Vì sao Việt Nam đạt kỷ lục xuất nhập khẩu 620 tỷ USD?

© Ảnh : Nguyễn Vũ Thành Đạt - TTXVNThành phố Hồ Chí Minh: Cần khoảng 70.000 lao động cho giai đoạn cuối năm 2022
Thành phố Hồ Chí Minh: Cần khoảng 70.000 lao động cho giai đoạn cuối năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.10.2022
Đăng ký
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, hiện xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt khoảng 620 tỷ USD, chỉ còn thiếu hơn 40 tỷ USD nữa là bằng số của năm 2021.
Bộ trưởng Diên khẳng định: “Đến giờ này chúng ta xuất siêu gần 8 tỷ USD, đây là một kỷ lục!”.
Theo Tư lệnh ngành Công Thương, việc Việt Nam đã sớm kiểm soát được đại dịch COVID-19 cùng với đó là việc xác định đúng thời điểm để mở cửa nền kinh tế chính là 2 nguyên nhân cơ bản giúp Việt Nam đạt kỷ lục xuất nhập khẩu 620 tỷ USD.

Vì sao xuất nhập khẩu Việt Nam đạt kỷ lục 620 tỷ USD?

Tính đến ngày 21/10, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt 620 tỷ USD. Việt Nam xuất siêu gần 8 tỷ USD, theo báo cáo của cơ quan Hải quan.
Cần nhấn mạnh rằng, đây là một kỷ lục với 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, cao hơn so 2 mặt hàng so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng tập trung ở mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và khai thác tốt các FTA như hàng dệt may (tăng 24%) và da giày (tăng 36%).
Tính chung từ đầu năm đến 15/10, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất khẩu đạt 296,34 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong số 32 mặt hàng/nhóm mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, có 3 mặt hàng đạt trên 6 tỷ USD là thủy sản (8,907 tỷ USD), sắt thép các loại (6,685 tỷ USD), phương tiện vận tải và phụ tùng (9,259 tỷ USD).
Việt Nam cũng có tới 6 nhóm hàng có trị giá xuất khẩu trên 10 tỷ USD, gồm: Gỗ và sản phẩm từ gỗ (12,796 tỷ USD); Dệt may (30,307 tỷ USD); Giày dép các loại (19,073 tỷ USD); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (43,791 tỷ USD); Điện thoại các loại và linh kiện (47,7 tỷ USD); Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (36,1 tỷ USD).
Tính từ đầu năm đến ngày 15/10/2022 cả nước xuất siêu 7,246 tỷ USD. Đây là một trong những mức xuất siêu kỷ lục được ghi nhận tại một thời điểm trong năm.
Để đạt được kỷ lục này - những kết quả tốt trong phục hồi kinh tế, khôi phục sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu thời gian qua, theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có 2 nguyên nhân cơ bản.
Đó là việc Việt Nam đã sớm kiểm soát được đại dịch COVID-19 cùng với đó là việc xác định đúng thời điểm để mở cửa nền kinh tế.
Trạm xăng - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2022
Không phải Nga, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ nước nào?

Biết tranh thủ cơ hội

Theo Tư lệnh ngành Công Thương, Việt Nam đã có một hệ thống doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa có năng lực sản xuất và năng lực xuất khẩu tốt, trong bối cảnh thế giới đứt gãy nguồn cung cả về nguyên liệu và sản xuất, gây ra thiếu hụt các loại hàng hóa, chúng ta đã mở cửa đúng lúc, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, tìm kiếm thị trường mới.
“Chúng ta đã tranh thủ được thị trường thế giới khan hiếm về hàng hóa và tranh thủ cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu bật điểm mấu chốt.
Ông cho biết, theo thống kê 9 tháng năm 2022, xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ, đạt gần 558 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu đạt 282,3 tỷ USD, tăng 17,2%, gấp 2 lần so với mục tiêu của ngành (mục tiêu cả năm xuất khẩu tăng khoảng 8%). Cán cân thương mại tiếp tục duy trì xuất siêu 6,76 tỷ USD (cùng kỳ nhập siêu 3,44 tỷ USD), góp phần làm tích cực cho cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.
Theo Bộ trưởng, mặc dù 10 ngày nữa mới hết tháng, nhưng tính đến 21/10, theo số liệu ước, kim ngạch hai chiều đã đạt khoảng 620 tỷ USD.
“Như vậy chỉ còn thiếu hơn 40 tỷ USD nữa là bằng số của năm 2021 và đến giờ này chúng ta xuất siêu gần 8 tỷ USD, đây là một kỷ lục”, ông Nguyễn Hồng Diên vui mừng cho biết.
Bộ trưởng nhắc lại, hiện Việt Nam có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, cao hơn so 2 mặt hàng so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt, tăng trưởng tập trung ở mặt hàng Việt Nam ta có thế mạnh và khai thác tốt các FTA chẳng hạn như ngành dệt may hay da giày.
Các mặt hàng Việt Nam tranh thủ được giá cao để đẩy mạnh xuất khẩu như hóa chất, sản phẩm chất dẻo, phân bón, thép.
Bộ trưởng nhấn mạnh, các doanh nghiệp đang khai thác rất hiệu quả lợi thế từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu, thị trường truyền thống được khai thác triệt để, mở thêm các thị trường mới.
Đối với lĩnh vực công nghiệp, Bộ trưởng cho hay, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp đã tăng được 9,63%, cao hơn so với mức tăng chung của toàn nền kinh tế (tăng 8,83%) và tăng cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước (9 tháng/2021 tăng 4,45%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69%, đóng góp 2,74 điểm phần trăm vào tốc độ tăng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Đồng thời, quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng/2021 tăng 3,9%).
Việt Nam hiện tăng trưởng cao ở 2 nhóm là nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo với tốc độ tăng 10,4% và nhóm sản xuất và phân phối điện tăng 7,5%.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng chỉ ra “mặt được” của các ngành sản xuất đã bước vào giai đoạn phục hồi tích cực, cơ bản nối lại được các chuỗi cung ứng, cả sản lượng và số lượng đơn hàng mới đều tăng, sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu.
“Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 61/63 địa phương. Cơ bản đảm bảo đủ điện, xăng dầu, nguyên vật liệu cho sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt”, Công Thương dẫn lời ông Diên thông tin.

Xuất khẩu Việt Nam còn phụ thuộc vào khu vực FDI

Dù đạt được kết quả tích cực, tuy nhiên, theo Bộ trưởng, xuất khẩu tăng trưởng cao nhưng chưa thật sự bền vững do còn thiếu sự cân đối về cơ cấu thị trường xuất khẩu, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu và cơ cấu chủ thể xuất khẩu.
Trong đó, xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào khu vực FDI (chiếm hơn 74%), tốc độ đa dạng hoá thị trường ở một số sản phẩm (như rau quả) còn chậm nên chưa có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng của các thị trường và các ưu đãi thuế quan từ các FTA đã ký kết.
“Xuất nhập khẩu còn phụ thuộc một số thị trường lớn, tiềm ẩn rủi ro, năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chưa cao”, Bộ trưởng thừa nhận.
Về giải pháp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường quản lý nhập khẩu phù hợp, bảo đảm cán cân thương mại hài hòa, bền vững; thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch gắn với tái cơ cấu ngành hàng và xây dựng thương hiệu. Đặc biệt là các tỉnh Nam Bộ, Trung Bộ đối với sản phẩm nông sản phải tìm hiểu, đáp ứng được yêu cầu tại các thị trường, hướng tới xuất khẩu chính ngạch.
“Nếu xuất khẩu chính ngạch thì trong mọi tình huống không bao giờ chúng ta bị thiệt hại”, ông Diên khẳng định.
Đồng thời, lãnh đạo Bộ Công Thương nêu rõ, cần tập trung đẩy mạnh khai thác các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, phát huy tốt vai trò hệ thống cơ quan thương vụ nước ngoài, cảnh báo sớm nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại để các doanh nghiệp có thông tin xây dựng kế hoạch sản xuất, xuất khẩu có hiệu quả.
Linh kiện máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2022
Việt Nam xếp số 1 thế giới về nhập khẩu công nghệ cao
Đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dù đạt được các kết quả khả quan, nhưng theo Bộ trưởng, Việt Nam vẫn chưa lấy lại được đà tăng trưởng như trước dịch bệnh ở một số địa phương trọng điểm và một số ngành hàng công nghiệp chế biến, chế tạo.
Trong đó, ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng chưa cao, các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong hồi phục sản xuất, năng lực sản xuất công nghiệp chậm được cải thiện, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp nền tảng, then chốt, mức độ liên kết và tham gia chuỗi giá trị của doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI diễn ra còn chậm.
Vậy nên, Bộ trưởng nhấn mạnh, thời gian tới cần tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, khôi phục sản xuất kinh doanh để đưa các dự án công nghiệp lớn có vai trò quan trọng đi vào vận hành nhằm tăng năng lực sản xuất.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng lưu ý cần tổ chức kết nối cho các doanh nghiệp trong tìm kiếm nguyên vật liệu phù hợp, tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn toàn cầu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала