https://kevesko.vn/20221122/phai-chang-cac-tong-thong-nhat-thiet-phai-tham-du-hoi-nghi-cap-cao-apec-19444872.html
Phải chăng các Tổng thống nhất thiết phải tham dự hội nghị cấp cao APEC?
Phải chăng các Tổng thống nhất thiết phải tham dự hội nghị cấp cao APEC?
Sputnik Việt Nam
Tuần trước, tại thủ đô của Thái Lan đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh APEC, với sự tham gia của 18 trong số 21 nguyên thủ quốc gia thành viên của tổ chức này... 22.11.2022, Sputnik Việt Nam
2022-11-22T10:26+0700
2022-11-22T10:26+0700
2023-11-15T15:30+0700
thế giới
nga
tác giả
quan điểm-ý kiến
chính trị
hoa kỳ
hội nghị thượng đỉnh g20 tại indonesia
apec
diễn đàn hợp tác kinh tế châu á-thái bình dương (apec) ở thái lan
apec tại san francisco
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/13/19396532_0:124:3201:1925_1920x0_80_0_0_2f6a826e40348eae1c1c3016cac3bcc6.jpg
Liệu như vậy có đúng không? Bài viết của quan sát viên Piotr Tsvetov từ Sputnik phân tích về câu hỏi này.Sai lầm của Tổng thống BidenTổng thống Hoa Kỳ đã không bay đến Bangkok, mà Phó Tổng thống Kamala Harris thế chỗ ông tham dự hội nghị cấp cao APEC. Chuyên gia quốc tế Mỹ Sam Baron gọi quyết định như vậy của Joe Biden (không tham gia hội nghị thượng đỉnh) là sai lầm. Và đây là nguyên nhân tại sao.Trước hết, lý do thiếu nghiêm túc khiến Tổng thống Hoa Kỳ bỏ qua không đến Bangkok, là đám cưới của cháu gái ông. Biden muốn hiện diện trong lễ hội kỷ niệm này của gia đình mình. Thế nhưng các phương tiện truyền thông Thái Lan thấy lựa chọn đó của Tổng thống Mỹ là sự xúc phạm.Thứ hai, ở Bangkok và những thủ đô khác của các nước Đông Nam Á tiếp nhận việc Biden vắng mặt tại hội nghị cấp cao APEC như là một bằng chứng cho thấy quan hệ kinh tế của Hoa Kỳ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương không hề là ưu tiên của ê-kip Biden. Và điều này càng lộ rõ trên nền những hoạt động tham gia tích cực của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hội nghị thượng đỉnh. Không ngẫu nhiên mà theo một công trình khảo sát gần đây của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (The ISEAS–Yusof Ishak Institute) ở Singapore, 76,7% trong số những người được hỏ ý kiến cho rằng Trung Quốc chứ không phải Hoa Kỳ mới là cường quốc kinh tế hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á. Hiện tại kim ngạch thương mại Trung Quốc-ASEAN đã vượt quá 800 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với kim ngạch thương mại Hoa Kỳ-ASEAN.Một số chuyên gia ở các nước Đông Nam Á cho rằng đối với Biden thì châu Á đứng ở vị trí thứ hai, còn ở vị trí thứ nhất là châu Âu. Tổng thống Hoa Kỳ đã đến thăm châu lục Âu 5 lần còn với châu Á, trước khi đến Campuchia và Indonesia dự các hội nghị thượng đỉnh EAC và G20, Tổng thống Hoa Kỳ chỉ đến một lần hồi tháng 5 năm nay, thăm Nhật Bản và Hàn Quốc.Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến hội nghị cấp cao APEC ở Bangkok với mong muốn không che giấu là thuyết phục các lãnh đạo châu Á rằng «Mỹ đang hiện diện trong khu vực này». Từ cuộc gặp này sang cuộc gặp khác, bà luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng «đối với các nước trong khu vực, không có đối tác kinh tế nào tốt hơn là Hoa Kỳ», hứa hẹn rằng Hoa Kỳ sẽ giúp «đạt được thành tựu thịnh vượng cho tất cả và cho mỗi người trong khu vực».Tuy nhiên, những lời hứa này đã nhạt nhòa trong bối cảnh các chiêu thức thủ đoạn mà quý bà Harris tự cho phép mình thi hành. Sau lúc biết tin về cuộc thử nghiệm tên lửa kế tiếp của Bắc Triều Tiên, Phó Tổng thống Hoa Kỳ đã hoãn ngang bài phát biểu của mình và triệu tập đại biểu từ các nước đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Canada, để cùng nhau lên án Bình Nhưỡng. Tức là, bà ngang nhiên làm cho hội nghị thượng đỉnh APEC phân tâm khỏi những vấn đề kinh tế quan trọng thiết thân mà lẽ ra cần phải được thảo luận ở đó.Năm tới, Mỹ sẽ là nước chủ nhà của hội nghị cấp cao APEC, và nhiều người ở châu Á bây giờ đã nghĩ đến câu hỏi, phải chăng chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh tương lai sẽ được soạn thảo theo cách chính quyền Nhà Trắng buộc cử toạ thảo luận và lên án chính sách của nước nào đó trong khu vực mà ở Mỹ gọi là «phái xét lại», còn các vấn đề kinh tế sẽ mờ dần và lui xuống hàng thứ yếu?.Ông Putin có những việc quan trọng ở nhàViệc Tổng thống Nga không tham dự hội nghị cấp cao APEC cũng không phải là không ai để ý. Như ông Dmitry Peskov Thư ký báo chí của Tổng thống Nga giải thích, đích thân ông Vladimir Putin đã đưa ra quyết định như vậy «vì lịch trình công tác riêng và ông cần phải có mặt ở Nga». Dễ hiểu là trong điều kiện tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, Tổng Tư lệnh Tối cao là Tổng thống cần phải trực ở nhà, ở đất nước mình. Về trông đợi của một số chính trị gia từ các quốc gia khác muốn được giao tiếp với Tổng thống Nga, thì cơ hội như vậy luôn có sẵn và như đã rõ, ông Vladimir Putin thường xuyên nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và các nhà lãnh đạo thế giới khác.Chi tiết đáng chú ý nữa là tình huống tương tự đã diễn ra với chuyến công du của Tổng thống Vladimir Putin tới Hội nghị thượng đỉnh G20 do Chính phủ Indonesia chủ trì. Viện dẫn quan điểm của Chính phủ nước mình, Đại sứ Indonesia tại Nga Jose Antonio Morato Tavares tuyên bố rằng Jakarta «tôn trọng quyết định của Tổng thống Vladimir Putin không tới tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 trên đảo Bali của Indonesia».Nói cách khác, không giống như các Tổng thống Mỹ, không hiếm khi bỏ qua các hội nghị cấp cao APEC, như đã từngvới Barack Obama, Donald Trump, các nguyên thủ quốc gia Nga kể từ năm đầu tiên làm thành viên của tổ chức này, tức là từ năm 1998, đều chắc chắn tham gia mọi sự kiện của APEC. Ngoại lệ là năm 2018, khi Thủ tướng Dmitry Medvedev bay tới hội nghị thượng đỉnh ở Papua New Guinea thay Tổng thống Vladimir Putin.Nhưng cũng không nên quên rằng ngày nay APEC không còn là tổ chức như xưa nữa rồi. Do lập trường của Hoa Kỳ luôn nhăm nhăm chỉ trích tất cả và mọi thứ để khẳng định vai trò thủ lĩnh độc tôn của mình trên thế giới, các hội nghị cấp cao của APEC ngày càng biến thành đấu trường tranh chấp chứ không kết thúc bằng những quyết định thực chất vững chắc. Do đó, không loại trừ là định dạng APEC sẽ ngày càng ít được quan tâm tại các thủ đô của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Chú ý nhiều hơn sẽ dành cho những nhóm hội nhập liên kết mới, ví dụ như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), ra đời vào năm 2020.
https://kevesko.vn/20221119/cac-nha-lanh-dao-apec-ky-tuyen-bo-chung-19398249.html
https://kevesko.vn/20221121/anh-hung-va-phan-anh-hung-cua-hoi-nghi-thuong-dinh-o-chau-a-19439936.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/13/19396532_235:0:2966:2048_1920x0_80_0_0_ba9efdf7021d0c874e82ab2533c0dafb.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
thế giới, nga, tác giả, quan điểm-ý kiến, chính trị, hoa kỳ, hội nghị thượng đỉnh g20 tại indonesia, apec, diễn đàn hợp tác kinh tế châu á-thái bình dương (apec) ở thái lan, apec tại san francisco
thế giới, nga, tác giả, quan điểm-ý kiến, chính trị, hoa kỳ, hội nghị thượng đỉnh g20 tại indonesia, apec, diễn đàn hợp tác kinh tế châu á-thái bình dương (apec) ở thái lan, apec tại san francisco
Phải chăng các Tổng thống nhất thiết phải tham dự hội nghị cấp cao APEC?
10:26 22.11.2022 (Đã cập nhật: 15:30 15.11.2023) Tuần trước, tại thủ đô của Thái Lan đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh APEC, với sự tham gia của 18 trong số 21 nguyên thủ quốc gia thành viên của tổ chức này, trong đó có Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Có ba nhà lãnh đạo gồm Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không bay tới Bangkok.
Liệu như vậy có đúng không? Bài viết của quan sát viên Piotr Tsvetov từ Sputnik phân tích về câu hỏi này.
Sai lầm của Tổng thống Biden
Tổng thống Hoa Kỳ đã không bay đến Bangkok, mà Phó Tổng thống Kamala Harris thế chỗ ông tham dự
hội nghị cấp cao APEC. Chuyên gia quốc tế Mỹ Sam Baron gọi quyết định như vậy của Joe Biden (không tham gia hội nghị thượng đỉnh) là sai lầm. Và đây là nguyên nhân tại sao.
Trước hết, lý do thiếu nghiêm túc khiến Tổng thống Hoa Kỳ bỏ qua không đến Bangkok, là đám cưới của cháu gái ông. Biden muốn hiện diện trong lễ hội kỷ niệm này của gia đình mình. Thế nhưng các phương tiện truyền thông Thái Lan thấy lựa chọn đó của Tổng thống Mỹ là sự xúc phạm.
Thứ hai, ở Bangkok và những thủ đô khác của các nước Đông Nam Á tiếp nhận việc Biden vắng mặt tại hội nghị cấp cao APEC như là một bằng chứng cho thấy quan hệ kinh tế của Hoa Kỳ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương không hề là ưu tiên của ê-kip Biden. Và điều này càng lộ rõ trên nền những hoạt động tham gia tích cực của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hội nghị thượng đỉnh. Không ngẫu nhiên mà theo một công trình khảo sát gần đây của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (The ISEAS–Yusof Ishak Institute) ở Singapore, 76,7% trong số những người được hỏ ý kiến cho rằng Trung Quốc chứ không phải Hoa Kỳ mới là cường quốc kinh tế hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á. Hiện tại kim ngạch thương mại Trung Quốc-ASEAN đã vượt quá 800 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với kim ngạch thương mại Hoa Kỳ-ASEAN.
Một số chuyên gia ở các nước Đông Nam Á cho rằng đối với Biden thì châu Á đứng ở vị trí thứ hai, còn ở vị trí thứ nhất là châu Âu. Tổng thống Hoa Kỳ đã đến thăm châu lục Âu 5 lần còn với châu Á, trước khi đến Campuchia và Indonesia dự các hội nghị thượng đỉnh EAC và G20, Tổng thống Hoa Kỳ chỉ đến một lần hồi tháng 5 năm nay, thăm Nhật Bản và Hàn Quốc.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến hội nghị cấp cao APEC ở Bangkok với mong muốn không che giấu là thuyết phục các lãnh đạo châu Á rằng «Mỹ đang hiện diện trong khu vực này». Từ cuộc gặp này sang cuộc gặp khác, bà luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng «đối với các nước trong khu vực, không có đối tác kinh tế nào tốt hơn là Hoa Kỳ», hứa hẹn rằng Hoa Kỳ sẽ giúp «đạt được thành tựu thịnh vượng cho tất cả và cho mỗi người trong khu vực».
Tuy nhiên, những lời hứa này đã nhạt nhòa trong bối cảnh các chiêu thức thủ đoạn mà quý bà Harris tự cho phép mình thi hành. Sau lúc biết tin về cuộc thử nghiệm tên lửa kế tiếp của Bắc Triều Tiên, Phó Tổng thống Hoa Kỳ đã hoãn ngang bài phát biểu của mình và triệu tập đại biểu từ các nước đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Canada, để cùng nhau lên án Bình Nhưỡng. Tức là, bà ngang nhiên làm cho hội nghị thượng đỉnh APEC phân tâm khỏi những vấn đề kinh tế quan trọng thiết thân mà lẽ ra cần phải được thảo luận ở đó.
19 Tháng Mười Một 2022, 13:39
Năm tới, Mỹ sẽ là nước chủ nhà của hội nghị cấp cao APEC, và nhiều người ở châu Á bây giờ đã nghĩ đến câu hỏi, phải chăng chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh tương lai sẽ được soạn thảo theo cách chính quyền Nhà Trắng buộc cử toạ thảo luận và lên án chính sách của nước nào đó trong khu vực mà ở Mỹ gọi là «phái xét lại», còn các vấn đề kinh tế sẽ mờ dần và lui xuống hàng thứ yếu?.
Ông Putin có những việc quan trọng ở nhà
Việc Tổng thống Nga không tham dự hội nghị cấp cao APEC cũng không phải là không ai để ý. Như ông Dmitry Peskov Thư ký báo chí của Tổng thống Nga giải thích, đích thân ông Vladimir Putin đã đưa ra quyết định như vậy «vì lịch trình công tác riêng và ông cần phải có mặt ở Nga». Dễ hiểu là trong điều kiện tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, Tổng Tư lệnh Tối cao là Tổng thống cần phải trực ở nhà, ở đất nước mình. Về trông đợi của một số chính trị gia từ các quốc gia khác muốn được giao tiếp với Tổng thống Nga, thì cơ hội như vậy luôn có sẵn và như đã rõ, ông Vladimir Putin thường xuyên nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và các nhà lãnh đạo thế giới khác.
Chi tiết đáng chú ý nữa là tình huống tương tự đã diễn ra với chuyến công du của Tổng thống Vladimir Putin tới Hội nghị thượng đỉnh G20 do Chính phủ Indonesia chủ trì. Viện dẫn quan điểm của Chính phủ nước mình, Đại sứ Indonesia tại Nga Jose Antonio Morato Tavares tuyên bố rằng Jakarta «tôn trọng
quyết định của Tổng thống Vladimir Putin không tới tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 trên đảo Bali của Indonesia».
Nói cách khác, không giống như các Tổng thống Mỹ, không hiếm khi bỏ qua các hội nghị cấp cao APEC, như đã từngvới Barack Obama, Donald Trump, các nguyên thủ quốc gia Nga kể từ năm đầu tiên làm thành viên của tổ chức này, tức là từ năm 1998, đều chắc chắn tham gia mọi sự kiện của APEC. Ngoại lệ là năm 2018, khi Thủ tướng Dmitry Medvedev bay tới hội nghị thượng đỉnh ở Papua New Guinea thay Tổng thống Vladimir Putin.
21 Tháng Mười Một 2022, 22:04
Nhưng cũng không nên quên rằng ngày nay APEC không còn là tổ chức như xưa nữa rồi. Do lập trường của Hoa Kỳ luôn nhăm nhăm chỉ trích tất cả và mọi thứ để khẳng định vai trò thủ lĩnh độc tôn của mình trên thế giới, các hội nghị cấp cao của APEC ngày càng biến thành đấu trường tranh chấp chứ không kết thúc bằng những quyết định thực chất vững chắc. Do đó, không loại trừ là định dạng APEC sẽ ngày càng ít được quan tâm tại các thủ đô của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Chú ý nhiều hơn sẽ dành cho những nhóm hội nhập liên kết mới, ví dụ như Hiệp định
Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), ra đời vào năm 2020.