https://kevesko.vn/20220829/luc-luong-vu-trang-ukraina-su-dung-cac-vu-khi-bi-cam-17428775.html
Lực lượng vũ trang Ukraina sử dụng các vũ khí bị cấm
Lực lượng vũ trang Ukraina sử dụng các vũ khí bị cấm
Sputnik Việt Nam
Tại Geneva từ ngày 30 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9 sẽ diễn ra Hội nghị của các thành viên tham gia Công ước về Bom bi đạn chùm. Sputnik đã thu thập dữ kiện về... 29.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-29T22:56+0700
2022-08-29T22:56+0700
2022-08-30T12:26+0700
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
thế giới
cuộc khủng hoảng ở ukraina
ukraina
nga
tội ác chiến tranh
quân sự
xung đột quân sự
lnr
dnr
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/18/17308224_0:0:3073:1728_1920x0_80_0_0_483e33005c4abf773970108b6d5f126f.jpg
Trong khi Lực lượng vũ trang LB Nga sử dụng vũ khí với độ chính xác cao để tiêu diệt thuần tuý các mục tiêu quân sự, thì quân đội Ukraina thường xuyên ném bom giết hại dân thường Donbass. Để làm như vậy, binh sĩ Ukraina không ngại ngần sử dụng những loại vũ khí bị cấm theo hiệp ước quốc tế. Trong số đó có bom bi đạn chùm.Tư liệu trong bài viết của Sputnik điểm qua những thứ bom đạn này cùng các loại vũ khí trái phép mà các chiến binh của Kiev hiện đang sử dụng gây tội ác.Bom biBao gồm các container mở ra trên không hoặc phóng các quả bom, đạn cỡ lớn (gọi là bom, đạn mẹ) từ các dàn phóng, rải lượng lớn đạn dược thứ cấp (sub-munition) trên diện rộng, tạo hiệu quả sát thương lớn hơn rất nhiều.Bắt đầu từ tháng 3 năm 2022, Lực lượng vũ trang Ukraina thường xuyên pháo kích Donbass bằng loại tên lửa có phần đầu đạn chùm. Xin dẫn ra một vài trường hợp:Ngày 14 tháng 3, Lực lượng vũ trang Ukraina bắn đạn pháo «Tochka-U» vào trung tâm Donetsk. Mặc dù tên lửa đã bị bắn hạ khi tiếp cận, các mảnh vỡ rơi xuống vẫn làm 20 người chết và 36 người khác bị thương.Ngày 8 tháng 4, Lực lượng vũ trang Ukraina nã đạn từ tổ hợp «Tochka-U» vào nhà ga đường sắt của thành phố Kramatorsk nằm trên lãnh thổ do Kiev kiểm soát. Hành động khiêu khích trắng trợn với mục đích vu vạ cho quân đội Nga đã khiến ít nhất 30 thường dân thiệt mạng bao gồm cả trẻ em và ít nhất 100 người bị thương với mức độ nghiêm trọng khác nhau.Ngày 21 và 22 tháng 5, các chiến binh dân tộc chủ nghĩa Ukraina đã bắn đạn chùm vào làng Belozerka, vùng Kherson. 5 thường dân thiệt mạng và 10 người khác bị thương.Lãnh thổ LB Nga cũng bị pháo kích bằng bom, đạn chùm từ phía Ukraina. Chẳng hạn vào đêm rạng sáng 3 tháng 7, quân đội Ukraina giáng đòn tấn công sang Belgorod bằng 3 tên lửa «Tochka-U». Hệ thống phòng không của Nga đã chặn phá tên lửa khi đang bay trên không, nhưng mảnh vỡ rơi xuống tòa nhà dân cư khiến 5 người chết, trong đó có 1 đứa trẻ.Ngày 7 tháng 8, các hình thái vũ trang của Ukraina đã tấn công bằng cách sử dụng đạn chùm từ tổ hợp phóng loạt «Uragan» 220 mm trên lãnh thổ nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye.Công lực Ukraina cũng dùng loại đạn chùm 9M27K3 từ tổ hợp phóng loạt «Uragan» để từ xa rải mìn PFM-1 «Lepestok» trên địa bàn CHND Donetsk. Đây là một loại vũ khí bị cấm nữa mà Kiev đang sử dụng.Mìn «Lepestok»Chính quyền DNR hàng ngày ghi nhận các trường hợp dân thường bị thương do mìn PFM-1 «Lepestok» phát nổ. Khoảng 40 gam chất nổ công lực cao bị kích hoạt có thể giết chết người dẫm phải mìn, thường làm đứt cẳng chân, nhất là nát bấy bàn chân.Hiện tại, hơn 50 thường dân của nước Cộng hòa đã phải hứng chịu đau khổ vì những quả mìn này, trong đó có 2 trẻ em. Một người qua đời trong bệnh viện vì vết thương quá nặng.«Lepestok» là bằng chứng sống về bản chất tàn bạo, dã man của chế độ Kiev, là biểu trưng cho thái độ thực sự của chính quyền Ukraina đối với cư dân miền đông và đông-nam đất nước», - ông Vasily Nebenzya, đại diện thường trực của LB Nga tại Liên Hợp Quốc tuyên bố ngày 24 tháng 8, sau khi ông trình bày mô hình quả mìn «Lepestok», là thiết bị nổ khó nhận thấy nên cực kỳ nguy hại.Nhà ngoại giao kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án «chế độ Kiev về tội ác sử dụng những phương tiện chiến tranh vô nhân đạo như vậy».Hồi tháng 8, đã có loạt hành động diễn ra trước các đại sứ quán Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Latvia nhằm thu hút sự chú ý của các nhà ngoại giao phương Tây và công chúng đến tội ác của các phần tử dân tộc chủ nghĩa Ukraina ở Donbass. Người biểu tình rải truyền đơn ở gần các đại sứ quán và dán tờ rơi có hình mô tả những quả mìn nham hiểm này.Theo Công ước quốc tế «Cấm sử dụng, tàng trữ, sản xuất và chuyển giao mìn sát thương và về việc tiêu hủy chúng» ngày 18 tháng 7 năm 1997, các nước tham gia cam kết không sử dụng và tiêu hủy các kho dự trữ mìn bộ binh sát thương. Năm 2005 Ukraina đã ký phê chuẩn Công ước, nhưng Kiev không thực hiện nghĩa vụ quốc tế này.Chẳng hạn, vào tháng 3, dữ liệu của chính quyền DNR cho biết, các chiến binh «Azov» đã cài đặt bừa bãi khoảng 10.000 quả mìn «Lepestok» trong các tòa nhà dân cư ở những đường phố trung tâm của Mariupol. Những trận oanh tạc, pháo kích vào nước Cộng hòa bằng bom bi, đạn chùm cùng với mìn «Lepestok» bắt đầu từ tháng 4 và tiếp diễn cho đến nay. Ngày 10 tháng 8, chính quyền CHND Donetsk thông báo rằng Lực lượng vũ trang Ukraina sở hữu khoảng 90 tên lửa loại này, mỗi tên lửa có khả năng mang theo 320 quả mìn.Các loại mìn của Pháp không thể vô hiệu hoá«Lepestok» không phải là loại mìn bị cấm duy nhất mà Lực lượng vũ trang Ukraina sử dụng. Ngày 14 tháng 8, ở cực nam Artyomovsk, chiến sĩ Nga phát hiện tại cứ điểm của đơn vị thuộc lữ đoàn cơ giới số 72 Lực lượng vũ trang Ukraina bỏ lại hơn 50 quả mìn chống tăng HPD F2 do Pháp sản xuất.Theo thông tin của Bộ Quốc phòng LB Nga, những quả mìn này sau khi gài đặt vào tư thế chiến đấu thì «không thể tháo gỡ hay vô hiệu hoá». Việc sử dụng mìn này là vi phạm trực tiếp vào yêu cầu của Nghị định thư thứ hai «Về việc cấm hoặc hạn chế sử dụng mìn, bẫy mìn và các thiết bị khác», là một phần của Công ước Geneva về Cấm hoặc Hạn chế sử dụng những loại vũ khí thông thường nhất định, văn kiện thông qua tại New York vào ngày 10 tháng 10 năm 1980.Đạn phốt-phoKể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, Bộ Quốc phòng LB Nga đã nhiều lần thông báo về việc Lực lượng vũ trang Ukraina dùng đạn chứa phốt-pho. Chẳng hạn, đã sử dụng ồ ạt loại đạn này để chống lại quân đội Nga hồi tháng 2 ở ngoại ô Kiev gần sân bay Gostomel. Ngày 19 tháng 3, quân đội Ukraina cũng dùng các loại đạn pháo bị cấm có đầu đạn phốt-pho để tấn công đường vượt sông Bắc Donetsk.Đạn giãn nở dum-dumCòn thêm một loại vũ khí bị cấm khác mà Lực lượng vũ trang Ukraina đang sử dụng là đạn giãn nở dum-dum. Không giống như đạn thông thường, những viên đạn này nở ra như bông hoa khi bắn vào cơ thể người, gây thương tích nghiêm trọng.Những khẩu súng trường bắn tỉa trang bị băng đạn loại giãn nỏ dum-dum do công ty Mỹ Hornady Manufacturing sản xuất đã được tìm thấy vào tháng 4 tại các vị trí của Lực lượng vũ trang Ukraina ở Mariupol.Vào tháng 3, các chiến sĩ DNR cũng đã phát hiện khẩu súng trường bắn tỉa Ukrop UAR-10 cỡ nòng 7,62 ở Maryinka. Loại vũ khí này được thiết kế để bắn đạn giãn nở dum-dum xé toang da thịt người.Đạn giãn nở dum-dum bị cấm theo kết quả của hội nghị La Hay lần I hơn 130 năm trước - vào năm 1899.Tra tấn tù nhân chiến tranhQuân đội Ukraina thường xuyên vi phạm các điều khoản của Công ước Geneva về Đối xử Nhân đạo với Tù nhân Chiến tranh. Hồi cuối tháng 3, những đối tượng dân tộc chủ nghĩa Ukraina đã đăng tải đoạn phim ghi cảnh thảm sát các quân nhân Nga bị bắt làm tù binh ở vùng Kharkov.Vào đầu tháng 4, trên mạng xuất hiện đoạn video với cảnh hành quyết quân nhân Nga ở vùng Kiev. Một người lính bị bắn nhiều phát súng. Còn một người khác bị giết với hai tay trói quặt sau lưng, chứng tỏ người này đã đầu hàng và không phải là mối đe dọa.Ngày 3 tháng 8, tại cuộc họp báo ngắn với các Tùy viên quân sự nước ngoài, Thứ trưởng Quốc phòng LB Nga Alexandr Fomin công bố kết quả điều tra các binh sĩ Nga trở về sau khi bị Lực lượng vũ trang Ukraina giam giữ. 81% quân nhân bị đánh đập và chịu bạo hành thể xác. Hơn một nửa số tù binh bị cưỡng bức tham gia các cảnh quay video tuyên truyền. 46% không nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết, còn 79% tù binh không được liên lạc với người thân.«Khủng bố hóa học»Ngày 20 tháng 8, Matxcơva tố cáo Kiev chủ ý sử dụng vũ khí hóa học. Có thông tin rằng Lực lượng vũ trang Ukraina đã sử dụng chất độc hữu cơ có nguồn gốc nhân tạo - độc tố Botulinum loại «B» chống lại các quân nhân Nga. Các chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tại khu vực điểm dân cư Vasilyevka vùng Zaporozhye ngày 31 tháng 7 được đưa đến quân y viện với dấu hiệu ngộ độc nặng. Qua xét nghiệm đã tìm thấy chất độc này trong cơ thể các quân nhân.
https://kevesko.vn/20220809/o-kherson-bat-giu-nhung-ke-pha-hoai-mang-theo-min-lepestok-16934153.html
https://kevesko.vn/20220805/zelensky-binh-luan-bao-cao-ve-toi-ac-cua-luc-luong-vu-trang-ukraina-16867611.html
https://kevesko.vn/20220807/to-chuc-an-xa-quoc-te-lay-lam-tiec-vi-nguoi-ukraina-tuc-gian-sau-bao-cao-ve-toi-ac-cua-llvt-kiev-16898374.html
https://kevesko.vn/20220502/nghi-si-nga-noi-my-dang-chuan-bi-mot-vu-khieu-khich-lien-quan-den-vu-khi-hoa-hoc-o-ukraina--15021288.html
ukraina
lnr
dnr
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/18/17308224_164:0:2895:2048_1920x0_80_0_0_97d2d0872c1d667ed5a901eaa7f11e6c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thế giới, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, nga, tội ác chiến tranh, quân sự, xung đột quân sự, lnr, dnr, chuyên gia, quan điểm-ý kiến
thế giới, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, nga, tội ác chiến tranh, quân sự, xung đột quân sự, lnr, dnr, chuyên gia, quan điểm-ý kiến
Trong khi Lực lượng vũ trang LB Nga sử dụng vũ khí với độ chính xác cao để tiêu diệt thuần tuý các mục tiêu quân sự, thì quân đội Ukraina thường xuyên ném bom giết hại dân thường Donbass. Để làm như vậy, binh sĩ Ukraina không ngại ngần sử dụng những loại vũ khí bị cấm theo hiệp ước quốc tế. Trong số đó có bom bi đạn chùm.
Tư liệu trong bài viết của Sputnik điểm qua những thứ bom đạn này cùng các loại vũ khí trái phép mà các chiến binh của Kiev hiện đang sử dụng gây tội ác.
Bao gồm các container mở ra trên không hoặc phóng các quả bom, đạn cỡ lớn (gọi là bom, đạn mẹ) từ các dàn phóng, rải lượng lớn đạn dược thứ cấp (sub-munition) trên diện rộng, tạo hiệu quả sát thương lớn hơn rất nhiều.
Bắt đầu từ tháng 3 năm 2022, Lực lượng vũ trang Ukraina thường xuyên pháo kích Donbass bằng loại tên lửa có phần đầu đạn chùm. Xin dẫn ra một vài trường hợp:
Ngày 14 tháng 3, Lực lượng vũ trang Ukraina bắn đạn pháo «Tochka-U» vào trung tâm Donetsk. Mặc dù tên lửa đã bị bắn hạ khi tiếp cận, các mảnh vỡ rơi xuống vẫn làm 20 người chết và 36 người khác bị thương.
Ngày 8 tháng 4,
Lực lượng vũ trang Ukraina nã đạn từ tổ hợp «Tochka-U» vào nhà ga đường sắt của thành phố Kramatorsk nằm trên lãnh thổ do Kiev kiểm soát. Hành động khiêu khích trắng trợn với mục đích vu vạ cho quân đội Nga đã khiến ít nhất 30 thường dân thiệt mạng bao gồm cả trẻ em và ít nhất 100 người bị thương với mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Ngày 21 và 22 tháng 5, các chiến binh dân tộc chủ nghĩa Ukraina đã bắn đạn chùm vào làng Belozerka, vùng Kherson. 5 thường dân thiệt mạng và 10 người khác bị thương.
Lãnh thổ LB Nga cũng bị pháo kích bằng bom, đạn chùm từ phía Ukraina. Chẳng hạn vào đêm rạng sáng 3 tháng 7, quân đội Ukraina giáng đòn tấn công sang Belgorod bằng 3 tên lửa «Tochka-U». Hệ thống phòng không của Nga đã chặn phá tên lửa khi đang bay trên không, nhưng mảnh vỡ rơi xuống tòa nhà dân cư khiến 5 người chết, trong đó có 1 đứa trẻ.
Ngày 7 tháng 8, các hình thái vũ trang của Ukraina đã tấn công bằng cách sử dụng đạn chùm từ
tổ hợp phóng loạt «Uragan» 220 mm trên lãnh thổ nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye.
Công lực Ukraina cũng dùng loại đạn chùm 9M27K3 từ tổ hợp phóng loạt «Uragan» để từ xa rải mìn PFM-1 «Lepestok» trên địa bàn CHND Donetsk. Đây là một loại vũ khí bị cấm nữa mà Kiev đang sử dụng.
Chính quyền DNR hàng ngày ghi nhận các trường hợp dân thường bị thương do
mìn PFM-1 «Lepestok» phát nổ. Khoảng 40 gam chất nổ công lực cao bị kích hoạt có thể giết chết người dẫm phải mìn, thường làm đứt cẳng chân, nhất là nát bấy bàn chân.
Hiện tại, hơn 50 thường dân của nước Cộng hòa đã phải hứng chịu đau khổ vì những quả mìn này, trong đó có 2 trẻ em. Một người qua đời trong bệnh viện vì vết thương quá nặng.
«Lepestok» là bằng chứng sống về bản chất tàn bạo, dã man của chế độ Kiev, là biểu trưng cho thái độ thực sự của chính quyền Ukraina đối với cư dân miền đông và đông-nam đất nước», - ông Vasily Nebenzya, đại diện thường trực của LB Nga tại Liên Hợp Quốc tuyên bố ngày 24 tháng 8, sau khi ông trình bày mô hình quả mìn «Lepestok», là thiết bị nổ khó nhận thấy nên cực kỳ nguy hại.
Hồi tháng 8, đã có loạt hành động diễn ra trước các đại sứ quán Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Latvia nhằm thu hút sự chú ý của các nhà ngoại giao phương Tây và công chúng đến tội ác của các phần tử dân tộc chủ nghĩa Ukraina ở Donbass.
Người biểu tình rải truyền đơn ở gần các đại sứ quán và dán tờ rơi có hình mô tả những quả mìn nham hiểm này.
Theo Công ước quốc tế «Cấm sử dụng, tàng trữ, sản xuất và chuyển giao mìn sát thương và về việc tiêu hủy chúng» ngày 18 tháng 7 năm 1997, các nước tham gia cam kết không sử dụng và tiêu hủy các kho dự trữ mìn bộ binh sát thương. Năm 2005 Ukraina đã ký phê chuẩn Công ước, nhưng Kiev không thực hiện nghĩa vụ quốc tế này.
Chẳng hạn, vào tháng 3, dữ liệu của chính quyền DNR cho biết, các chiến binh «Azov» đã cài đặt bừa bãi khoảng 10.000 quả mìn «Lepestok» trong các tòa nhà dân cư ở những đường phố trung tâm của Mariupol. Những trận oanh tạc, pháo kích vào nước Cộng hòa bằng bom bi, đạn chùm cùng với mìn «Lepestok» bắt đầu từ tháng 4 và tiếp diễn cho đến nay. Ngày 10 tháng 8, chính quyền CHND Donetsk thông báo rằng Lực lượng vũ trang Ukraina sở hữu khoảng 90 tên lửa loại này, mỗi tên lửa có khả năng mang theo 320 quả mìn.
Các loại mìn của Pháp không thể vô hiệu hoá
«Lepestok» không phải là loại mìn bị cấm duy nhất mà Lực lượng vũ trang Ukraina sử dụng. Ngày 14 tháng 8, ở cực nam Artyomovsk, chiến sĩ Nga phát hiện tại cứ điểm của đơn vị thuộc lữ đoàn cơ giới số 72 Lực lượng vũ trang Ukraina
bỏ lại hơn 50 quả mìn chống tăng HPD F2 do Pháp sản xuất.
Theo thông tin của Bộ Quốc phòng LB Nga, những quả mìn này sau khi gài đặt vào tư thế chiến đấu thì «không thể tháo gỡ hay vô hiệu hoá». Việc sử dụng mìn này là vi phạm trực tiếp vào yêu cầu của Nghị định thư thứ hai «Về việc cấm hoặc hạn chế sử dụng mìn, bẫy mìn và các thiết bị khác», là một phần của Công ước Geneva về Cấm hoặc Hạn chế sử dụng những loại vũ khí thông thường nhất định, văn kiện thông qua tại New York vào ngày 10 tháng 10 năm 1980.
Kể từ khi bắt đầu
chiến dịch quân sự đặc biệt, Bộ Quốc phòng LB Nga đã nhiều lần thông báo về việc Lực lượng vũ trang Ukraina dùng đạn chứa phốt-pho. Chẳng hạn, đã sử dụng ồ ạt loại đạn này để chống lại quân đội Nga hồi tháng 2 ở ngoại ô Kiev gần sân bay Gostomel. Ngày 19 tháng 3, quân đội Ukraina cũng dùng các loại đạn pháo bị cấm có đầu đạn phốt-pho để tấn công đường vượt sông Bắc Donetsk.
Còn thêm một loại vũ khí bị cấm khác mà Lực lượng vũ trang Ukraina đang sử dụng là đạn giãn nở dum-dum. Không giống như đạn thông thường, những viên đạn này nở ra như bông hoa khi bắn vào cơ thể người, gây thương tích nghiêm trọng.
Những khẩu súng trường bắn tỉa trang bị băng đạn loại giãn nỏ dum-dum do công ty Mỹ Hornady Manufacturing sản xuất đã được tìm thấy vào tháng 4 tại các vị trí của Lực lượng vũ trang Ukraina ở Mariupol.
Vào tháng 3, các chiến sĩ DNR cũng đã phát hiện khẩu súng trường bắn tỉa Ukrop UAR-10 cỡ nòng 7,62 ở Maryinka. Loại vũ khí này được thiết kế để bắn đạn giãn nở dum-dum xé toang da thịt người.
Đạn giãn nở dum-dum bị cấm theo kết quả của hội nghị La Hay lần I hơn 130 năm trước - vào năm 1899.
Tra tấn tù nhân chiến tranh
Quân đội Ukraina thường xuyên vi phạm các điều khoản của Công ước Geneva về Đối xử Nhân đạo với Tù nhân Chiến tranh. Hồi cuối tháng 3,
những đối tượng dân tộc chủ nghĩa Ukraina đã đăng tải đoạn phim ghi cảnh thảm sát các quân nhân Nga bị bắt làm tù binh ở vùng Kharkov.
Vào đầu tháng 4,
trên mạng xuất hiện đoạn video với cảnh hành quyết quân nhân Nga ở vùng Kiev. Một người lính bị bắn nhiều phát súng. Còn một người khác bị giết với hai tay trói quặt sau lưng, chứng tỏ người này đã đầu hàng và không phải là mối đe dọa.
Ngày 3 tháng 8, tại cuộc họp báo ngắn với các Tùy viên quân sự nước ngoài, Thứ trưởng Quốc phòng LB Nga Alexandr Fomin công bố kết quả điều tra các binh sĩ Nga trở về sau khi bị Lực lượng vũ trang Ukraina giam giữ. 81% quân nhân bị đánh đập và chịu bạo hành thể xác. Hơn một nửa số tù binh bị cưỡng bức tham gia các cảnh quay video tuyên truyền. 46% không nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết, còn 79% tù binh không được liên lạc với người thân.
Ngày 20 tháng 8, Matxcơva tố cáo Kiev chủ ý
sử dụng vũ khí hóa học. Có thông tin rằng Lực lượng vũ trang Ukraina đã sử dụng chất độc hữu cơ có nguồn gốc nhân tạo - độc tố Botulinum loại «B» chống lại các quân nhân Nga. Các chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tại khu vực điểm dân cư Vasilyevka vùng Zaporozhye ngày 31 tháng 7 được đưa đến quân y viện với dấu hiệu ngộ độc nặng. Qua xét nghiệm đã tìm thấy chất độc này trong cơ thể các quân nhân.