Phương Tây sẽ khiến Ukraina hết lúa mì. Kiev đổi ngũ cốc để lấy gì

© Sputnik / Sergei Averin / Chuyển đến kho ảnhThu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở vùng Donetsk
Thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở vùng Donetsk - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2022
Đăng ký
Khoảng 25 triệu tấn ngũ cốc đang bị mắc kẹt ở Ukraina. Phương Tây sẵn sàng giúp đỡ: người Mỹ, người châu Âu và người Canada đề nghị vận chuyển số ngũ cốc này ra khỏi Ukraina.
Họ hứa sẽ gửi các lô hàng này đến các quốc gia Châu Phi và Trung Đông đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của tình trạng thiếu lương thực, nhưng ở đây có những nghi ngờ.
Ai sẽ kiếm tiền từ nguồn cung lúa mì, và ai sẽ bị bỏ lại phía sau? Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.

Đi đường vòng

Thị trường nông phẩm toàn cầu đang lên cơn sốt: thế giới có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ những năm 70, theo cảnh báo của Ngân hàng Thế giới. Giá nông sản đang tăng vọt - giá lúa mì đã tăng lên mức 456 euro/tấn.
Nguyên nhân là gián đoạn nguồn cung từ Ukraina. Trước khi Nga mở chiến dịch đặc biệt, quốc gia này đã đứng thứ năm về xuất khẩu ngũ cốc. Những khách hàng lớn nhất là các nước Châu Phi và Trung Đông.
Hầu hết các lô hàng ngũ cốc được vận chuyển bằng đường biển, nhưng, do các cảng trong nước bị phong tỏa nên khoảng 25 triệu tấn ngũ cốc đang bị mắc kẹt.
Một phương án thay thế tạm thời là vận chuyển ngũ cốc theo sông Danube đến Romania. Ở đó, các lô hàng ngũ cốc được xếp lên tàu biển, sau đó được vận chuyển đến EU.

Đặc phái viên Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya cho biết: “Nga nghi ngờ Ukraina đang chuyển ngũ cốc tới châu Âu để đổi lấy sự hỗ trợ quân sự trong cuộc xung đột quân sự hiện tại”.

Matxcơva có lý do để nghi ngờ rằng số ngũ cốc này không được sử dụng để cung cấp cho những người đang bị đói ở bán cầu Nam mà được dự trữ trong những kho ngũ cốc của một số nước châu Âu.
Các nhà phân tích giải thích thêm rằng, EU đang chuẩn bị “đệm an toàn”. Họ trước hết sẽ cung cấp ngũ cốc cho thị trường nội địa, và phần còn lại sẽ được gửi đến các nước thứ ba.
Phương án thay thế giúp làm tăng lượng ngũ cốc cung cấp, nhưng khối lượng này vẫn không đủ. Khả năng lưu chuyển hàng hóa của các cảng sông không quá 10% khối lượng hàng hóa vận chuyển đường biển.
Những kệ hàng trống rỗng trong siêu thị ở Madrid - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2022
Thế giới sẽ phải đối mặt với nạn đói tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Do đó các chính trị gia phương Tây đang vắt óc tìm cách đưa ngũ cốc ra khỏi Ukraina. Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell hứa sẽ “dọn sạch” các kho hàng.
Tuy nhiên, sẽ không có gì để lấp đầy các kho hàng này. Chiến dịch gieo trồng ở Ukraina vẫn chưa hoàn thành, và vụ thu hoạch sẽ nhỏ hơn bình thường 20-30%. Hơn 84 triệu tấn ngũ cốc đã được thu hoạch vào năm ngoái.
Ngoài châu Âu, người Mỹ cũng quan tâm để mắt đến ngũ cốc của Ukraina.
Các thủy thủ Canada đang chờ đợi việc bốc hàng. "Thế giới cần có được những lô hàng ngũ cốc này. Nếu điều này không xảy ra, hàng triệu người có nguy cơ chết đói", - Ngoại trưởng Canada, bà Mélanie Joly cho biết tại cuộc họp ngoại trưởng các nước G7.
LHQ cảnh báo nạn đói nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới 1/5 nhân loại.
Những lo ngại của LHQ là dễ hiểu: Ukraina không chỉ xuất khẩu lúa mì. Nước này đứng thứ 4 trên thế giới về nguồn cung ngô: năm 2021, Ukraina đã xuất khẩu khoảng 23 triệu tấn. Khoảng 55% xuất khẩu sang EU và khoảng 30% sang Trung Quốc và Hàn Quốc. Số còn lại chuyển sang các quốc gia khác.

Năng lực dự trữ ngũ cốc

Nhóm G7 cáo buộc Nga về cuộc khủng hoảng thị trường lương thực – dường như Matxcơva cản trở hoạt động xuất khẩu nông sản từ Ukraina và không cho xà lan chở thực phẩm chạy tuyến qua Nga. Kết quả là giá cả tăng chóng mặt.
Nhưng, trên thực tế, chính Kiev tiếp tục phong tỏa 75 tàu nước ngoài từ 17 nước tại các cảng Nikolaev, Kherson, Chernomorsk, Mariupol, Ochakov, Odessa và Yuzhny, - ông Vasily Nebenzya tuyên bố. Theo ông, chính Ukraina đã cài nhiều thủy lôi dọc bờ biển.
Nga đã nhiều lần đề nghị Ukraina gửi hàng hóa qua các hành lang nhân đạo. Nhưng Kiev từ chối hợp tác, Ngoại trưởng Sergei Lavrov cho biết trước đó.
Trung Quốc gọi các yêu sách của phương Tây là sự khiêu khích.
“Đây là một cái cớ mới cho các biện pháp trừng phạt đối với Matxcơva”, - Hu Bingchuan, một nhà kinh tế thuộc Viện Phát triển nông thôn, Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho biết.
Tháng 5, rắc rối đã đến từ nơi mà không ai ngờ tới. Ấn Độ, nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai sau Trung Quốc, đã hạn chế xuất khẩu ngũ cốc. Các loại cây trồng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của thời tiết nắng nóng gay gắt.
Họ đã đặt mục tiêu xuất khẩu kỷ lục 10 triệu tấn lúa mì trong năm 2022-2023. Một năm trước đó – Ấn Độ đã xuất khẩu bảy triệu tấn, trong đó một nửa được Bangladesh mua. Nhưng, bây giờ kế hoạch này phải bị từ bỏ. Trong bối cảnh này, giá lúa mì ở châu Âu tăng vọt lên 438,25 euro/tấn.
Ông Nikolay Vavilov, chuyên gia trong bộ phận nghiên cứu chiến lược của Total Research cảnh báo: “Trước hết, Ấn Độ cần phải nuôi sống bản thân, sau đó mới nghĩ đến những người khác. Do đó Ấn Độ không thể bù đắp sản lượng lúa mì thiếu hụt trên thị trường thế giới”.
Giờ đây, các nhà nhập khẩu buộc phải tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế, nhưng, đây là một nhiệm vụ phức tạp trong bối cảnh giá cây trồng tăng cao.

Không có gì để chia sẻ

Phương Tây giữ vững lập trường: Matxcơva phải chịu trách nhiệm về mọi thứ. Các nước G7 đang thành lập Liên minh an ninh lương thực toàn cầu và lên kế hoạch phá vỡ vòng phong tỏa của Nga ở vùng biển.
Mỹ, Canada, Pháp, Đức là những nhà xuất khẩu chủ chốt có đủ khả năng cứu thế giới khỏi nạn đói.
Câu hỏi đặt ra là liệu họ có sẵn sàng chia sẻ với những người có nhu cầu hay không.
Không ai miễn nhiễm với rủi ro. Ví dụ, ở Mỹ, giá dầu diesel đã tăng vọt, và máy móc nông nghiệp, xe tải và thiết bị công nghiệp chạy bằng dầu diesel.
Giá đạt mức kỷ lục 5,5 USD/gallon. Đồng thời, các kho dự trữ của Mỹ giảm mạnh - trên toàn quốc, chúng đã giảm 43% kể từ năm 2020. Do đó giá lương thực thực phẩm cũng tăng cao.
Tình hình trở nên trầm trọng hơn bởi các biện pháp trừng phạt không cho phép hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. EU cấm nhập khẩu phân bón từ Nga, mà Nga là một trong ba nhà cung cấp lớn nhất của cacbamit, amoniac và amoni nitrat.
Nhưng, điều này không ngăn được Liên minh châu Âu hạn chế nhập khẩu. Bây giờ họ chờ đợi một nửa sản lượng trong mùa thu hoạch năm nay.
Lúa mỳ Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2022
Ngoại trưởng Ý dự đoán cuộc chiến "lương thực"
Và không có nơi nào để yêu cầu sự giúp đỡ - mọi người đều cố gắng để lại càng nhiều càng tốt cho bản thân. Ví dụ, Trung Quốc đang gia tăng nguồn dự trữ: tăng cường mua hàng để đảm bảo an ninh lương thực.
Trong khi đó, hạt lúa mì không chỉ được sử dụng để làm bột mì trong sản xuất các loại bánh mì mà còn sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Tình hình với ngô tương tự như vậy.
Có một thời, ngành công nghiệp thịt gần như biến mất ở Nga - không có gì để nuôi bò, cứ đến mùa thu là những con vật này lại bị đem ra mổ xẻ.
Ngành chăn nuôi gia cầm cũng dựa vào ngũ cốc và ngô. Vì vậy, khi các loại cây trồng này lên giá thì giá thịt và sữa cũng tăng theo.

Thay thế Ukraina

Tờ LeFigaro của Pháp nhắc nhở rằng, vào năm 2007 vấn đề với lúa mì đã kích động bạo loạn lương thực ở 37 quốc gia. Hậu quả đã dẫn đến "mùa xuân Ả Rập". Nhưng, khi đó giá ngũ cốc là 240 euro/tấn. Bây giờ - cao hơn 450 euro, và đây không phải là giới hạn.
Nạn lạm phát đổ thêm dầu vào lửa: lạm phát ở Đức đã tăng lên mức 7,8% trong tháng 4, tăng từ mức 7,6% trong tháng 3. Bộ Kinh tế Đức cho biết đất nước đang bị bao phủ bởi "tình trạng nghèo đói mới". Gần 14% người Đức đang gặp khó khăn về tài chính.
Ở Vương quốc Anh, giá cả còn tăng vọt hơn nữa. Tháng trước - chín phần trăm. Người Anh đã không thấy điều này trong 40 năm qua.
Các nhà phân tích dự đoán nhiều khả năng các nước phương Tây sẽ quên đi nạn đói đang đe dọa thế giới. Ưu tiên đối với họ sẽ là thị trường nội địa.
Tiền Việt Nam cùng với điện thoại và máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2022
Lạm phát Việt Nam có thể vượt ngưỡng 4%
Nga có thể đóng vai trò nguồn ngũ cốc thay thế cho một phần lúa mì của Ukraina. Nga đang kỳ vọng một vụ mùa bội thu trong năm nay, thu hoạch ngũ cốc có thể đạt 130 triệu tấn, trong đó có 87 triệu tấn lúa mì.
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Reshetnikov khẳng định rằng, Nga vẫn là một nhà cung cấp đáng tin cậy.
Ông nói: “Vào tháng 3 đến tháng 4, chúng tôi đã tăng cường xuất khẩu lúa mì sang các quốc gia trung lập và thậm chí cả những quốc gia đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với chúng tôi”.
Năm ngoái, bất chấp sự sụt giảm nguồn cung lương thực toàn cầu, Nga đã vận chuyển 30 triệu tấn tới 100 quốc gia. Các lô hàng lớn nhất được gửi đến Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Nam Á.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала