https://kevesko.vn/20220611/nguoi-truoc-sung-sau-tuyen-bo-chan-dong-ca-nuoc-lon-cua-dai-tuong-phan-van-giang-15609420.html
Người trước, súng sau. Tuyên bố chấn động cả nước lớn của Đại tướng Phan Văn Giang
Người trước, súng sau. Tuyên bố chấn động cả nước lớn của Đại tướng Phan Văn Giang
Sputnik Việt Nam
Vì sao các nước lớn phải chú ý đến phát biểu của tướng Phan Văn Giang ở Shangri-La 2022? 11.06.2022, Sputnik Việt Nam
2022-06-11T21:22+0700
2022-06-11T21:22+0700
2022-06-11T21:22+0700
việt nam
bộ trưởng quốc phòng
phan văn giang
quân sự
châu á
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/0b/15611309_0:263:2829:1854_1920x0_80_0_0_0235598dd30e8500ac92454e631a9096.jpg
Với bài phát biểu hùng hồn của Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Việt Nam tái khẳng định lập trường nhất quán về không liên minh quân sự, chỉ duy trì nền quốc phòng mang tính tự vệ và nỗ lực hiện đại hóa Quân đội, trang bị vũ khí tiên tiến vì “mục đích hòa bình” và tự phòng thủ.Việt Nam thấu hiểu sự tàn phá của chiến tranhTrong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La 2022, chiều 11/6, tại phiên thảo luận “Hiện đại hóa quân sự và năng lực quốc phòng”, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có bài phát biểu quan trọng, rất đáng chú ý với chủ đề “Tăng cường khả năng quốc phòng bảo vệ Tổ quốc”.Những tuyên bố cứng rắn nhưng vẫn rất mềm dẻo, khéo léo của lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam một lần nữa nêu bật quan điểm, lập trường của Việt Nam về đối ngoại quốc phòng, về đường lối giao bang với các nước trong bối cảnh xung đột địa chính trị ngày càng gay gắt như ngày nay.Mở đầu bài phát biểu, Đại tướng Phan Văn Giang đã chân thành cảm ơn Bộ Quốc phòng Singapore và Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế đã đem tới cơ hội dự và phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 19 cho lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam.Theo Bộ trưởng Quốc phòng, chúng ta đã và đang chứng kiến một thế giới, với nhiều diễn biến, biến động khó lường. Trong khi các vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng xảy ra nhiều hơn, hậu quả nặng nề hơn, đòi hỏi cộng đồng quốc tế cần chung tay góp sức để ứng phó thì các vấn đề an ninh truyền thống còn nhiều phức tạp, có nguy cơ xảy ra ở một số nơi, một số khu vực.Tướng Giang lưu ý, trong khi xu thế hòa bình, hợp tác phát triển luôn là mong muốn chung của nhân loại, thì cạnh tranh chiến lược, mâu thuẫn, xung đột lợi ích, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ giữa các quốc gia vẫn tiếp tục xảy ra.Do vậy, theo người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam, việc nâng cao năng lực quốc phòng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình thực sự là đòi hỏi tất yếu khách quan của mỗi quốc gia, dân tộc.Nhắc lại triết lý rằng, xưa nay, sinh tồn luôn là bản năng của tự nhiên và của con người, Đại tướng Phan Văn Giang cho biết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn là sự nghiệp sống còn của mỗi quốc gia.Theo Bộ trưởng, suốt dọc chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh tự vệ, chịu nhiều đau thương, mất mát. Cho đến tận ngày nay, khi chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, những hậu quả và di chứng chiến tranh để lại vẫn còn là một gánh nặng đối với đất nước. Việt Nam thấu hiểu giá trị của hòa bình, mong muốn duy trì và quyết tâm gìn giữ hòa bình đất nước, quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc.Quốc phòng Việt Nam “hòa bình, tự vệ”Đối thoại Shangri-La cũng là cơ hội tốt để Việt Nam một lần nữa tái khẳng định lập trường nhất quán của mình về đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới. Người đứng đầu Quân đội Việt Nam đã tiết lộ vì sao đất nước phải có nền quân sự mạnh.Tướng Giang cho biết, Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra và là đội quân của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.Kế thừa và phát huy tinh thần yêu nước, tinh hoa nghệ thuật quân sự, được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, trải qua gần 80 năm xây dựng và trưởng thành, quân đội Việt Nam cùng nhân dân Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xung kích trong ứng phó với nhiều thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là công tác cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai, ứng phó với đại dịch Covid-19.Việt Nam cũng cử lực lượng tham gia các hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, bước đầu đạt nhiều thành tựu nổi bật, được cộng đồng quốc tế tôn vinh, ghi nhận.Quân đội Việt Nam tích cực, chủ động, kiên quyết, kiên trì ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh.Ông cũng nhấn mạnh quan điểm phải giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước. Cam kết thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ quốc tế cao cả, mong muốn đóng góp cho hòa bình, thịnh vượng, hợp tác phát triển chung của khu vực và thế giới.“Người trước, súng sau”: Vì sao Việt Nam phải hiện đại hóa Quân đội?Phát biểu tại Đối thoại Shangri – La, Đại tướng Phan Văn Giang cho biết, Việt Nam chủ trương tăng cường khả năng quốc phòng không đơn thuần là mua sắm, sản xuất, hiện đại hóa vũ khí trang bị, mà là nâng cao sức mạnh quốc phòng trên nhiều phương diện.Trong đó, xây dựng tiềm lực quốc phòng, quân sự theo chiến lược thống nhất, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khả năng tác chiến và trình độ, năng lực của lực lượng vũ trang.Việt Nam tăng cường khả năng quốc phòng thể hiện cả ở xây dựng tổ chức, biên chế, trang bị, nghệ thuật quân sự, khoa học kỹ thuật, cơ sở bảo đảm hậu cần thường xuyên được duy trì, hoàn thiện và không ngừng phát triển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.Trong đó, theo ông Phan Văn Giang, trước tiên và then chốt là xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, tinh thần.Thứ hai, theo tướng Phan Văn Giang, Việt Nam xây dựng Quân đội hiện đại về tổ chức, biên chế theo hướng tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu hợp lý gữa các thành phần lực lượng, phù hợp với vũ khí, trang bị, nghệ thuật tác chiến.Tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, cả lực lượng chính quy, lực lượng thường trực, lực lượng dự bị động viên và lực lượng dân quân, tự vệ, là nhân tố quyết định để phát huy sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân.Thứ ba, theo tướng Giang, cần nghiên cứu phát triển khoa học, lý luận, nghệ thuật quân sự Việt Nam tiên tiến, hiện đại, phù hợp với chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự với các hình thức tác chiến trong thời đại công nghệ phát triển như ngày nay.Thứ tư là phát triển nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng, tự cường và mở rộng hợp tác quốc tế với các đối tác tiềm năng.Theo nhà lãnh đạo Việt Nam, như thế, vừa đáp ứng yêu cầu tăng cường khả năng quốc phòng để làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa góp phần phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ đời sống nhân dân, theo đúng quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh:Ông Giang cũng thông tin, Bộ Quốc phòng Việt Nam đang chuẩn bị tổ chức Triển lãm công nghiệp quốc phòng vào cuối năm nay, với mong muốn đối tác các nước có thể gặp gỡ, giao lưu và mở ra các cơ hội hợp tác cùng phát triển.Tiếp đó, thứ năm, để tăng cường khả năng quốc phòng, đương nhiên không thể thiếu hiện đại hóa vũ khí, trang thiết bị quân sự.“Tuy nhiên, Việt Nam luôn chủ trương chỉ tập trung hiện đại hóa vũ khí, trang bị quân sự để phục vụ mục đích bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình”, ông Phan Văn Giang nêu rõ.Việt Nam không liên minh quân sựNêu quan điểm tại Đối thoại Shangri-La, tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh lại rằng, nền quốc phòng của Việt Nam là nền quốc phòng mang tính chất hòa bình và tự vệ.Đồng thời, Việt Nam chủ trương tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, tăng cường xây dựng lòng tin chiến lược với các nước.Hà Nội luôn mong muốn mở rộng hợp tác quốc phòng, để nâng cao khả năng bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau giải quyết các thách thức an ninh chung, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của thế giới, khu vực và cộng đồng quốc tế.Nhắc với đại biểu các nước dự Đối thoại Shangri-La, tướng Phan Văn Giang nêu rõ, Việt Nam luôn kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bình đẳng, cùng có lợi; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ; mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.Việt Nam “kiên quyết” lập trường về Biển ĐôngĐối với tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông, tướng Phan Văn Giang khẳng định, Việt Nam kiên trì, kiên quyết nguyên tắc giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia.Theo Bộ trưởng, Việt Nam cần tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, cam kết thực thi nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và mong muốn hướng tới xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và có tính pháp lý rõ ràng hơn.Hệ lụy là, lòng tin chiến lược giữa các quốc gia suy giảm, cạnh tranh chiến lược gia tăng, nguy cơ đối đầu hiện hữu, an ninh truyền thống phức tạp, chiến tranh, xung đột tiềm ẩn, khó lường.Mặt khác, chạy đua vũ trang tất yếu sẽ tiêu tốn nguồn lực quốc gia, mà lẽ ra, có thể sẽ tốt hơn nếu những nguồn lực quốc gia ấy được dành cho phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết các mối đe dọa an ninh phi truyền thống để chăm lo đời sống và hạnh phúc của người dân.Nhà lãnh đạo Việt Nam nhắc lại, trên tất cả là hòa bình, hợp tác và phát triển, đây luôn là lợi ích, là nguyện vọng chính đáng, là mong ước tương lai chung của các quốc gia, dân tộc.Tướng Giang nói, chúng ta mong muốn thế giới, khu vực hòa bình, chúng ta sẽ cần đến sự tin cậy chính trị và lòng tin chiến lược, cần đến sự hợp tác phát triển, trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng nguyên tắc, chuẩn mực, luật pháp, các cam kết và cơ chế hợp tác, qốc tế.Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng đánh giá cao các diễn đàn quốc tế như Đối thoại Shangri-La luôn là cơ hội để gặp nhau, để cùng nhau chia sẻ, hiểu nhau, và tin tưởng nhau hơn; để mở ra các cơ hội thiết lập quan hệ, hợp tác cùng phát triển; vì một thế giới hòa bình, vì thịnh vượng của mỗi quốc gia, dân tộc.Chắc chắn, quan điểm của Việt Nam được Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang truyền tải tại Đối thoại Shangri-La tạo được sự chú ý với đại diện các nước lớn.
https://kevesko.vn/20220611/bo-truong-quoc-phong-my-lloyd-j-austin-noi-gi-voi-dai-tuong-phan-van-giang-15605966.html
https://kevesko.vn/20220605/bo-truong-quoc-phong-an-do-tham-viet-nam-ten-lua-brahmos-co-ve-tay-ha-noi-15491157.html
https://kevesko.vn/20220608/bo-truong-phan-van-giang-tiep-bo-truong-bo-quoc-phong-cong-hoa-an-do-15545911.html
https://kevesko.vn/20220504/lieu-bo-truong-quoc-phong-my-co-nam-trong-lich-trinh-cuoc-gap-cua-nguoi-dong-cap-trung-quoc-15054753.html
https://kevesko.vn/20220611/viet-nam-thuc-su-co-the-tro-thanh-con-ho-moi-cua-chau-a-15608438.html
https://kevesko.vn/20220611/bot-khieu-khich-the-gioi-chia-re-vi-trieu-tien-viet-nam-noi-gi-tai-lien-hop-quoc-15605208.html
https://kevesko.vn/20220608/viet-nam-han-quoc-nhat-tri-quan-diem-ve-van-de-bien-dong-15546758.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/0b/15611309_44:0:2773:2047_1920x0_80_0_0_be2aa6966d782d8f084fe85e82c94159.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bộ trưởng quốc phòng, phan văn giang, quân sự, châu á
việt nam, bộ trưởng quốc phòng, phan văn giang, quân sự, châu á
Với bài phát biểu hùng hồn của
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Việt Nam tái khẳng định lập trường nhất quán về không liên minh quân sự, chỉ duy trì nền quốc phòng mang tính tự vệ và nỗ lực hiện đại hóa Quân đội, trang bị vũ khí tiên tiến vì “mục đích hòa bình” và tự phòng thủ.
