https://kevesko.vn/20230118/chuyen-gia-nga-kich-ban-viet-nam-la-phuong-an-phu-hop-nhat-de-cham-dut-chien-tranh-o-ukraina-20644770.html
Chuyên gia Nga: Kịch bản Việt Nam là phương án phù hợp nhất để chấm dứt chiến tranh ở Ukraina
Chuyên gia Nga: Kịch bản Việt Nam là phương án phù hợp nhất để chấm dứt chiến tranh ở Ukraina
Sputnik Việt Nam
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina đã kéo dài gần một năm và tình hình vẫn chưa được giải quyết. 18.01.2023, Sputnik Việt Nam
2023-01-18T10:54+0700
2023-01-18T10:54+0700
2023-01-18T13:52+0700
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
quan điểm-ý kiến
chuyên gia
nga
cuộc khủng hoảng ở ukraina
ukraina
xung đột
phương tây
vladimir mazyrin
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/01/11/20645040_0:153:3101:1897_1920x0_80_0_0_173820ed58ac0e5b9045916286f45e1f.jpg
Kiev đang chuẩn bị cho một cuộc phản công mùa xuân, và các đồng minh phương Tây đang tăng cường cung cấp vũ khí hiện đại cho Ukraina, bao gồm các hệ thống tên lửa và xe bọc thép hạng nặng. Còn Nga có ý định hoàn thành nhiệm vụ phi phát xít hóa và phi quân sự hóa Ukraina.Kịch bản Hàn Quốc là không thể chấp nhậnTrong khi xung đột leo thang, vấn đề giải quyết nó trở nên cấp bách hơn, và cả hai bên đối đầu đang thảo luận nghiêm túc về vấn đề này. Cựu chỉ huy quân đồng minh NATO tại châu Âu James Stavridis nói lên ý kiến rằng, cuộc xung đột sẽ phát triển theo kịch bản Triều Tiên: sau giai đoạn chiến sự tích cực, hai bên sẽ ký kết hiệp định đình chiến, và sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc để xung đột “đóng băng”. Kết quả là trên lãnh thổ nhà nước Ukraina thống nhất sẽ hình thành khu vực quân sự giữa 2 bên, đây là một loại xung đột đóng băng. Và cuộc xung đột cường độ thấp sẽ tiếp tục với sự hỗ trợ của các lực lượng bên ngoài. Nhưng, trong trường hợp Ukraina, một kịch bản như vậy sẽ không phù hợp với cả Nga và phương Tây, mà trên thực tế đây là hai bên tham gia cuộc xung đột. Theo các chuyên gia Nga, cả hai bên sẽ không hài lòng với hiện trạng vô thời hạn và sau một thời gian tạm dừng chiến sự, các bên sẽ tiếp tục chiến đấu để giành chiến thắng.Hoa Kỳ đang hành động ở Ukraina như ở Việt NamGiáo sư Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga, cho rằng, kinh nghiệm của Hiệp định Paris được ký kết cách đây đúng nửa thế kỷ, vào tháng 1 năm 1973, có thể được sử dụng để giải quyết cuộc xung đột.Hòa giải và bầu cử dưới sự kiểm soát quốc tếHiệp định Paris dự kiến lập lại hoà bình giữa các bên tham chiến để giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam, tổ chức cuộc bầu cử vào các cơ quan chính quyền địa phương với sự tham gia của tất cả các lực lượng sẵn có: chính quyền Sài Gòn, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và lực lượng thứ ba là lực lượng đối lập với chính quyền Sài Gòn. Trong trường hợp Ukraina, đây có thể là việc phương Tây chấm dứt viện trợ cho Kiev bằng cách cung cấp vũ khí, lính đánh thuê, huấn luyện quân đội, việc tổ chức tổng tuyển cử dưới sự kiểm soát quốc tế và thành lập các cơ quan chính quyền thống nhất, Giáo sư Mazyrin nói tiếp. Một quyết định như vậy sẽ giúp phương Tây tránh được sự đầu hàng. Nhưng, trong trường hợp này, để hoàn thành nhiệm vụ của chiến dịch đặc biệt, cần phải có lực lượng đối lập mạnh mẽ phải đối chế độ Kiev. Ông Viktor Medvedchuk, chủ tịch hội đồng chính trị tổ chức “Nền tảng đối lập - Vì cuộc sống”, cựu nghị sĩ Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraina) đã viết về điều này. Ông cho rằng, ở Ukraina cần phải tạo ra một phong trào chính trị bao gồm những người phải đối việc biến Ukraina thành nơi diễn ra các cuộc đọ sức địa chính trị. Để cứu đất nước, người Ukraina cần phải bắt đầu xây dựng nền dân chủ và tiến hành đối thoại dân sự mà không cần các nhà quản lý phương Tây. Nếu không chú ý đến quan điểm của “Ukraina khác”, cơn ác mộng này sẽ không bao giờ kết thúc.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20230109/tai-ukraina-dang-noi-ve-ke-hoach-cua-nga-hoan-thanh-chien-dich-quan-su-voi-kich-ban-trieu-tien-20471314.html
https://kevesko.vn/20221223/my-dua-quan-den-ukraina-cuoc-chien-moi-se-dien-ra-nhu-cach-chien-tranh-viet-nam-bat-dau-20232673.html
https://kevesko.vn/20220602/cuu-thu-tuong-hy-lap-my-khong-muon-xung-dot-o-ukraina-cham-dut-15450117.html
ukraina
phương tây
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/01/11/20645040_185:0:2916:2048_1920x0_80_0_0_478a89f916833d11b0c8872b32196025.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
quan điểm-ý kiến, chuyên gia, nga, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, xung đột, phương tây, vladimir mazyrin, tác giả
quan điểm-ý kiến, chuyên gia, nga, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, xung đột, phương tây, vladimir mazyrin, tác giả
Chuyên gia Nga: Kịch bản Việt Nam là phương án phù hợp nhất để chấm dứt chiến tranh ở Ukraina
10:54 18.01.2023 (Đã cập nhật: 13:52 18.01.2023) Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina đã kéo dài gần một năm và tình hình vẫn chưa được giải quyết.
Kiev đang chuẩn bị cho một cuộc phản công mùa xuân, và các đồng minh phương Tây đang tăng cường cung cấp vũ khí hiện đại cho Ukraina, bao gồm các hệ thống tên lửa và xe bọc thép hạng nặng. Còn Nga có ý định hoàn thành nhiệm vụ phi phát xít hóa và phi quân sự hóa Ukraina.
Kịch bản Hàn Quốc là không thể chấp nhận
Trong khi xung đột leo thang, vấn đề giải quyết nó trở nên cấp bách hơn, và cả hai bên đối đầu đang thảo luận nghiêm túc về vấn đề này. Cựu chỉ huy quân đồng minh NATO tại châu Âu James Stavridis nói lên ý kiến rằng, cuộc xung đột sẽ phát triển theo kịch bản Triều Tiên: sau giai đoạn chiến sự tích cực, hai bên sẽ ký kết hiệp định đình chiến, và sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc để xung đột “đóng băng”. Kết quả là trên lãnh thổ nhà nước Ukraina thống nhất sẽ hình thành khu vực quân sự giữa 2 bên, đây là một loại xung đột đóng băng. Và cuộc xung đột cường độ thấp sẽ tiếp tục với
sự hỗ trợ của các lực lượng bên ngoài. Nhưng, trong trường hợp Ukraina, một kịch bản như vậy sẽ không phù hợp với cả Nga và phương Tây, mà trên thực tế đây là hai bên tham gia cuộc xung đột. Theo các chuyên gia Nga, cả hai bên sẽ không hài lòng với hiện trạng vô thời hạn và sau một thời gian tạm dừng chiến sự, các bên sẽ tiếp tục chiến đấu để giành chiến thắng.
Hoa Kỳ đang hành động ở Ukraina như ở Việt Nam
Giáo sư Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga, cho rằng, kinh nghiệm của Hiệp định Paris được ký kết cách đây đúng nửa thế kỷ, vào tháng 1 năm 1973, có thể được sử dụng để giải quyết cuộc xung đột.
“Mỹ đang hành động theo kịch bản tương tự như ở Việt Nam. Cũng như ở Việt Nam, họ đã tạo ra một chế độ bù nhìn ở Ukraina, cung cấp vũ khí cho chính quyền Kiev, tạo ra một đội quân sẵn sàng chiến đấu và thu hút sự hỗ trợ của các đồng minh. Các vùng hiện do Nga kiểm soát có thể so sánh với các vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam kiểm soát, tự lập chính quyền ở đó, thiết lập cuộc sống hòa bình. Trước đây các lực lượng yêu nước Việt Nam đã có nhiệm vụ giải phóng toàn bộ miền Nam, và nhiệm vụ hiện nay là phi phát xít hóa toàn bộ Ukraina. Nhưng, khi đó Việt Nam khó có thể thực hiện được mục tiêu này vì các thành phố là khu vực kiên cố nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn."
23 Tháng Mười Hai 2022, 17:46
"Điều rất quan trọng là trong các vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát cũng có lực lượng đối lập. Sau khi đã hứng chịu những thất bại quân sự, dưới ảnh hưởng của các phong trào phản chiến trong nước và quốc tế, Hoa Kỳ đã đồng ý hoà giải và ép buộc chính quyền Sài Gòn phải chấp nhận điều này, đồng thời hứa sẽ cung cấp mọi hình thức hỗ trợ sau khi Mỹ rút quân. Hà Nội cũng đã có những nhượng bộ với cái giá quan trọng như sự ra đi của người Mỹ, đồng ý công nhận chế độ ngụy quyền Sài Gòn mà trước đây họ không công nhận”.
Hòa giải và bầu cử dưới sự kiểm soát quốc tế
Hiệp định Paris dự kiến lập lại hoà bình giữa các bên tham chiến để giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam, tổ chức cuộc bầu cử vào các cơ quan chính quyền địa phương với sự tham gia của tất cả các lực lượng sẵn có: chính quyền Sài Gòn, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và lực lượng thứ ba là lực lượng đối lập với chính quyền Sài Gòn. Trong trường hợp Ukraina, đây có thể là
việc phương Tây chấm dứt viện trợ cho Kiev bằng cách cung cấp vũ khí, lính đánh thuê, huấn luyện quân đội, việc tổ chức tổng tuyển cử dưới sự kiểm soát quốc tế và thành lập các cơ quan chính quyền thống nhất, Giáo sư Mazyrin nói tiếp. Một quyết định như vậy sẽ giúp phương Tây tránh được sự đầu hàng. Nhưng, trong trường hợp này, để hoàn thành nhiệm vụ của chiến dịch đặc biệt, cần phải có lực lượng đối lập mạnh mẽ phải đối chế độ Kiev. Ông Viktor Medvedchuk, chủ tịch hội đồng chính trị tổ chức “Nền tảng đối lập - Vì cuộc sống”, cựu nghị sĩ Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraina) đã viết về điều này. Ông cho rằng, ở Ukraina cần phải tạo ra một phong trào chính trị bao gồm những người phải đối việc biến Ukraina thành nơi diễn ra các cuộc đọ sức địa chính trị. Để cứu đất nước, người Ukraina cần phải bắt đầu xây dựng nền dân chủ và tiến hành đối thoại dân sự mà không cần các nhà quản lý phương Tây. Nếu không chú ý đến quan điểm của “Ukraina khác”, cơn ác mộng này sẽ không bao giờ kết thúc.
“Sau khi Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam, chính quyền Sài Gòn đã phải đối mặt với các đối thủ của mình và không thể chống lại những đòn giáng của Hà Nội, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và các lực lượng đối lập. Chế độ Kiev cũng phải đối mặt với tình hình tương tự nếu không có sự trợ giúp của phương Tây”, - chuyên gia Nga chắc chắn.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.