5 tiêm kích mạnh nhất Đông Nam Á, Việt Nam có 2 máy bay chiến đấu đặc biệt nguy hiểm

CC BY 2.0 / Pham Khoi Nguyen / Su-30MK2 No.8583 and No.8584Máy bay tiêm kích đa chức năng Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Máy bay tiêm kích đa chức năng Su-30MK2 của Không quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2022
Đăng ký
Tạp chí Military Watch (MW) vừa thống kê 5 mẫu tiêm kích chiến đấu nguy hiểm nhất mà Không quân các nước Đông Nam Á đang nắm giữ, từ F-15 của Singapore đến Su-30 của Việt Nam.
Không quân Việt Nam luôn có những lựa chọn khí tài tuyệt vời đối với dòng máy bay chiến đấu nhằm nâng cao khả năng tác chiến, năng lực chiến đấu, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông và phòng thủ từ sớm, từ xa.

Nga vẫn là lựa chọn số một

MW đánh giá, khu vực Đông Nam Á từ những năm 1980 đã nổi lên như một trong những thị trường vũ khí hàng đầu thế giới.
Theo các chuyên gia, với ngành công nghiệp quốc phòng trong khu vực còn hạn chế và các nền kinh tế cũng như ngân sách quốc phòng đang phát triển nhanh chóng, ASEAN được coi là “miếng bánh ngon” của các cường quốc xuất khẩu vũ khí hang đầu thế giới như Nga, Hoa Kỳ…
Trong bối cảnh căng thẳng ở Đông Nam Á hiện ở mức thấp và luôn được điều hòa quan hệ thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhiều quốc gia khu vực này đã đầu tư mạnh mẽ hiện đại hóa quân đội.
Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2021
Vị thế, sức mạnh, trang bị của Không quân Hải quân Việt Nam trên bảng xếp hạng thế giới
Đáng chú ý, Nga vẫn nổi lên là nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu trong khu vực ASEAN, sau đó là Hoa Kỳ.
Mặc dù nhiều quốc gia như Brunei và Philippines chưa đầu tư vào không quân chiến đấu hiện đại, nhưng những quốc gia còn lại như Việt Nam và Singapore lại có lực lượng không quân đáng gờm, được xây dựng bài bản trên nền tảng đầu tư hệ thống máy bay chiến đấu hiện đại có độ bền cao, có thể bảo vệ các tuyên bố chủ quyền biển đảo ở Biển Đông và có tầm hoạt động mạnh mẽ từ xa ngay trên những căn cứ lục quân.
Theo MW, bảng xếp hạng và đánh giá top máy bay chiến đấu có năng lực tác chiến hiện đại nhất và nguy hiểm nhất ở Đông Nam Á sẽ cung cấp một số thông tin chi tiết về “cán cân sức mạnh quyền lực”, độ mạnh lực lượng Phòng không – Không quân (PK-KQ) trong khu vực, động lực chiến đấu và cách các quốc gia lựa chọn đầu tư vào lực lượng Không quân.

1: Su-30MKM và Su-30SM - Malaysia và Myanmar

Trong khu vực ASEAN, Không quân Malaysia trở thành lực lượng đầu tiên trong khu vực triển khai các máy bay chiến đấu 'thế hệ 4+' khi tiếp nhận các máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKM đầu tiên vào năm 2006.
Các tiêm kích này thay thế các máy bay phản lực F-5E Tiger II đã cũ do Mỹ cung cấp thời gian trước.
Vào thời điểm đó, tiêm kích Su-30KM là loại máy bay tinh vi và hiện đại nhất mà Nga từng xuất khẩu, được thiết kế dựa trên Su-30MKI vốn được phát triển cho Không quân Ấn Độ nhưng với những thay đổi nhỏ về hệ thống điều hành điện tử.
Cần nhấn mạnh rằng, Su-30MKI / MKM là một sự khác biệt hoàn toàn so với các thiết kế ban đầu của Su-27 và Su-30 Flanker, đồng thời được ưu ái đầu tư phát triển các tính năng tiên tiến lần đầu tiên được áp dụng trên các nguyên mẫu Su-35 và Su-37 bao gồm màn hình hiển thị buồng lái kỹ thuật số hoàn toàn, radar quét mảng điện tử, động cơ vectơ lực đẩy, sử dụng nhiều vật liệu composite và hệ thống tác chiến điện tử hiện đại và tên lửa phòng không hơn.
Các máy bay chiến đấu Su-30KM tiếp tục bỏ xa bất kỳ đối thủ phương Tây nào về độ bền và khả năng cơ động, và thiết kế này sau đó được sử dụng làm cơ sở để phát triển Su-30MKA cho Không quân Algeria và Su-30SM cho Không quân và Hải quân Nga, cả hai đều là theo đơn đặt hàng và được biên chế vào lực lượng PK-KQ hai nước ở thời điểm hiện tại.
Vào những năm 2000, Su-30MKM là một trong những máy bay chiến đấu có năng lực nhất thế giới và 18 chiếc được chuyển giao cho Malaysia mang lại hiệu suất chiến đấu cao hơn đáng kể so với tất cả các khí tài khác của nước này cộng lại.
Su-35S - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2018
Những điều chưa biết về Su-22 và những chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Việt Nam
Tuy nhiên, vì bỏ qua công tác bảo dưỡng tất cả khí tài các đơn vị chiến đấu cơ của Malaysia nên nước này sau đó đã phải vật lộn để duy trì hoạt động của hang loạt tiêm kích trong những năm 2010.
Đây cũng là vấn đề mà các tiêm kích phản lực hạng nhẹ MiG-29 và F-18 nhẹ của Malaysia phải đối mặt.
Su-30SM cải tiến hiện đang được Không quân Myanmar tiến hành đặt hàng, cải tiến chính của tiêm kích này là tích hợp hệ thống điều khiển điện tử ưu việt và quan trọng nhất là radar N011M Bars với phạm vi phát hiện “đối thủ” tầm mở rộng 400km và khả năng tiếp cận tên lửa R-37M và pod SAP-518 hiện đại hơn.

2: Tiêm kích F-15SG - Singapore

Theo MW, các hợp đồng mua 40 máy bay chiến đấu F-15SG đã đưa Không quân Singapore trở thành khách hàng nước ngoài lớn thứ 5 mua F-15 Eagle xuất khẩu của Mỹ lớn nhất trên thế giới sau Israel, Nhật Bản, Ả Rập Saudi và Hàn Quốc.
Biến thể F-15 Eagle được phát triển cho lực lượng không quân Singapore sở hữu thiết kế phức tạp hơn đáng kể với cảm biến và hệ thống điện tử hàng không tinh xảo hơn.
Đây cũng là biến thể sản xuất nối tiếp đầu tiên sử dụng radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA).
Điều này cung cấp khả năng tác chiến điện tử và hệ thống biện pháp không đối không vượt trội, mức bị lộ tín hiệu radar thấp hơn và khả năng nhận diện tình huống vượt trội.
Máy bay chiến đấu F-15SG Lực lượng vũ trang Singapore - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2022
Máy bay chiến đấu F-15SG Lực lượng vũ trang Singapore
F-15 cũng được coi là máy bay chiến đấu có năng lực uy vũ nhất được sử dụng bởi bất kỳ lực lượng không quân phương Tây nào trong Chiến tranh Lạnh và rất may là những lệnh hạn chế xuất khẩu đối với thiết kế này được nới lỏng vào những năm 2000 sau khi người kế nhiệm F-22 Raptor được đưa vào biên chế Không quân Hoa Kỳ. Các công nghệ trên F-15 đã trở nên bớt nhạy cảm hơn.
Các tiêm kích chiến đấu F-15 SG có độ bền cao và được trang bị theo bộ cảm biến lớn, mặc dù vẫn thấp hơn và có đôi phần thua kém so với Su-30.
Tuy nhiên, những tiến bộ đạt được đối với các hợp đồng của Singapore là bước đệm để tiếp tục hiện đại hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của lực lượng không quân Saudi Arabia, Qatar và cuối cùng là Mỹ đã nối lại đơn đặt hàng F-15 sau 17 năm ngừng hoạt động vào năm 2018.
CC BY 2.0 / Aamanatullah / F-15SG - RSAFMáy bay chiến đấu F-15SG Lực lượng vũ trang Singapore
Máy bay chiến đấu F-15SG Lực lượng vũ trang Singapore - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2022
Máy bay chiến đấu F-15SG Lực lượng vũ trang Singapore

3: Su-30MK2/MK - Việt Nam và Indonesia

Không giống như Su-30MK /SM được sản xuất tại Nhà máy Hàng không Irkutsk (IAP), Su-30MK2 được chế tạo phát triển như một dòng máy bay chiến đấu riêng biệt tại Nhà máy sản xuất Máy bay Komsomolsk-on-Amur, sau đó chuyển đổi sang sản xuất Su-35S cho Lực lượng Không quân – Vũ trụ Nga kể từ sau năm 2009.
Tiêm kích chiến đấu Su-30MK2/MK có nguồn gốc khá gần gũi với Su-30MKK tùy chỉnh được phát triển cho Không quân và Hải quân Trung Quốc.
Su-30 MK2 được tối ưu hóa tốt cho vai trò tác chiến hàng hải (loạt nhiệm vụ tấn công trên biển) với các hệ thống điện tử hàng không tinh vi đặc biệt cho chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc, máy tính, khả năng tình báo, giám sát, thu nhận mục tiêu và trinh sát.
Tiêm kích Su-30MK2 vẫn sở hữu tầm bay xa đặc trưng, ​​hiệu suất bay cao và cảm biến mạnh mẽ của thiết kế Su-30 nguyên bản và được trang bị một loạt vũ khí hiện đại như tên lửa chống hạm Kh-31 Mach 3 và tên lửa phòng không R-77.
Tuy nhiên, khả năng chiến đấu Su-30 MK2 thua kém đôi chút so với Su-30MKM và Su-30SM, vốn khác biệt nhiều hơn với thiết kế cơ bản của Su-30.
Tại Việt Nam, hiện nay, các đơn vị Phòng không – Không quân được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác sử dụng máy bay Su-30MK2 hiệu quả nhất và tích cực từng bước làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật, nâng cao trình độ kỹ thuật lái, khả năng chiến đấu cho đội ngũ phi công, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đồng thời, Su-30MK2 cũng là loại tiêm kích giữ vai trò xương sống của Không quân Việt Nam.

4: Su-27SK - Việt Nam và Indonesia

Được coi là tiêm kích chiến đấu có khả năng tác chiến cao và mạnh nhất được lực lượng không quân các nước sử dụng trong Chiến tranh Lạnh, Su-27 Flanker lần đầu tiên được đưa vào biên chế vào năm 1985 và được thiết kế để vượt trội hơn F-15 Eagles của Không quân Hoa Kỳ.
Máy bay chiến đấu này được xuất khẩu rộng rãi trong những năm 1990 và ở Đông Nam Á hiện Việt Nam và Indonesia đang sở hữu mẫu tiêm kích này.
Máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 tại triển lãm hàng không quốc tế Dubai Airshow 2019, Dubai - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2020
Phi công Không quân Việt Nam sẽ được huấn luyện bằng công nghệ Nga?
Không quân Indonesia vào giữa những năm 1990 đã được xây dựng để trở thành một trong những khách hàng lớn nhất thế giới đối với dòng máy bay Su-27 Flanker, với kế hoạch được công bố cho một phi đội hơn 100 chiếc loại này để tạo thành nền tảng của một phi đội hiện đại trong bối cảnh căng thẳng với các cường quốc phương Tây về xung đột ở Đông Timor.
Tuy nhiên, vì ngân sách quốc phòng hạn chế, áp lực từ phương Tây và việc thiếu kế hoạch mua sắm hiệu quả và thiết thực trong dài hạn đã khiến Không quân Indonesia cuối cùng đã không thể trang bị số lượng lớn máy bay như mong muôn.
Hiện nay, Su-27 vẫn có khả năng hoạt động cao nhờ hệ thống radar và tên lửa R-27 vẫn giữ được phạm vi giao tranh trung bình trên 130 km mặc dù các biện pháp tác chiến điện tử cần được cải tiến tối ưu hơn nữa.
“Các máy bay chiến đấu dự kiến ​​sẽ được thay thế trong biên chế Không quân Việt Nam bằng dòng tiêm kích Su-57”, MW dẫn theo báo chí địa phương, và đã được hiện đại hóa nhờ sự hỗ trợ của Belarus.
Đồng thời, Su-57 đã nhận được sự quan tâm rộng rãi ở Đông Nam Á, mặc dù các bên quan tâm khác ngoài Việt Nam hiện vẫn chưa được tiết lộ.
Theo thông tin trên QĐND và Soha, máy bay Su-27 hiện giữ vai trò quan trọng trong công tác bay huấn luyện, cũng như bảo vệ bình yên bầu trời Tổ quốc của Việt Nam.
Cho đến nay, người ta vẫn đánh giá Su-27 là một trong những máy bay tốt nhất thế giới.
Hồi tháng 6/1994, Trung tướng Nguyễn Đức Soát, khi đang là Phó Tư lệnh Quân chủng không quân, người đã bắn rơi 6 máy bay Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, đã được phân công dẫn đầu đoàn cán bộ đi nghiên cứu tại Nga để lựa chọn giữa máy bay MiG-29 và Su-27.
Máy bay chiến đấu đa chức năng Su-57 - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2021
Một số nước Đông Nam Á quan tâm đến tiêm kích Su-57
Theo lý giải của tướng Nguyễn Đức Soát, sở dĩ Việt Nam chọn máy bay Su-27 mà không phải tiêm kích khác là vì vào thời điểm đó, đây là loại máy bay hiện đại nhất của Nga.
Đặc biệt, về tầm bay, Su-27 có thể bao trùm toàn bộ vùng biển và các đảo xa của Việt Nam mà các máy bay khác như MiG-29 không thể làm được.

5: MiG-29SE/SM - Myanmar

Tiêm kích chiến đấu hạng trung MiG-29 là một trong những mặt hàng xuất khẩu phổ biến nhất của Nga trong lĩnh vực không quân chiến đấu.
Mặc dù được đánh giá cao nhờ chi phí vận hành thấp và hiệu suất bay ấn tượng, nhưng MiG-29SE lại ít phổ biến ở Đông Nam Á phần lớn do độ bền chưa cao và tầm hoạt động hạn chế hơn.
Máy bay chiến đấu này được thiết kế để có thể vượt trội hơn các máy bay chiến đấu F-16 và F-18 của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, và ngay cả những biến thể lâu đời nhất cũng đã chứng minh được khả năng thách thức đáng gờm cả những chiếc F-15 nặng hơn nhiều khi không chiến.
© Ảnh : M Radzi DesaTiêm kích MiG-29 Không quân Myanmar
Tiêm kích MiG-29 Không quân Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2022
Tiêm kích MiG-29 Không quân Myanmar
MiG-29 hiện là trụ cột của không quân Myanmar với khoảng 27 chiếc đang phục vụ biên chế, trong đó 16 chiếc là các biến thể MiG-29SE và SM được hiện đại hóa.
Những chiếc này nguy hiểm hơn đáng kể so với MiG-29N do Không quân Malaysia trang bị và được trang bị hệ thống máy tính và điều khiển bay mới, hệ thống tác chiến điện tử L-203BE Gardeniya-1 và có thể mang trọng tải vũ khí lớn hơn so với các biến thể cũ.
Dòng Mig-29 cũng tự hào được trang bị radar Phazotron N019M cung cấp khả năng đa nhiệm mà các máy bay MiG-29 cũ hơn thiếu hụt.
Mặc dù được đánh giá là đáng gờm theo tiêu chuẩn khu vực, nhưng MiG-29 của Myanmar vẫn kém hiệu suất so với các biến thể hiện đại như MiG-29M hoặc MiG-29K của Hải quân Ấn Độ sử dụng thiết kế khung máy bay rất khác sau Chiến tranh Lạnh.
Như Sputnik đã thông tin, theo báo cáo World Air Forces 2022 của FlightGlobal, Không quân Việt Nam đang nắm giữ nhiều máy bay quân sự, tiêm kích, trực thăng tấn công, săn ngầm đáng chú ý.
Yak-130 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.10.2020
Tại sao Việt Nam lựa chọn Yak-130?
Đặc biệt, Việt Nam hiện là nước duy nhất trên thế giới sở hữu bộ đôi tiêm kích huấn luyện chiến đấu Yak-130 (Nga) và L-39NG (Séc) phục vụ trong Không quân nhằm đào tạo phi công, nâng cao chất lượng chiến đấu.
Đối với dòng máy bay chiến đấu, Việt Nam hiện đang có trong biên chế 34 cường kích ném bom Su-22 ‘cánh cụp, cánh xỏe’ (định danh xuất khẩu của cường kích Su-17 do Liên Xô phát triển trước đó). Không quân Việt Nam có 41 chiếc Su-27/30 (các dòng tiêm kích đa nhiệm hai chỗ ngồi, bay trong mọi thời tiết, chuyên thực hiện các nhiệm vụ không chiến và đánh chặn từ xa).
Không quân Việt Nam có 1 chiếc An-28/M28 (MPA) dùng cho nhiệm vụ tác chiến đặc biệt, 3 chiếc vận tải cơ quân sự chiến thuật hạng trung C295 (EADS CASA C-295), ba chiếc máy bay vận tải quân sự và tuần tra C-212 (tức NC-212i), 2 trực thăng Ka-32 và 87 chiếc Mi-8/17. Ngoài ra, đối với dòng máy bay huấn luyện, hiện Không quân Việt Nam đang sở hữu 5 chiếc Su-27, 25 chiếc L-39/NG (12 chiếc chờ giao) và 12 tiêm kích Yak-130.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала