https://kevesko.vn/20220817/phat-hien-cua-cac-nha-khoa-hoc-dat-nuoc-nao-co-co-hoi-song-sot-cao-nhat-sau-chien-tranh-hat-nhan--17148016.html
Phát hiện của các nhà khoa học: Đất nước nào có cơ hội sống sót cao nhất sau chiến tranh hạt nhân
Phát hiện của các nhà khoa học: Đất nước nào có cơ hội sống sót cao nhất sau chiến tranh hạt nhân
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Trong trường hợp xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân giả định, Australia và Argentina sẽ có khả năng đối phó với hậu quả tốt hơn các nước khác... 17.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-17T00:56+0700
2022-08-17T00:56+0700
2022-08-17T14:13+0700
thế giới
vấn đề hạt nhân
bom hạt nhân
hoa kỳ
nga
báo chí thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/227/03/2270321_0:66:1281:786_1920x0_80_0_0_c890efa56c174b7d08dde5e89f3afba7.jpg
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Food.Các chuyên gia đã mô hình hóa kịch bản lý thuyết về cuộc xung đột hạt nhân. Theo đánh giá của họ, bom nguyên tử ném xuống các thành phố và trung tâm công nghiệp sẽ gây ra bão lửa, bầu không khí trên toàn thế giới sẽ bị ô nhiễm do phát thải từ các hạt cháy. Điều này sẽ dẫn đến biến đổi khí hậu và giảm lượng lương thực-thực phẩm trên đất liền cũng như trong các đại dương.Bản đồ do các chuyên gia công bố cho thấy Australia và Argentina sẽ có thể duy trì lượng lương thực bình thường (lượng calories bình thường trên đầu người mỗi ngày) thậm chí cả khi có lượng muội độc hại lớn nhất phát thải vào khí quyển.Xung đột tiềm ẩn giữa Nga và Hoa KỳTrong quá trình thử nghiệm, các chuyên gia đã tính toán hậu quả của các cuộc xung đột có thể xảy ra giữa các nước thực tế. Ví dụ, trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân toàn diện giữa Nga và Hoa Kỳ, hơn 5 tỷ người có thể thiệt mạng, còn hành tinh sẽ bị bao phủ bởi «mùa đông hạt nhân».Điện Kremlin nhiều lần nhấn mạnh rằng Nga không có kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân. Hồi tháng 4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố về nguy cơ chiến tranh hạt nhân «rất đáng kể» do hành động liều lĩnh của phía Hoa Kỳ, đồng thời ông Lavrov lưu ý rằng lập trường nguyên tắc của Nga là không cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân.
https://kevesko.vn/20220816/cac-nha-nghien-cuu-du-doan-hau-qua-neu-xay-ra-chien-tranh-hat-nhan-giua-nga-va-my-17120140.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/227/03/2270321_72:0:1207:851_1920x0_80_0_0_2e28e276b8f325f46fc8b208a7162f24.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thế giới, vấn đề hạt nhân, bom hạt nhân, hoa kỳ, nga, báo chí thế giới
thế giới, vấn đề hạt nhân, bom hạt nhân, hoa kỳ, nga, báo chí thế giới
Phát hiện của các nhà khoa học: Đất nước nào có cơ hội sống sót cao nhất sau chiến tranh hạt nhân
00:56 17.08.2022 (Đã cập nhật: 14:13 17.08.2022) MOSKVA (Sputnik) - Trong trường hợp xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân giả định, Australia và Argentina sẽ có khả năng đối phó với hậu quả tốt hơn các nước khác. Đó là kết luận của các chuyên gia từ ĐHTH Rutgers ở bang New Jersey của Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Food.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố
trên tạp chí Nature Food.
Các chuyên gia đã mô hình hóa kịch bản lý thuyết về cuộc xung đột hạt nhân. Theo đánh giá của họ, bom nguyên tử ném xuống các thành phố và trung tâm công nghiệp sẽ gây ra bão lửa, bầu không khí trên toàn thế giới sẽ bị ô nhiễm do phát thải từ các hạt cháy. Điều này sẽ dẫn đến biến đổi khí hậu và giảm lượng lương thực-thực phẩm trên đất liền cũng như trong các đại dương.
"Nếu xảy ra cảnh hơn 150 teragram (hơn 165 triệu tấn) muội đen thải vào khí quyển, lượng tiêu thụ ngũ cốc sẽ giảm khoảng 90% trong 3-4 năm sau Ngày Tận thế", - các chuyên gia dự đoán.
Bản đồ do các chuyên gia công bố cho thấy Australia và Argentina sẽ có thể duy trì lượng lương thực bình thường (lượng calories bình thường trên đầu người mỗi ngày) thậm chí cả khi có lượng muội độc hại lớn nhất phát thải vào khí quyển.
"New Zealand cũng sẽ chịu ít tác động hơn so với các nước khác. Nhưng nếu quả thực xảy ra kịch bản hạt nhân, khu vực này có thể vấp phải dòng người tị nạn từ châu Á và các nước khác đang bị thiếu lương thực", - bài báo lưu ý.
Xung đột tiềm ẩn giữa Nga và Hoa Kỳ
Trong quá trình thử nghiệm, các chuyên gia đã tính toán hậu quả của các cuộc xung đột có thể xảy ra giữa các nước thực tế. Ví dụ, trong trường hợp xảy ra
chiến tranh hạt nhân toàn diện giữa Nga và Hoa Kỳ, hơn 5 tỷ người có thể thiệt mạng, còn hành tinh sẽ bị bao phủ bởi «mùa đông hạt nhân».
Điện Kremlin nhiều lần nhấn mạnh rằng Nga không có kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân. Hồi tháng 4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố về nguy cơ chiến tranh hạt nhân «rất đáng kể» do hành động liều lĩnh của phía Hoa Kỳ, đồng thời ông Lavrov lưu ý rằng lập trường nguyên tắc của Nga là không cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân.