chỉ là một milimet. Nếu đó là đất của tôi, chắc chắn tôi có thể nhường một phần cho người khác. Nhưng không thể nhượng đất của cả đất nước, Tổ quốc này cho nước khác được”, - ông Hun Sen nói.
Theo ông, Campuchia cần thân thiện với các quốc gia khác, đặc biệt là những quốc gia có chung đường biên giới (chẳng hạn như Việt Nam).
Thủ tướng Hun Sen cũng bác bỏ những người chỉ trích ông về chiến thuật đàm phán của mình, những người mà theo ông từng tìm cách “chống lại Việt Nam để lấy lại đất đai”.
Campuchia đã nếm đủ mùi chiến tranh
Cũng trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Hun Sen cũng đề cập đến cuộc bầu cử cấp xã, phường sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 5 tháng 6.
Khi các đảng chính trị ở Campuchia bắt đầu các chiến dịch của họ vào ngày 21 tháng 5, ông lưu ý rằng ngày đầu tiên của chiến dịch đã diễn ra suôn sẻ và yêu cầu thực hiện công khai và kiềm chế bạo lực.
“Đất nước chúng ta đã trải qua quá nhiều khó khăn, nếm đủ mùi chiến tranh cũng như bạo lực trong suốt chiều dài lịch sử. Bây giờ chúng ta phải sử dụng chính sách để cạnh tranh, thay vì chỉ trích bới móc lẫn nhau”, - Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh.
Thủ tướng Hun Sen cũng chỉ trích những người mà ông cho rằng “thích nói về nhân quyền nhưng không dám nói
về phương cách gìn giữ hòa bình”.
Ông lưu ý rằng kể từ khi Campuchia đạt được hòa bình toàn diện vào năm 1998, đất nước đã có thể duy trì sự văn minh, không có ai bị giết hại hoặc là nạn nhân của bạo lực do liên quan đến chiến tranh.
“Nền hòa bình và trạng thái không có chiến tranh đã cho phép chúng ta bắt đầu quá trình thiết lập nền dân chủ và tôn trọng nhân quyền”, - người đứng đầu Chính phủ Campuchia khẳng định.
Vì sao Hun Sen đổi năm sinh?
Hun Sen cũng nói với các thành viên của cộng đồng người Campuchia hải ngoại rằng Chính phủ sẽ cho phép họ đăng ký và lấy thẻ nhận dạng quốc gia Khmer để dễ dàng kinh doanh ở Campuchia, cho phép họ mua bất động sản "hoặc thậm chí thành lập Đảng chính trị".
Tại cuộc họp, Hun Sen cũng tiết lộ rằng ông sẽ yêu cầu thay đổi ngày sinh chính thức của mình từ năm 1951 thành năm 1952 sau cuộc bầu cử cấp xã, phường. Ông cho biết, có sự chênh lệch hơn một năm giữa tuổi trên giấy tờ và tuổi thực của ông.
Thủ tướng Hun Sen cho hay, năm 1970, ông quyết định chọn ngày sinh hiện tại của mình là ngày 4/4/1951. Thời điểm đó, ông đang tham gia lực lượng vũ trang của hoàng tử Norodom Sihanouk nhằm chiến đấu chống lại những kẻ xâm lược nước ngoài và cuộc đảo chính do Lon Nol lãnh đạo.
Sau khi gia nhập lực lượng vũ trang, chỉ huy của ông đã yêu cầu 300 thành viên viết ra ngày sinh của họ. Vì không thể nhớ được ngày sinh của mình, ông đã lấy ngày mình tham gia vào nhóm vũ trang.
"Tôi sẽ yêu cầu tòa án thay đổi ngày sinh của tôi từ ngày 4 tháng 4 năm 1951 thành ngày sinh thực sự của tôi là ngày 5 tháng 8 năm 1952", - ông nói.
Biên giới Việt Nam – Campuchia
Như Sputnik đã thông tin, kể từ năm 1999, Việt Nam và Campuchia đã chính thức nối lại tiến trình đàm phán phân giới cắm mốc đường biên giới chung theo quy định của "Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia" ký ngày 27/12/1985 (gọi tắt là Hiệp ước hoạch định 1985).
Ngày 10/10/2005, hai bên đã ký "Hiệp ước giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985" (gọi tắt là
Hiệp ước bổ sung 2005). Hiệp ước bổ sung 2005 đã được cơ quan có thẩm quyền của hai nước phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày 6/12/2005.
Cũng trong năm 2005, hai nước đã thông qua Kế hoạch tổng thể về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền, theo đó đã thỏa thuận thành lập Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia để từ đầu năm 2006 Ủy ban liên hợp này có trách nhiệm thực hiện việc chỉ đạo và tổ chức triển khai công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền giữa hai nước theo quy định của Hiệp ước hoạch định 1985 và Hiệp ước bổ sung 2005.
Đến năm 2011, hai nước đã thống nhất việc thành lập bộ Bản đồ địa hình
biên giới Việt Nam-Campuchia tỉ lệ 1/25.000 và ký Bản ghi nhớ về việc điều chỉnh đường biên giới trên bộ đối với một số khu vực, nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác phân giới cắm mốc trên thực địa.
Từ cuối năm 2016, hai bên triển khai việc cắm mốc phụ, cọc dấu bổ sung trên thực địa để làm rõ thêm đường biên giới đã phân giới và triển khai việc xây dựng các văn kiện pháp lý để ghi nhận kết quả phân giới cắm mốc đã đạt được.
Đến cuối năm 2018, hai nước đã hoàn thành phân giới được khoảng 1.045 km đường biên giới (đạt khoảng 84%), xây dựng được 2.047 cột mốc tại 1.553 vị trí (chưa kể cột mốc không số cắm tại vị trí ngã ba biên giới Việt Nam-Campuchia-Lào) và thống nhất khung các văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc đã đạt được.
Ngày 5/10/2019, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Campuchia Hun Sen đã ký "Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia" và chứng kiến hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền hai nước ký "Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia".
Ngày 22/12/2020, Phó Thủ tướng,
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn đã đồng chủ trì lễ trao đổi văn kiện phê chuẩn hai văn kiện pháp lý (bằng hình thức trực tuyến). Với việc hoàn tất trao đổi văn kiện phê chuẩn, hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc khoảng 84% đường biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia đã chính thức có hiệu lực từ ngày 22/12/2020 và đi vào đời sống chính trị của hai nước.
Trong suốt tiến trình
đàm phán phân giới cắm mốc, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng được củng cố và phát triển trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao trong việc củng cố và phát triển quan hệ với Campuchia theo tinh thần "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài", chủ trương sớm giải quyết dứt điểm công tác biên giới giữa hai nước để cùng xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác phát triển.