Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Liệu Philippines và Trung Quốc có thể quên đi tranh chấp biển đảo ở Biển Đông?

© AP Photo / Malacanang Presidential Photographers Division Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gặp tân Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tại Manila
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gặp tân Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tại Manila - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2022
Đăng ký
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đến thăm Manila và được tân Tổng thống Philippines, Ferdinand Marcos Jr tiếp đón.
Những mong muốn được bày tỏ trong các cuộc gặp có thể thay đổi rất nhiều không chỉ trong quan hệ song phương mà còn cả tình hình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của ông.

Đường hướng cũ mà mới của Tổng thống Philippines

Mới chỉ qua vài ngày kể từ khi Ferdinand Marcos nhậm chức Tổng thống Philippines. Giới chuyên gia từ các nước khác nhau đã theo dõi sát sao những tuyên bố của nguyên thủ Cộng hòa Philippines để tìm hiểu mối quan hệ giữa nước này và Trung Quốc hiện nay sẽ được xây dựng như thế nào. Ai cũng biết rằng quan hệ giữa hai nước đang bị lu mờ bởi tranh chấp một số đảo trong quần đảo Trường Sa. Manila thậm chí đã đệ đơn kiện lên Trọng tài quốc tế La Hay, và thắng kiện – bồi thẩm đoàn tuyên bố hành động của Bắc Kinh là bất hợp pháp. Tuy nhiên, Rodrigo Duterte, người đã nắm quyền tổng thống vào năm 2016, đã đưa phán quyết của trọng tài quốc tế “cất vào một góc” và có những nỗ lực đáng kể để cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, và ông ấy đã làm được. Trung Quốc bắt đầu viện trợ kinh tế cho Philippines, đầu tư vốn vào nước này. Bản thân ông Duterte đã nhiều lần gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Đồng thời, nhìn chung, ông Duterte đã duy trì được mối quan hệ tương đối tốt, chủ yếu trong lĩnh vực quốc phòng, với Hoa Kỳ, một đồng minh cũ của Philippines. Đúng là Washington không hài lòng lắm về mối quan hệ hợp tác giữa Manila và Bắc Kinh, nhưng họ không thể làm gì khác được.
đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2022
Biển Đông
Philippines sẵn sàng đối thoại thẳng thắn với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
Nếu thể theo lời Marcos, ông sẽ tiếp tục chính sách cũ của ông Duterte -duy trì quan hệ đối tác với cả Bắc Kinh và cả Washington. Và cũng đứng vững trong công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Điều thứ hai cần được hiểu như sau: trong trường hợp Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ của Philippines, chính phủ sẽ không im lặng, nhưng cũng sẽ không chiến đấu chống lại Trung Quốc. Có lần, Duterte giải thích cho đồng bào của mình tại sao chiến đấu với Trung Quốc là vô nghĩa: Philippines sẽ có đủ sức mạnh để chống lại các lực lượng vũ trang của Trung Quốc chỉ trong 1 ngày. "Chúng ta không thể ngăn cản Trung Quốc!" (We cannot stop China!). Nhiều người dân Philippines ghi nhớ những lời này của tổng thống .
Marcos cũng coi việc phán quyết của Tòa án La Hay là vô vọng: vì Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết này, nên có rất ít khả năng họ sẽ công nhận phán quyết đó trong tương lai.

Phương cách hợp lý để thoát khỏi tranh chấp lãnh thổ

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy Marcos muốn có tiếng nói riêng mình trong việc điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc. Trước chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tới Manila, ông đề nghị không tập trung vào tranh chấp lãnh thổ mà phát triển quan hệ với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực: "Hãy trao đổi về văn hóa, giáo dục, thậm chí cả quân sự, nếu chúng có lợi ".
Cách tiếp cận này đã được Ngoại trưởng Trung Quốc ủng hộ. Ông tán thành với ý kiến ​​phát triển quan hệ trên mọi lĩnh vực, gạt vấn đề biên giới sang một bên.

Vương Nghị tuyên bố tại Manila: "Sự lựa chọn duy nhất là trở thành bạn bè, làm bạn, làm bạn nhiều hơn nữa!"

Ông bày tỏ việc phía Trung Quốc sẵn sàng làm mọi thứ có thể để đảm bảo quan hệ Trung Quốc-Philippines dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr trở thành một "kỷ nguyên vàng".
Quan hệ Philippines-Trung Quốc dưới thời Tổng thống Duterte được đánh dấu bằng sự hợp tác giữa Manila và Bắc Kinh trong một loạt các vấn đề quan trọng, trong đó có việc cùng phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông. Rõ ràng, các dự án chung này có thể được phát triển vềcả chiều rộng và chiều sâu. Nhân đây, xin nhắc lại sẽ là hợp lý nếu đề xuất cùng đường lối phát triển chung các nguồn tài nguyên của Biển Đông với Trung Quốc cho các nước khác có bờ biển trong vùng biển này. Có thể khi đó Biển Đông sẽ từ một điểm nóng trở thành khu vực hợp tác các bên cùng có lợi.
Công ty PXP Energy Corp của Philippines khai thác dầu trên Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2022
Philippines chấm dứt đàm phán thăm dò dầu khí với Trung Quốc
Đúng, có thể có một số trở ngại cảnđường chính sách hợp tác mới giữa Manila và Bắc Kinh. Thứ nhất, đây là những quan điểm mang tính dân tộc, phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân cả hai dân tộc. Người Philippines, cũng như nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á, có thái độ thiếu tin tưởng vào người Trung Quốc, và họ có thể nhìn thấy ý đồ thâm độc đằng sau mọi đề xuất từ ​​Bắc Kinh. Thứ hai, Hoa Kỳ, quốc gia có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều bộ phận dân cư Philippines, đặc biệt là quân đội, sẽ ngăn cản bất kỳ sự hợp tác nào giữa Philippines và Trung Quốc. Washington quan tâm đến việc duy trì căng thẳng giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong tình hình chính trị thế giới hiện nay, chính phủ các nước dù nhỏ cũng có cơ hội theo đuổi chính sách độc lập.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала