https://kevesko.vn/20221117/sang-kien-cua-nga-tai-g20-la-cu-hich-ngoan-muc-cho-an-ninh-nang-luong-va-luong-thuc-toan-cau-19350897.html
Sáng kiến của Nga tại G20 là cú hích ngoạn mục cho an ninh năng lượng và lương thực toàn cầu
Sáng kiến của Nga tại G20 là cú hích ngoạn mục cho an ninh năng lượng và lương thực toàn cầu
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) – Việc cấm vận Nga đã khiến phương Tây rơi vào khủng hoảng năng lượng, gián tiếp tác động đến vấn đề chống biến đổi khí hậu và kéo theo khủng... 17.11.2022, Sputnik Việt Nam
2022-11-17T17:30+0700
2022-11-17T17:30+0700
2022-11-17T18:26+0700
hội nghị thượng đỉnh g20
hội nghị thượng đỉnh g20 tại indonesia
g20
thế giới
việt nam
năng lượng
lương thực
an ninh
kinh tế
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/0f/19295573_0:140:3145:1909_1920x0_80_0_0_5aa3927879b2204eaa333f705a932ae5.jpg
Từ nhiệm kỳ Chủ tịch G20 khó khăn nhất lịch sử...Chỉ trong tháng 11/2022, Đông Nam Á đăng cai một loạt Hội nghị thượng đỉnh quốc tế rất quan trọng, trong đó có 2 Hội nghị toàn cầu, đó là Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, bên cạnh Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).Các cuộc họp này đã quy tụ các nhà lãnh đạo từ những nền kinh tế hàng đầu như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, các quốc gia phương Tây và một số quốc gia mới nổi.Hội nghị G20 năm nay có nhiều điểm đáng chú ý và khác biệt so với những năm trước. Trước thềm sự kiện, bản thân Tổng thống Indonesia Joko Widodo - nước chủ nhà G20 năm nay đã thừa nhận rằng, đây một nhiệm kỳ Chủ tịch G20 khó khăn nhất lịch sử.Năm nay, Hội nghị G20 tập trung trọng điểm vào giải quyết các vấn đề về khủng hoảng năng lượng, vấn đề chống biến đổi khí hậu. Về sáng kiến của nước chủ nhà Indonesia đã phần nào đáp ứng được những vấn đề này. Liên minh tài chính hỗn hợp toàn cầu (GBF) đã được thành lập lập trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).Trao đổi với Spuntik, Đại sứ - TS. Nguyễn Ngọc Trường, Nguyên Chủ tịch, cố vấn cao cấp Trung tâm nghiên cứu chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế cho rằng, đây là sáng kiến tốt. Tuy nhiên, sáng kiến tốt không có nghĩa sẽ có cơ hội tốt để hiện thực hóa.Cần nói thêm rằng, vào lúc đang suy thoái kinh tế và biến đổi khí hậu khó có thể hy vọng các nước lớn mở hầu bao cấp tiền cho sáng kiến của một nền kinh tế bậc trung như Indonesia....Đến sáng kiến bước ngoặt của NgaTrước những thách thức tài chính, buộc nhiều ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ, bên cạnh cam kết tránh biến động tỷ giá quá mức, hay nỗ lực hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C, hoặc thành lập Quỹ đối phó với các đại dịch tương lai đều là một trong những thành công của G20 năm nay.Song, nhìn lại 2 ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20, vấn đề an ninh lương thực là vấn đề trọng tâm, có nhiều điểm sáng hơn cả. Tại Hội nghị, Tổng thư ký LHQ Guterres đã đưa ra tín hiệu lạc quan khi ông nhận được cam kết của Mỹ và EU thực thi một phần trong thỏa thuận có liên quan tới xuất khẩu của Nga. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu ngũ cốc Nga sẽ không bị trừng phạt.Nếu Mỹ và EU thực hiện cam kết này thì mọi rào cản đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón Nga sẽ được dỡ bỏ. Những nỗ lực đưa lương thực và phân bón của Nga ra thị trường toàn cầu là điều cần thiết đối với an ninh lương thực toàn cầu ngay lúc này. Nhất là khi, Nga là nhà xuất khẩu lương thực và phân bón hàng đầu thế giới.Sáng kiến cụ thể về tăng cường hợp tác khí đốt với Thổ Nhĩ Kỳ cũng như đảm bảo việc vận chuyển ngũ cốc và phân bón của Nga qua Thổ Nhĩ Kỳ tới các nước kém phát triển mà Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G20, đã cho thấy tầm quan trọng của sáng kiến này. Nếu như trước đây, EU là một trong những tổ chức đi tiên phong trong vấn đề chống biến đổi khí hậu toàn cầu và đưa ra nhiều sáng kiến. Thì nay, với việc cấm vận Nga, đặc biệt cấm vận về khí đốt, vô hình chung khiến EU lùi bước. Những chương trình về biến đổi khí hậu không đả động nhiều.Cụ thể, trước đó Nhà Vua Anh Charles III dự kiến sẽ đến Cairo phát biểu đến việc khắc phục biến đổi khí hậu có bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của LHQ (COP27). Tuy nhiên, Thủ tướng Anh đã Cung điện Buckingham xác nhận Vua Charles III sẽ không tham dự COP27 sau khi có thông tin Thủ tướng Anh khi đó là bà Liz Truss khuyến nghị Nhà Vua không nên tham dự sự kiện này. Bởi nếu đi là phải cam kết, và rõ ràng, nước Anh hiện tại không đủ năng lực tài chính để cam kết đối với những chương trình chống biến đổi khí hậu đã đề ra trước đó.Vừa qua, việc khủng hoảng năng lượng và suy thoái kinh tế khiến các nước này điều chỉnh các chương trình trong nước hay việc tham gia vào các mục tiêu chống biến đổi toàn cầu.Rõ ràng, sáng kiến phía Nga đưa ra là sáng kiến quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh dự thảo tuyên bố chung cũng sẽ kêu gọi gia hạn thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen mang tính bước ngoặt giữa Nga và Ukraine, sẽ hết hạn vào ngày 19/11.Nói thêm với Sputnik về thỏa thuận này, TS Nguyễn Ngọc Trường phân tích, hướng đi dài hạn cho thoả thuận này thì chưa rõ, bởi xung đội Ukraina vẫn đẩy lên ở mức cao. Cụ thể, mới đây có thêm vụ việc 2 quả tên lửa rơi xuống một ngôi làng ở biên giới Ba Lan. Những chuyện như thế này sẽ tiếp tục làm căng thẳng leo thang. Việc có gia hạn tiếp hay không sẽ phụ thuộc vào Nga. Vị chuyên gia cũng hy vọng trong khuôn khổ sáng kiến xuất khẩu năng lượng và lương thực thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, Nga sẽ tiếp tục gia hạn sáng kiến ngũ cốc biển Đen.Trong bối cảnh khủng hoảng chồng chất khủng hoảng, các quốc gia cần phát huy vai trò trách nhiệm, mà không phải giải quyết trách nhiệm của mình đối với an ninh toàn cầu. Tất cả những vấn đề này cần có vai trò trách nhiệm các nước.
https://kevesko.vn/20221117/nguoi-anh-thay-su-ket-thuc-quyen-ba-chu-cua-my-qua-ket-qua-hoi-nghi-g20-19343350.html
https://kevesko.vn/20221107/cop27-viet-nam-tim-nguon-dien-thay-the-dien-than-o-dau-19109278.html
https://kevesko.vn/20221108/eu-khong-con-coi-viec-ap-gia-tran-doi-voi-khi-dot-la-cong-cu-phu-hop-de-chong-khung-hoang-nang-19145991.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/0f/19295573_206:0:2937:2048_1920x0_80_0_0_c9d8edc73d1bde9246d1de6466f7ad34.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
hội nghị thượng đỉnh g20, hội nghị thượng đỉnh g20 tại indonesia, g20, thế giới, việt nam, năng lượng, lương thực, an ninh, kinh tế, tác giả, quan điểm-ý kiến
hội nghị thượng đỉnh g20, hội nghị thượng đỉnh g20 tại indonesia, g20, thế giới, việt nam, năng lượng, lương thực, an ninh, kinh tế, tác giả, quan điểm-ý kiến
Sáng kiến của Nga tại G20 là cú hích ngoạn mục cho an ninh năng lượng và lương thực toàn cầu
17:30 17.11.2022 (Đã cập nhật: 18:26 17.11.2022) HÀ NỘI (Sputnik) – Việc cấm vận Nga đã khiến phương Tây rơi vào khủng hoảng năng lượng, gián tiếp tác động đến vấn đề chống biến đổi khí hậu và kéo theo khủng hoảng an ninh lương thực. Nếu Nga tăng cường hợp tác khí đốt với Thổ Nhĩ Kỳ, tổ chức cung ứng các lô hàng lớn ngũ cốc và phân bón; đây sẽ là sáng kiến quan trọng và có lợi cho tất cả các bên.
Từ nhiệm kỳ Chủ tịch G20 khó khăn nhất lịch sử...
Chỉ trong tháng 11/2022, Đông Nam Á đăng cai một loạt Hội nghị thượng đỉnh quốc tế rất quan trọng, trong đó có 2 Hội nghị toàn cầu, đó là Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, bên cạnh Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Các cuộc họp này đã quy tụ các nhà lãnh đạo từ những nền kinh tế hàng đầu như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, các quốc gia phương Tây và một số quốc gia mới nổi.
Hội nghị G20 năm nay có nhiều điểm đáng chú ý và khác biệt so với những năm trước. Trước thềm sự kiện, bản thân Tổng thống Indonesia Joko Widodo - nước chủ nhà G20 năm nay đã thừa nhận rằng, đây một nhiệm kỳ Chủ tịch G20 khó khăn nhất lịch sử.
Năm nay, Hội nghị G20 tập trung trọng điểm vào giải quyết các vấn đề về
khủng hoảng năng lượng, vấn đề chống biến đổi khí hậu. Về sáng kiến của nước chủ nhà Indonesia đã phần nào đáp ứng được những vấn đề này. Liên minh tài chính hỗn hợp toàn cầu (GBF) đã được thành lập lập trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Trao đổi với Spuntik, Đại sứ - TS. Nguyễn Ngọc Trường, Nguyên Chủ tịch, cố vấn cao cấp Trung tâm nghiên cứu chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế cho rằng, đây là sáng kiến tốt. Tuy nhiên, sáng kiến tốt không có nghĩa sẽ có cơ hội tốt để hiện thực hóa.
“Sáng kiến Liên minh tài chính hỗn hợp toàn cầu (GBF) quá dàn trải, có nhiều vấn đề chồng chéo nhau. Trong đó, có Quỹ chống biến đổi khí hậu và Quỹ đối phó với dịch bệnh. Năm ngoái, Hội nghị G7 đã đưa ra sáng kiến cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu với cam kết 600 tỷ USD, trong đó Mỹ cam kết đóng góp 200 tỷ USD. Thế nhưng, thực tế sau 1 năm giải quyết được vài chục triệu USD. Tại thời điểm này, cả thế giới đang rất cần tiền. Và khi đưa ra những sáng kiến như Indonesia đề xuất có thể làm rối loạn nỗ lực tài chính toàn cầu. Khả năng khả thi của sáng kiến này là không lớn”.
Cần nói thêm rằng, vào lúc đang suy thoái kinh tế và
biến đổi khí hậu khó có thể hy vọng các nước lớn mở hầu bao cấp tiền cho sáng kiến của một nền kinh tế bậc trung như Indonesia.
...Đến sáng kiến bước ngoặt của Nga
Trước những thách thức tài chính, buộc nhiều ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ, bên cạnh cam kết tránh biến động tỷ giá quá mức, hay nỗ lực hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C, hoặc thành lập Quỹ đối phó với các đại dịch tương lai đều là một trong những thành công của G20 năm nay.
Song, nhìn lại 2 ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20, vấn đề an ninh lương thực là vấn đề trọng tâm, có nhiều điểm sáng hơn cả. Tại Hội nghị, Tổng thư ký LHQ Guterres đã đưa ra tín hiệu lạc quan khi ông nhận được cam kết của Mỹ và EU thực thi một phần trong thỏa thuận có liên quan tới
xuất khẩu của Nga. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu ngũ cốc Nga sẽ không bị trừng phạt.
17 Tháng Mười Một 2022, 13:00
Nếu Mỹ và EU thực hiện cam kết này thì mọi rào cản đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón Nga sẽ được dỡ bỏ. Những nỗ lực đưa lương thực và phân bón của Nga ra thị trường toàn cầu là điều cần thiết đối với an ninh lương thực toàn cầu ngay lúc này. Nhất là khi, Nga là nhà xuất khẩu lương thực và phân bón hàng đầu thế giới.
Sáng kiến cụ thể về tăng cường
hợp tác khí đốt với Thổ Nhĩ Kỳ cũng như đảm bảo việc vận chuyển ngũ cốc và phân bón của Nga qua Thổ Nhĩ Kỳ tới các nước kém phát triển mà Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G20, đã cho thấy tầm quan trọng của sáng kiến này.
“Theo tôi, vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề khủng hoảng năng lượng và lương thực có liên quan chặt chẽ đến nhau, và điều này không thể không có vai trò của Nga. Nên tôi nghĩ rằng, các nước không nên chính trị hóa về năng lượng, lương thực và phân bón. Mà nên đồng lòng giải quyết vấn đề này”, TS. Nguyễn Ngọc Trường đánh giá.
Nếu như trước đây, EU là một trong những tổ chức đi tiên phong trong vấn đề chống biến đổi khí hậu toàn cầu và đưa ra nhiều sáng kiến. Thì nay, với việc cấm vận Nga, đặc biệt cấm vận về khí đốt, vô hình chung khiến EU lùi bước. Những chương trình về biến đổi khí hậu không đả động nhiều.
7 Tháng Mười Một 2022, 12:21
Cụ thể, trước đó Nhà Vua Anh Charles III dự kiến sẽ đến Cairo phát biểu đến việc khắc phục biến đổi khí hậu có bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của LHQ (COP27). Tuy nhiên, Thủ tướng Anh đã Cung điện Buckingham xác nhận Vua Charles III sẽ không tham dự COP27 sau khi có thông tin Thủ tướng Anh khi đó là bà Liz Truss khuyến nghị Nhà Vua không nên tham dự sự kiện này. Bởi nếu đi là phải cam kết, và rõ ràng, nước Anh hiện tại không đủ năng lực tài chính để cam kết đối với những chương trình chống biến đổi khí hậu đã đề ra trước đó.
Vừa qua, việc khủng hoảng năng lượng và suy thoái kinh tế khiến các nước này điều chỉnh các chương trình trong nước hay việc tham gia vào các mục tiêu chống biến đổi toàn cầu.
“Việc cấm vận Nga tác động rất lớn đến nền kinh tế phương Tây. Châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng, gián tiếp tác động đến vấn đề chống biến đổi khí hậu và kéo theo khủng hoảng an ninh lương thực. Bởi vậy, nếu Nga thực hiện được thoả thuận với Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia và giải quyết vấn đề an ninh năng lượng. Đây sẽ là sáng kiến quan trọng và có lợi cho tất cả các bên. Trong giải quyết vấn đề này không thể không có Nga”, cố vấn cao cấp Trung tâm nghiên cứu chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế Nguyễn Ngọc Trường nhấn mạnh vai trò của Nga.
Rõ ràng, sáng kiến phía Nga đưa ra là sáng kiến quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh dự thảo tuyên bố chung cũng sẽ kêu gọi gia hạn
thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen mang tính bước ngoặt giữa Nga và Ukraine, sẽ hết hạn vào ngày 19/11.
Nói thêm với Sputnik về thỏa thuận này, TS Nguyễn Ngọc Trường phân tích, hướng đi dài hạn cho thoả thuận này thì chưa rõ, bởi xung đội Ukraina vẫn đẩy lên ở mức cao. Cụ thể, mới đây có thêm vụ việc 2 quả tên lửa rơi xuống một ngôi làng ở biên giới Ba Lan. Những chuyện như thế này sẽ tiếp tục làm căng thẳng leo thang. Việc có gia hạn tiếp hay không sẽ phụ thuộc vào Nga. Vị chuyên gia cũng hy vọng trong khuôn khổ sáng kiến xuất khẩu năng lượng và lương thực thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, Nga sẽ tiếp tục gia hạn sáng kiến ngũ cốc biển Đen.
“Tôi nghĩ rằng, Nga sẽ tiếp tục gia hạn vì việc này sẽ có lợi cho hình ảnh của Nga, cho thấy Nga là nước lớn có trách nhiệm và có lợi cho việc giải quyết khủng hoảng lương thực. Hơn nữa, điều này sẽ phần nào phụ thuộc vào thái độ của phương Tây. Nhưng thực tế, Phương Tây khó mà làm trái hoặc ngăn cản sáng kiến này và buộc phải ủng hộ sáng kiến ngũ cốc biển Đen do 4 bên thỏa thuận”.
8 Tháng Mười Một 2022, 16:53
Trong bối cảnh khủng hoảng chồng chất khủng hoảng, các quốc gia cần phát huy vai trò trách nhiệm, mà không phải giải quyết trách nhiệm của mình đối với an ninh toàn cầu. Tất cả những vấn đề này cần có vai trò trách nhiệm các nước.