https://kevesko.vn/20221124/dong-thai-dang-hoan-nghenh-cua-ngan-hang-nha-nuoc-chi-nhanh-tphcm-19518095.html
Động thái đáng hoan nghênh của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM
Động thái đáng hoan nghênh của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM
Sputnik Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh vừa yêu cầu xử lý nghiêm các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng có hành vi “ép” khách mua bảo... 24.11.2022, Sputnik Việt Nam
2022-11-24T18:54+0700
2022-11-24T18:54+0700
2022-11-24T18:54+0700
việt nam
chính sách tiền tệ
ngân hàng nhà nước
kinh tế
thành phố hồ chí minh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0d/10212532_0:158:3077:1889_1920x0_80_0_0_8976554a08c250cda50eb6a63af5d3a6.jpg
NHNN chi nhánh TP.HCM nhấn mạnh, việc “ép” người dân, doanh nghiệp phải mua bảo hiểm mới được giải ngân nhanh, làm tăng thêm chi phí đầu vào và gây khó khăn cho người đi vay tiền, điều này là không đúng với tinh thần cải cách hành chính của các ngân hàng, do đó, cần phải rút kinh nghiệm.Xử nghiêm việc “ép” khách hàng mua bảo hiểmNgân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM vừa yêu cầu các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng rà soát toàn bộ mạng lưới của mình, xử lý nghiêm những trường hợp “ép” khách hàng phải mua các loại bảo hiểm không cần thiết. Đây là động thái hết sức đáng hoan nghênh.Cụ thể, ngày 24/11, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM, ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết, cơ quan này đã yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn thành phố thực hiện theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đại lý bảo hiểm.Theo Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM Nguyễn Đức Lệnh, mỗi ngân hàng phải rà soát toàn bộ mạng lưới của mình, xử lý nghiêm những trường hợp “ép” khách hàng phải mua các loại bảo hiểm không thực sự cần thiết khi cấp tín dụng cho khách hàng, đảm bảo phê duyệt hồ sơ, giải ngân cho khách hàng vay vốn theo đúng quy định.Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM nêu rõ, đơn vị này đã nhận được phản ánh của các hiệp hội, ngành hàng trên địa bàn nêu lên thực tế là doanh nghiệp muốn vay vốn phải mua bảo hiểm mới được ngân hàng xem xét cho vay.Theo đó, điều này làm tăng thêm chi phí đầu vào của doanh nghiệp, gây khó khăn trong bối cảnh chi phí đầu vào đang có xu hướng tăng và việc này không đúng với tinh thần cải cách thủ tục hành chính của ngành ngân hàng.“Rút kinh nghiệm”Thực tế, theo phản ánh của người dân, thời gian qua, vấn đề bị “ép” mua bảo hiểm khi vay vốn qua ngân hàng là rất phổ biến, gây bức xúc trong dư luận nhưng chưa được giải quyết triệt để.Điển hình, nhiều người cho biết, khi đi vay vốn ở ngân hàng, nếu muốn được nhà băng giải ngân nhanh thì khách hàng phải mua gói bảo hiểm nhân thọ trị giá quanh mức 20 triệu đồng. Trong trường hợp dân không chịu mua bảo hiểm thì hồ sơ vay vốn sẽ bị “ngâm”, rất lâu mới được phê duyệt, giải quyết cho vay.Vấn đề ở đây là gói “bảo hiểm nhân thọ” là loại hình bảo hiểm phải mua dài hạn trong nhiều năm, số tiền 20 triệu đồng chỉ tiền của năm đầu. Nếu các năm sau không tiếp tục mua thì coi như mất số tiền này.Nhiều người cho biết họ không có nhu cầu và cũng thấy đây là giao dịch không cần thiết nhưng vì mong sớm vay được tiền nên cũng đành mua bảo hiểm theo “đề nghị” của ngân hàng.Trước thực trạng này, NHNN chi nhánh TP.HCM yêu cầu các nhà băng, tổ chức tín dụng trên địa bàn cần ‘nghiêm túc rút kinh nghiệm’.Riêng lĩnh vực ngoại hối, NHNN chi nhánh TP.HCM yêu cầu các ngân hàng trong dịp cuối năm cần tăng cường quan tâm đến các giao dịch chuyển tiền xuyên biên giới, mua bán ngoại tệ, chi trả và thu đổi ngoại tệ.Tăng giải ngân vốn cho phát triển kinh tếMặt khác, NHNN chi nhánh TP.HCM yêu cầu các ngân hàng cần mở rộng và phát triển dịch vụ để tạo điều kiện giữ ổn định lãi suất cho vay và chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp.Cùng với đó, các tổ chức tín dụng cũng được yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định về lãi suất, tín dụng, tỷ giá và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.Trước đó, như Sputnik đưa tin, ngày 23/11, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nghiêm túc triển khai, thực hiện về tăng trưởng tín dụng năm 2022.Theo NHNN Việt Nam, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng cho thấy đến nay, tín dụng toàn hệ thống tăng khoảng 11,5%. So với chỉ tiêu định hướng năm nay là 14%, vẫn còn dư địa để các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp và người dân, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn room tăng trưởng tín dụng, chủ động cân đối điều hòa nguồn vốn, tỉ lệ đảm bảo an toàn, tích cực giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.Căn cứ theo thông tin từ NHNN ngày 23/11, hiện lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 8,4-9,9%/năm.Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng đồng Việt Nam (VND) đối với lĩnh vực ưu tiên khoảng 4,6%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của NHNN (5,5%/năm).Lãi suất cho vay USD bình quân của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 3,2-4,5%/năm đối với ngắn hạn; 5,2-5,7%/năm đối với trung và dài hạn.
https://kevesko.vn/20221121/bien-dong-chinh-sach-tien-te-viet-nam-va-chien-luoc-cao-tay-cua-ngan-hang-nha-nuoc-19423632.html
https://kevesko.vn/20221124/chinh-sach-tien-te-cua-viet-nam-lo-nhuoc-diem-lon-19517260.html
thành phố hồ chí minh
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0d/10212532_174:0:2903:2047_1920x0_80_0_0_ecb2f8b13da552def57d281c33e648db.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, chính sách tiền tệ, ngân hàng nhà nước, kinh tế, thành phố hồ chí minh
việt nam, chính sách tiền tệ, ngân hàng nhà nước, kinh tế, thành phố hồ chí minh
NHNN chi nhánh TP.HCM nhấn mạnh, việc “ép” người dân, doanh nghiệp phải mua bảo hiểm mới được giải ngân nhanh, làm tăng thêm chi phí đầu vào và gây khó khăn cho người đi vay tiền, điều này là không đúng với tinh thần cải cách hành chính của các ngân hàng, do đó, cần phải rút kinh nghiệm.
Xử nghiêm việc “ép” khách hàng mua bảo hiểm
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM vừa yêu cầu các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng rà soát toàn bộ mạng lưới của mình, xử lý nghiêm những trường hợp “ép” khách hàng phải mua các loại bảo hiểm không cần thiết. Đây là động thái hết sức đáng hoan nghênh.
Cụ thể, ngày 24/11, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM, ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết, cơ quan này đã yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn thành phố thực hiện theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đại lý bảo hiểm.
Theo Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM Nguyễn Đức Lệnh, mỗi ngân hàng phải rà soát toàn bộ mạng lưới của mình, xử lý nghiêm những trường hợp “ép” khách hàng phải mua các loại bảo hiểm không thực sự cần thiết khi cấp tín dụng cho khách hàng, đảm bảo phê duyệt hồ sơ, giải ngân cho khách hàng vay vốn theo đúng quy định.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM nêu rõ, đơn vị này đã nhận được phản ánh của các hiệp hội, ngành hàng trên địa bàn nêu lên thực tế là doanh nghiệp muốn vay vốn phải mua bảo hiểm mới được ngân hàng xem xét cho vay.
Theo đó, điều này làm tăng thêm chi phí đầu vào của doanh nghiệp, gây khó khăn trong bối cảnh chi phí đầu vào đang có xu hướng tăng và việc này không đúng với tinh thần cải cách thủ tục hành chính của ngành ngân hàng.
Thực tế, theo phản ánh của người dân, thời gian qua, vấn đề bị “ép” mua bảo hiểm khi vay vốn qua ngân hàng là rất phổ biến, gây bức xúc trong dư luận nhưng chưa được giải quyết triệt để.
Điển hình, nhiều người cho biết, khi đi vay vốn ở ngân hàng, nếu muốn được nhà băng giải ngân nhanh thì khách hàng phải mua gói bảo hiểm nhân thọ trị giá quanh mức 20 triệu đồng. Trong trường hợp dân không chịu mua bảo hiểm thì hồ sơ vay vốn sẽ bị “ngâm”, rất lâu mới được phê duyệt, giải quyết cho vay.
Vấn đề ở đây là gói “bảo hiểm nhân thọ” là loại hình bảo hiểm phải mua dài hạn trong nhiều năm, số tiền 20 triệu đồng chỉ tiền của năm đầu. Nếu các năm sau không tiếp tục mua thì coi như mất số tiền này.
Nhiều người cho biết họ không có nhu cầu và cũng thấy đây là giao dịch không cần thiết nhưng vì mong sớm vay được tiền nên cũng đành mua bảo hiểm theo
“đề nghị” của ngân hàng.
Trước thực trạng này, NHNN chi nhánh TP.HCM yêu cầu các nhà băng, tổ chức tín dụng trên địa bàn cần ‘nghiêm túc rút kinh nghiệm’.
“Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trên cơ sở mỗi TCTD ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số hoạt động nhằm xử lý hồ sơ thủ tục cấp tín dụng nhanh hơn, tăng tiện ích cho dịch vụ để tiết giảm chi phí cho khách hàng”, văn bản nêu.
Riêng lĩnh vực ngoại hối, NHNN chi nhánh TP.HCM yêu cầu các ngân hàng trong dịp cuối năm cần tăng cường quan tâm đến các giao dịch chuyển tiền xuyên biên giới, mua bán ngoại tệ, chi trả và thu đổi ngoại tệ.
21 Tháng Mười Một 2022, 14:49
Tăng giải ngân vốn cho phát triển kinh tế
Mặt khác, NHNN chi nhánh TP.HCM yêu cầu các ngân hàng cần mở rộng và phát triển dịch vụ để tạo điều kiện giữ ổn định lãi suất cho vay và chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp.
“Các TCTD tiếp tục thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất của Chính phủ, NHNN, UBND TP.HCM về việc tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh”, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM chỉ đạo.
Cùng với đó, các tổ chức tín dụng cũng được yêu cầu thực hiện nghiêm
các quy định về lãi suất, tín dụng, tỷ giá và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.
Trước đó, như Sputnik đưa tin, ngày 23/11, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nghiêm túc triển khai, thực hiện về tăng trưởng tín dụng năm 2022.
Theo NHNN Việt Nam, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng cho thấy đến nay, tín dụng toàn hệ thống tăng khoảng 11,5%. So với chỉ tiêu định hướng năm nay là 14%, vẫn còn dư địa để các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp và người dân, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn room tăng trưởng tín dụng, chủ động cân đối điều hòa nguồn vốn, tỉ lệ đảm bảo an toàn, tích cực giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
“Vốn cần ưu tiên giải ngân cho các lĩnh vực như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các lĩnh vực là động lực tăng trưởng của nền kinh tế”, NHNN lưu ý.
Căn cứ theo thông tin từ NHNN ngày 23/11, hiện lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 8,4-9,9%/năm.
Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng đồng Việt Nam (VND) đối với lĩnh vực ưu tiên khoảng 4,6%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của NHNN (5,5%/năm).
24 Tháng Mười Một 2022, 18:39
Lãi suất cho vay USD bình quân của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 3,2-4,5%/năm đối với ngắn hạn; 5,2-5,7%/năm đối với trung và dài hạn.