Việt Nam thấu hiểu sự tàn phá của chiến tranh
Trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La 2022, chiều 11/6, tại phiên thảo luận “Hiện đại hóa quân sự và năng lực quốc phòng”, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có bài phát biểu quan trọng, rất đáng chú ý
với chủ đề “Tăng cường khả năng quốc phòng bảo vệ Tổ quốc”.
Những tuyên bố cứng rắn nhưng vẫn rất mềm dẻo, khéo léo của lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam một lần nữa nêu bật quan điểm, lập trường
của Việt Nam về đối ngoại quốc phòng, về đường lối giao bang với các nước trong bối cảnh xung đột địa chính trị ngày càng gay gắt như ngày nay.
Mở đầu bài phát biểu, Đại tướng Phan Văn Giang đã chân thành cảm ơn Bộ Quốc phòng Singapore và Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế đã đem tới cơ hội dự và
phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 19 cho lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng, chúng ta đã và đang chứng kiến một thế giới, với nhiều diễn biến, biến động khó lường. Trong khi các vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng xảy ra nhiều hơn, hậu quả nặng nề hơn, đòi hỏi
cộng đồng quốc tế cần chung tay góp sức để ứng phó thì các vấn đề an ninh truyền thống còn nhiều phức tạp, có nguy cơ xảy ra ở một số nơi, một số khu vực.
Tướng Giang lưu ý, trong khi xu thế hòa bình, hợp tác phát triển luôn là mong muốn chung của nhân loại, thì cạnh tranh chiến lược, mâu thuẫn, xung đột lợi ích,
tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ giữa các quốc gia vẫn tiếp tục xảy ra.
Do vậy, theo người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam, việc nâng cao năng lực quốc phòng để bảo vệ Tổ quốc,
bảo vệ hòa bình thực sự là đòi hỏi tất yếu khách quan của mỗi quốc gia, dân tộc.
Nhắc lại triết lý rằng, xưa nay, sinh tồn luôn là bản năng của tự nhiên và của con người, Đại tướng Phan Văn Giang cho biết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn là sự nghiệp sống còn của mỗi quốc gia.
“Việt Nam đã trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh tự vệ nên thấu hiểu sự tàn phá và hậu quả của xung đột, bạo lực”, - tướng Giang bày tỏ.
Theo Bộ trưởng, suốt dọc chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh tự vệ, chịu nhiều đau thương, mất mát. Cho đến tận ngày nay, khi chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, những hậu quả và di chứng chiến tranh để lại vẫn còn là một gánh nặng đối với đất nước.
Việt Nam thấu hiểu giá trị của hòa bình, mong muốn duy trì và quyết tâm gìn giữ hòa bình đất nước, quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc.
Quốc phòng Việt Nam “hòa bình, tự vệ”
Đối thoại Shangri-La cũng là cơ hội tốt để Việt Nam một lần nữa tái khẳng định lập trường nhất quán của mình về đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới. Người đứng đầu
Quân đội Việt Nam đã tiết lộ vì sao đất nước phải có nền quân sự mạnh.
“Vì vậy, chúng tôi chủ trương xây dựng quân đội, xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc; đồng thời thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ quốc tế cao cả”, - Bộ trưởng Phan Văn Giang tuyên bố.
Tướng Giang cho biết, Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra và là đội quân của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân.
Kế thừa và phát huy tinh thần yêu nước, tinh hoa nghệ thuật quân sự, được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, trải qua gần 80 năm xây dựng và trưởng thành, quân đội Việt Nam cùng nhân dân
Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xung kích trong ứng phó với nhiều thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là công tác cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai, ứng phó với
đại dịch Covid-19.
Việt Nam cũng cử lực lượng tham gia các hoạt động Gìn giữ hòa bình
Liên hợp quốc, bước đầu đạt nhiều thành tựu nổi bật, được cộng đồng quốc tế tôn vinh, ghi nhận.
“Quốc phòng Việt Nam là nền quốc phòng toàn dân, mang tính chất hòa bình, tự vệ”, - Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh.
Quân đội Việt Nam tích cực, chủ động, kiên quyết, kiên trì ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh.
“Mục tiêu xuyên suốt của quốc phòng Việt Nam là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc”, - Bộ trưởng Phan Văn Giang cho hay và lưu ý.
Ông cũng nhấn mạnh quan điểm phải giữ vững ổn định chính trị,
môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước. Cam kết thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ quốc tế cao cả, mong muốn đóng góp cho hòa bình, thịnh vượng, hợp tác phát triển chung của khu vực và thế giới.
“Quan điểm của Việt Nam, tăng cường tiềm lực quốc phòng là nâng cao sức mạnh tổng hợp của toàn quân, toàn dân và toàn thể hệ thống chính trị; nâng cao sức mạnh tổng hợp toàn diện, cả tiềm lực chính trị, tinh thần, tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ; chứ không đơn thuần là nâng cao sức mạnh quân sự”, - ông Phan Văn Giang khẳng định.
“Người trước, súng sau”: Vì sao Việt Nam phải hiện đại hóa Quân đội?
Phát biểu tại Đối thoại Shangri – La, Đại tướng Phan Văn Giang cho biết, Việt Nam chủ trương tăng cường khả năng quốc phòng không đơn thuần là mua sắm,
sản xuất, hiện đại hóa vũ khí trang bị, mà là nâng cao sức mạnh quốc phòng trên nhiều phương diện.
Trong đó, xây dựng tiềm lực quốc phòng, quân sự theo chiến lược thống nhất, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khả năng tác chiến và trình độ, năng lực của lực lượng vũ trang.
Việt Nam tăng cường khả năng quốc phòng thể hiện cả ở xây dựng tổ chức, biên chế, trang bị, nghệ thuật quân sự,
khoa học kỹ thuật, cơ sở bảo đảm hậu cần thường xuyên được duy trì, hoàn thiện và không ngừng phát triển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Trong đó, theo ông Phan Văn Giang, trước tiên và then chốt là xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, tinh thần.
“Với quan điểm “người trước, súng sau”, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống quân sự, quốc phòng”, - Đại tướng Phan Văn Giang lưu ý.
Thứ hai, theo tướng Phan Văn Giang, Việt Nam xây dựng Quân đội hiện đại về tổ chức, biên chế theo hướng tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu hợp lý gữa các thành phần lực lượng, phù hợp với
vũ khí, trang bị, nghệ thuật tác chiến.
Tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, cả lực lượng chính quy, lực lượng thường trực, lực lượng dự bị động viên và lực lượng dân quân, tự vệ, là nhân tố quyết định để phát huy sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân.
Thứ ba, theo tướng Giang, cần nghiên cứu phát triển khoa học, lý luận, nghệ thuật quân sự Việt Nam tiên tiến, hiện đại, phù hợp với chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự với các hình thức tác chiến trong thời đại
công nghệ phát triển như ngày nay.
Thứ tư là phát triển nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng, tự cường và mở rộng hợp tác quốc tế với các đối tác tiềm năng.
“Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trương phát triển nền công nghiệp quốc phòng không chỉ phục vụ mục đích quân sự, mà còn phục vụ nhu cầu dân sinh, với các công nghệ, sản phẩm lưỡng dụng”, - ông Giang nói.
Theo nhà lãnh đạo Việt Nam, như thế, vừa đáp ứng yêu cầu tăng cường khả năng quốc phòng để làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa góp phần
phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ đời sống nhân dân, theo đúng quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất”.
Ông Giang cũng thông tin, Bộ Quốc phòng Việt Nam đang chuẩn bị tổ chức Triển lãm công nghiệp quốc phòng vào cuối năm nay, với mong muốn đối tác các nước có thể gặp gỡ, giao lưu và mở ra các cơ hội hợp tác cùng phát triển.
Tiếp đó, thứ năm, để tăng cường khả năng quốc phòng, đương nhiên không thể thiếu hiện đại hóa vũ khí,
trang thiết bị quân sự.
“Tuy nhiên, Việt Nam luôn chủ trương chỉ tập trung hiện đại hóa vũ khí, trang bị quân sự để phục vụ mục đích bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình”, ông Phan Văn Giang nêu rõ.
Việt Nam không liên minh quân sự
Nêu quan điểm tại Đối thoại Shangri-La, tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh lại rằng, nền quốc phòng của Việt Nam là nền quốc phòng mang tính chất hòa bình và tự vệ.
“Tăng cường tiềm lực quốc phòng để bảo vệ Tổ quốc.Việt Nam chủ trương tăng cường khả năng quốc phòng bằng nội lực và điều kiện, khả năng của mình, không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống lại nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”, - Bộ trưởng tuyên bố.
Đồng thời, Việt Nam chủ trương tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, tăng cường xây dựng lòng tin chiến lược với các nước.
Hà Nội luôn mong muốn mở rộng hợp tác quốc phòng, để nâng cao khả năng bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau giải quyết các thách thức an ninh chung, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của thế giới, khu vực và cộng đồng quốc tế.
Nhắc với đại biểu các nước dự Đối thoại Shangri-La, tướng Phan Văn Giang nêu rõ, Việt Nam luôn kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bình đẳng, cùng có lợi; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ; mong muốn là bạn, là
đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Việt Nam “kiên quyết” lập trường về Biển Đông
Đối với tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông, tướng Phan Văn Giang khẳng định, Việt Nam kiên trì, kiên quyết nguyên tắc giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng
biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia.
Theo Bộ trưởng, Việt Nam cần tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, cam kết thực thi nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên
ở Biển Đông (DOC) và mong muốn hướng tới xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và có tính pháp lý rõ ràng hơn.
“Tăng cường năng lực quốc phòng, nếu không minh bạch, sẽ rất dễ dẫn đến nghi kỵ, hiểu lầm. Do đó, nếu không vì mục đích chính nghĩa, rất dễ kéo theo chạy đua vũ trang”, - theo tướng Phan Văn Giang.
Hệ lụy là, lòng tin chiến lược giữa các quốc gia suy giảm,
cạnh tranh chiến lược gia tăng, nguy cơ đối đầu hiện hữu, an ninh truyền thống phức tạp, chiến tranh, xung đột tiềm ẩn, khó lường.
Mặt khác, chạy đua vũ trang tất yếu sẽ tiêu tốn nguồn lực quốc gia, mà lẽ ra, có thể sẽ tốt hơn nếu những nguồn lực quốc gia ấy được dành cho phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết các
mối đe dọa an ninh phi truyền thống để chăm lo đời sống và hạnh phúc của người dân.
Nhà lãnh đạo Việt Nam nhắc lại, trên tất cả là hòa bình, hợp tác và phát triển, đây luôn là lợi ích, là nguyện vọng chính đáng, là mong ước tương lai chung của các quốc gia, dân tộc.
“Tôi chắc chắn rằng, ai trong chúng ta cũng luôn mong chờ một thế giới không tiếng bom, đạn; mong gương mặt vui cười trên mỗi trẻ thơ, mong tất cả mọi người trên thế giới cùng chung sống trong hạnh phúc và hòa bình. Với Việt Nam chúng tôi, xây dựng và tăng cường khả năng quốc phòng không gì khác mục đích này - Để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân”, - Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam bày tỏ.
Tướng Giang nói, chúng ta mong muốn thế giới, khu vực hòa bình, chúng ta sẽ cần đến sự tin cậy chính trị và lòng tin chiến lược, cần đến
sự hợp tác phát triển, trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng nguyên tắc, chuẩn mực, luật pháp, các cam kết và cơ chế hợp tác, qốc tế.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng
đánh giá cao các diễn đàn quốc tế như Đối thoại Shangri-La luôn là cơ hội để gặp nhau, để cùng nhau chia sẻ, hiểu nhau, và tin tưởng nhau hơn; để mở ra các cơ hội thiết lập quan hệ, hợp tác cùng phát triển; vì một thế giới hòa bình, vì thịnh vượng của mỗi quốc gia, dân tộc.
Chắc chắn, quan điểm của Việt Nam được Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang truyền tải tại Đối thoại Shangri-La tạo được sự chú ý với đại diện các nước lớn.
“Chúng tôi cũng khao khát thế giới, khu vực, mọi quốc gia, dân tộc đều được hưởng hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc”, - tướng Phan Văn Giang gây ấn tượng rất mạnh với bài phát biểu đặc biệt sâu sắc, đúc kết lập trường nhất quán của Việt Nam về một thế giới đầy biến động như ngày nay.