Thấy gì từ việc hàng loạt “ông lớn” liên tục rót vốn vào Việt Nam?

© Ảnh : Facebook / Công ty Luật IPICNhà máy LG ở Việt Nam.
Nhà máy LG ở Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2022
Đăng ký
Samsung, Apple, LG, Foxconn, LEGO, Heineken…cùng nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đang tiếp tục rót vốn đầu tư vào Việt Nam. Điều này cho thấy môi trường đầu tư của Việt Nam rất hấp dẫn và hoạt động sản xuất – kinh doanh của những “ông lớn” toàn cầu này duy trì hiệu quả tích cực.
Xét về triển vọng dài hạn, tương lai thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vẫn rất tươi sáng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khi thu hút vốn đầu tư, Việt Nam cần xem xét khả năng lan tỏa, tác động tích cực từ dòng vốn ngoại đến các doanh nghiệp nội địa. Không nên chạy theo các nguồn vốn FDI chất lượng thấp chỉ vì tâm lý “sốt ruột” hay nóng vội.

Nhiều tập đoàn lớn liên tục đổ tiền vào Việt Nam

Sáng 6/12, như Sputnik đã cập nhật, trong khuôn khổ chuyến thăm Hàn Quốc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Han Jong-hee, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Samsung Electronics.
Tại buổi gặp, ông Han Jong-hee cho biết Samsung Electronics dự định nâng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam lên 20 tỷ USD trong thời gian tới.
Samsung hiện là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) lớn nhất tại Việt Nam. Bên cạnh các nhà máy sản xuất, tập đoàn này đang xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển(R&D), chuẩn bị hoàn thành vào cuối năm nay.
Đại diện Samsung cho biết, tập đoàn muốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực trẻ và mới, đẩy mạnh nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn.
Từ đầu năm 2022, Samsung đã rót thêm 920 triệu USD nhằm mở rộng dự án Samsung Electro-Mechanics tại Thái Nguyên, nâng tổng vốn của riêng dự án này lên gần 2,3 tỷ USD.
Đây là nhà máy sản xuất lưới bóng chíp bán dẫn và các linh kiện, phụ tùng cho các loại thiết bị viễn thông, thiết bị di động công nghệ cao, các sản phẩm điện và điện tử khác…
Dự án Công ty SEHC tại Khu công nghệ cao TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2022
Samsung sẽ xây nhà máy chip bán dẫn tại Việt Nam?
Với các lĩnh vực đã có thế mạnh như thiết bị ô tô và thiết bị cho điện thoại di động, Việt Nam hoàn toàn có thể là trung tâm sản xuất chính, lớn nhất của LG trong tương lai gần. Phát biểu với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn LG Kwon Bong-seok cho biết, LG dự kiến đầu tư vào Việt Nam thêm 4 tỷ USD nữa. Điều này sẽ đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất máy ảnh cho điện thoại trong tương lai. Đồng thời, LG của Hàn Quốc cũng mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác thêm trong nhiều lĩnh vực khác.
Vừa qua, Tập đoàn LEGO đã đầu tư dự án xây dựng nhà máy trị giá 1 tỷ USD tại Bình Dương. Đây là nhà máy thứ 6 của LEGO trên thế giới và nhà máy thứ 2 ở châu Á của LEGO. Đầu tháng 11, nhà máy đã chính thức khởi công và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2024.
Trong khi đó, Heineken cũng khánh thành nhà máy bia tại Bà Rịa-Vũng Tàu với diện tích 40 ha, có vốn đầu tư hơn 381 triệu USD. Nhà máy có công suất mỗi năm 11 triệu hectolit, là nhà máy bia lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Heineken đac tăng công suất nhà máy nói trên lên hơn 36 lần chỉ trong vòng 5 năm qua, biến đây trở thành nhà máy bia hiện đại, với tỷ lệ tự động hóa cao và định hướng phát triển bền vững nhất trong khu vực.
Heineken Việt Nam và UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ký ghi nhớ về việc tập đoàn này sẽ tiếp tục đầu tư thêm 142 triệu USD để mở rộng nhà máy bia Vũng Tàu trong thời gian 3 năm, từ 2023 - 2025. Với khoản đầu tư bổ sung này, tổng vốn đầu tư của Heineken Việt Nam vào nhà máy bia Vũng Tàu đạt hơn 500 triệu USD, nâng công suất nhà máy từ 11 triệu hectolit/năm lên 16 triệu hectolit/năm.
Lego - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2022
Khởi công xây dựng nhà máy LEGO tại Bình Dương
Sputnik mới đây cũng đã thông tin, đối tác lớn của Apple là Foxconn cũng đã ký hợp đồng với Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang để thuê thêm 50,5 ha đất xây nhà máy mới. Foxconn dự kiến sẽ chi thêm 300 triệu USD để xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang), đồng thời tuyển thêm khoảng 30.000 lao động.
Foxconn có kế hoạch dịch chuyển một phần hoạt động sản xuất các sản phẩm iPad, AirPods tới Khu công nghiệp Quang Châu. Trong năm 2021, Foxconn cho biết đầu tư thêm 700 triệu USD vào Việt Nam để mở rộng sản xuất. Ước tính tập đoàn đã rót gần 2 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam. Tập đoàn này kỳ vọng sẽ mang về doanh thu khoảng 10 tỷ USD trong những năm tới.

Đừng chạy theo vốn FDI chất lượng thấp

Những thông tin tích cực này cho thấy, Việt Nam vẫn là điểm thu hút vốn FDI. Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới thậm chí xem Việt Nam như một trung tâm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của khu vực lẫn thế giới.
Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết, dòng vốn FDI của Nhật Bản trên thế giới chỉ tăng trưởng 3% vào năm 2021, sau đó giảm phân nửa trong nửa đầu năm 2022, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là đối tác hàng đầu của Nhật Bản khi dòng vốn này tăng hơn 59% vào năm 2021 và tăng tiếp 45% trong đầu năm 2022.
Trong một cuộc khảo sát với hơn 1.700 công ty mẹ của doanh nghiệp Nhật Bản, Việt Nam xếp thứ 2 trong số các nước mà công ty Nhật muốn mở rộng đầu tư, chỉ sau Mỹ.
Tân Cảng Sài Gòn-cảng hiện đại và lớn nhất Việt Nam với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và hơn 60% thị phần cả nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2022
Việt Nam lọt top thị trường logistics mới nổi trên thế giới, thế mạnh FDI dần lộ diện
Có 55% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng hoạt động, cao nhất trong các nước ASEAN. Nước này muốn tập trung nhiều hơn vào sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng tại Việt Nam.
TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, cho rằng không phải tự nhiên mà vốn FDI thực hiện tại Việt Nam trong 11 tháng đầu năm tăng mạnh, đạt kỷ lục trong vòng 5 năm qua.
Điều đó cho thấy, các công ty FDI đang làm ăn ở Việt Nam cảm nhận thấy môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang ủng hộ họ. Sau đại dịch Covid-19, những động thái từ cấp lãnh đạo Trung ương đến địa phương đều có chiến lược mời gọi và thu hút vốn ngoại khá cởi mở. Từ đó, các “ông lớn” nước ngoài có thêm niềm tin vào môi trường kinh doanh của Việt Nam, nhất là vào sự ổn định kinh tế vĩ mô và các hỗ trợ từ Chính phủ.
TS. Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Mekong, nhận định với báo Thanh Niên, việc mở rộng đầu tư của các tập đoàn lớn cho thấy Việt Nam vẫn khá hấp dẫn nhà đầu tư ngoại.
Trong bối cảnh thị trường còn khó khăn, nhà đầu tư thường hoãn việc mở rộng ngay. Tuy nhiên, các dây chuyền sản xuất trị giá từ hàng triệu đến hàng trăm triệu USD vẫn tiếp tục được nhập khẩu về chứng tỏ nhà đầu tư có niềm tin vào môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Việc Việt Nam phục hồi kinh tế rất sớm so với nhiều quốc gia khác là điểm cộng trong thu hút vốn ngoại.
Tuy nhiên, TS. Phùng Đức Tùng cũng lưu ý là năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều nhà đầu tư tuy mở rộng đầu tư theo cam kết, theo kế hoạch nhưng sản lượng sản xuất và xuất khẩu giảm.
TS. Nguyễn Quốc Việt thì lưu ý rằng bên cạnh dòng vốn từ các tập đoàn lớn đầu tư mở rộng, một số địa phương đã vội vã thu hút vốn FDI chất lượng chưa cao vì tâm lý “sốt ruột”.
“Nhìn vào vị thứ các lĩnh vực vốn FDI đang ưu tiên vào Việt Nam thì các lĩnh vực sử dụng nhân công nhiều và các lĩnh vực không phải chúng ta quá khuyến khích đầu tư. Phải chăng, doanh nghiệp ngoại vào Việt Nam vẫn chủ yếu tận dụng thị trường và nhân công, đầu vào giá rẻ như đất, điện nước”, - ông Việt đặt vấn đề.
Tình huống giả định: Công nhân A đang làm việc thì nhận được thông báo qua điện thoại của cơ sở y tế đã tiếp xúc gần với một người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS -CoV-2, tổ trưởng phụ trách thông báo đến tổ phòng chống COVID -19 để đưa công nhân này đi cách ly.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Việt Nam lần đầu tiên lọt top 20 nước thu hút nhiều FDI nhất thế giới
Theo chuyên gia, cần xem xét khả năng lan tỏa, tác động tích cực từ dòng vốn ngoại đến các doanh nghiệp nội địa. Khi cố gắng thu hút FDI, các địa phương phải tự hỏi, đã tạo ra được môi trường đầu tư bình đẳng giữa cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước hay chưa.
“Đặc biệt, với các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, doanh nghiệp ngoại mua lại doanh nghiệp trong nước, sự bình đẳng trong chính sách giữa doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sang doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân trong nước hiện nay thế nào?”, - TS. Nguyễn Quốc Việt lưu ý.Xét về triển vọng dài hạn, tương lai thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vẫn rất tươi sáng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khi thu hút vốn đầu tư, Việt Nam cần xem xét khả năng lan tỏa, tác động tích cực từ dòng vốn ngoại đến các doanh nghiệp nội địa. Không nên chạy theo các nguồn vốn FDI chất lượng thấp chỉ vì tâm lý “sốt ruột” hay nóng vội.

Nhiều tập đoàn lớn liên tục đổ tiền vào Việt Nam

Sáng 6/12, như Sputnik đã cập nhật, trong khuôn khổ chuyến thăm Hàn Quốc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Han Jong-hee, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Samsung Electronics.
Tại buổi gặp, ông Han Jong-hee cho biết Samsung Electronics dự định nâng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam lên 20 tỷ USD trong thời gian tới.
Samsung hiện là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) lớn nhất tại Việt Nam. Bên cạnh các nhà máy sản xuất, tập đoàn này đang xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển(R&D), chuẩn bị hoàn thành vào cuối năm nay.
Đại diện Samsung cho biết, tập đoàn muốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực trẻ và mới, đẩy mạnh nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn.
Apple. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2022
Foxconn đầu tư 800 triệu USD vào nhà máy Apple tại Việt Nam và Ấn Độ
Từ đầu năm 2022, Samsung đã rót thêm 920 triệu USD nhằm mở rộng dự án Samsung Electro-Mechanics tại Thái Nguyên, nâng tổng vốn của riêng dự án này lên gần 2,3 tỷ USD.
Đây là nhà máy sản xuất lưới bóng chíp bán dẫn và các linh kiện, phụ tùng cho các loại thiết bị viễn thông, thiết bị di động công nghệ cao, các sản phẩm điện và điện tử khác…
Với các lĩnh vực đã có thế mạnh như thiết bị ô tô và thiết bị cho điện thoại di động, Việt Nam hoàn toàn có thể là trung tâm sản xuất chính, lớn nhất của LG trong tương lai gần. Phát biểu với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn LG Kwon Bong-seok cho biết, LG dự kiến đầu tư vào Việt Nam thêm 4 tỷ USD nữa. Điều này sẽ đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất máy ảnh cho điện thoại trong tương lai. Đồng thời, LG của Hàn Quốc cũng mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác thêm trong nhiều lĩnh vực khác.
Vừa qua, Tập đoàn LEGO đã đầu tư dự án xây dựng nhà máy trị giá 1 tỷ USD tại Bình Dương. Đây là nhà máy thứ 6 của LEGO trên thế giới và nhà máy thứ 2 ở châu Á của LEGO. Đầu tháng 11, nhà máy đã chính thức khởi công và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2024.
Trong khi đó, Heineken cũng khánh thành nhà máy bia tại Bà Rịa-Vũng Tàu với diện tích 40 ha, có vốn đầu tư hơn 381 triệu USD. Nhà máy có công suất mỗi năm 11 triệu hectolit, là nhà máy bia lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Heineken đac tăng công suất nhà máy nói trên lên hơn 36 lần chỉ trong vòng 5 năm qua, biến đây trở thành nhà máy bia hiện đại, với tỷ lệ tự động hóa cao và định hướng phát triển bền vững nhất trong khu vực.
Heineken Việt Nam và UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ký ghi nhớ về việc tập đoàn này sẽ tiếp tục đầu tư thêm 142 triệu USD để mở rộng nhà máy bia Vũng Tàu trong thời gian 3 năm, từ 2023 - 2025. Với khoản đầu tư bổ sung này, tổng vốn đầu tư của Heineken Việt Nam vào nhà máy bia Vũng Tàu đạt hơn 500 triệu USD, nâng công suất nhà máy từ 11 triệu hectolit/năm lên 16 triệu hectolit/năm.
Cô gái đeo mặt nạ trên sàn giao dịch chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2022
Nhà đầu tư 'bất ngờ, ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa' với chứng khoán Việt Nam
Sputnik mới đây cũng đã thông tin, đối tác lớn của Apple là Foxconn cũng đã ký hợp đồng với Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang để thuê thêm 50,5 ha đất xây nhà máy mới. Foxconn dự kiến sẽ chi thêm 300 triệu USD để xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang), đồng thời tuyển thêm khoảng 30.000 lao động.
Foxconn có kế hoạch dịch chuyển một phần hoạt động sản xuất các sản phẩm iPad, AirPods tới Khu công nghiệp Quang Châu. Trong năm 2021, Foxconn cho biết đầu tư thêm 700 triệu USD vào Việt Nam để mở rộng sản xuất. Ước tính tập đoàn đã rót gần 2 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam. Tập đoàn này kỳ vọng sẽ mang về doanh thu khoảng 10 tỷ USD trong những năm tới.

Đừng chạy theo vốn FDI chất lượng thấp

Những thông tin tích cực này cho thấy, Việt Nam vẫn là điểm thu hút vốn FDI. Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới thậm chí xem Việt Nam như một trung tâm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của khu vực lẫn thế giới.
Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết, dòng vốn FDI của Nhật Bản trên thế giới chỉ tăng trưởng 3% vào năm 2021, sau đó giảm phân nửa trong nửa đầu năm 2022, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là đối tác hàng đầu của Nhật Bản khi dòng vốn này tăng hơn 59% vào năm 2021 và tăng tiếp 45% trong đầu năm 2022.
Trong một cuộc khảo sát với hơn 1.700 công ty mẹ của doanh nghiệp Nhật Bản, Việt Nam xếp thứ 2 trong số các nước mà công ty Nhật muốn mở rộng đầu tư, chỉ sau Mỹ.
Có 55% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng hoạt động, cao nhất trong các nước ASEAN. Nước này muốn tập trung nhiều hơn vào sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng tại Việt Nam.
TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, cho rằng không phải tự nhiên mà vốn FDI thực hiện tại Việt Nam trong 11 tháng đầu năm tăng mạnh, đạt kỷ lục trong vòng 5 năm qua.
Công nhân Công ty Cellmech International Vina Khu công nghiệp Khai Quang đeo khẩu trang phòng chống dịch COVID -19 tại nơi làm việc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2022
Singapore dẫn đầu các quốc gia rót FDI vào Việt Nam
Điều đó cho thấy, các công ty FDI đang làm ăn ở Việt Nam cảm nhận thấy môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang ủng hộ họ. Sau đại dịch Covid-19, những động thái từ cấp lãnh đạo Trung ương đến địa phương đều có chiến lược mời gọi và thu hút vốn ngoại khá cởi mở. Từ đó, các “ông lớn” nước ngoài có thêm niềm tin vào môi trường kinh doanh của Việt Nam, nhất là vào sự ổn định kinh tế vĩ mô và các hỗ trợ từ Chính phủ.
TS. Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Mekong, nhận định với báo Thanh Niên, việc mở rộng đầu tư của các tập đoàn lớn cho thấy Việt Nam vẫn khá hấp dẫn nhà đầu tư ngoại.
Trong bối cảnh thị trường còn khó khăn, nhà đầu tư thường hoãn việc mở rộng ngay. Tuy nhiên, các dây chuyền sản xuất trị giá từ hàng triệu đến hàng trăm triệu USD vẫn tiếp tục được nhập khẩu về chứng tỏ nhà đầu tư có niềm tin vào môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Việc Việt Nam phục hồi kinh tế rất sớm so với nhiều quốc gia khác là điểm cộng trong thu hút vốn ngoại.
Tuy nhiên, TS. Phùng Đức Tùng cũng lưu ý là năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều nhà đầu tư tuy mở rộng đầu tư theo cam kết, theo kế hoạch nhưng sản lượng sản xuất và xuất khẩu giảm.
TS. Nguyễn Quốc Việt thì lưu ý rằng bên cạnh dòng vốn từ các tập đoàn lớn đầu tư mở rộng, một số địa phương đã vội vã thu hút vốn FDI chất lượng chưa cao vì tâm lý “sốt ruột”.
Cửa hàng sản phẩm Samsung tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2021
FDI, nền kinh tế và ổn định chính trị, vì sao Samsung sẽ không rời bỏ Việt Nam?
“Nhìn vào vị thứ các lĩnh vực vốn FDI đang ưu tiên vào Việt Nam thì các lĩnh vực sử dụng nhân công nhiều và các lĩnh vực không phải chúng ta quá khuyến khích đầu tư. Phải chăng, doanh nghiệp ngoại vào Việt Nam vẫn chủ yếu tận dụng thị trường và nhân công, đầu vào giá rẻ như đất, điện nước”, - ông Việt đặt vấn đề.
Theo chuyên gia, cần xem xét khả năng lan tỏa, tác động tích cực từ dòng vốn ngoại đến các doanh nghiệp nội địa. Khi cố gắng thu hút FDI, các địa phương phải tự hỏi, đã tạo ra được môi trường đầu tư bình đẳng giữa cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước hay chưa.
“Đặc biệt, với các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, doanh nghiệp ngoại mua lại doanh nghiệp trong nước, sự bình đẳng trong chính sách giữa doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sang doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân trong nước hiện nay thế nào?”, - TS. Nguyễn Quốc Việt lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала