Mỹ đưa quân đến Ukraina: cuộc chiến mới sẽ diễn ra như cách Chiến tranh Việt Nam bắt đầu?

© Sputnik / Viktor Antonyuk / Chuyển đến kho ảnhPháo "Gyacint-B" tấn công các vị trí của Lực lượng Vũ trang Ukraina
Pháo Gyacint-B tấn công các vị trí của Lực lượng Vũ trang Ukraina - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sự hiện diện của các nhân viên quân sự Mỹ tại Kiev nhằm nhiều mục đích, trong đó kiểm soát việc chuyển giao vũ khí chỉ là một phần của kế hoạch. Mưu toan chính vẫn là kiểm soát Zelensky cùng đám con rối ở Kiev để không gây phương hại cho Washington trong những nước cờ tiếp theo.
Sputnik xin giới thiệu với bạn đọc bài phỏng vấn Đại tá Nguyễn Minh Tâm, Chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế để hiểu rõ hơn về những mưu đồ của Mỹ trong hành động này.

Kiểm soát vũ khí chỉ là thứ yếu

Sputnik: Thưa Đại tá, ông đánh giá thế nào về thông tin Mỹ cử quân nhân sang Ukraina nhằm kiểm soát việc chuyển giao vũ khí của Mỹ cho chính quyền Kiev.
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế
Đây chỉ là một bức màn khói ngụy trang nhằm che giấu âm mưu Mỹ đưa cố vấn quân sự Mỹ, hoặc cũng có thể là cố vấn quân sự NATO vào Ukraina nhằm hỗ trợ cho chính quyền Kiev tiếp tục cuộc chiến chống Nga và nhiều mục đích khác. Mỹ có thể làm điều đó không hẳn chỉ vì lo sợ vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraina lọt vào tay các lực lượng khủng bố. Đơn giản là vì các vũ khí mà Mỹ chu cấp cho Ukraina phần lớn là các vũ khí hiện đại như tên lửa HIMARS, máy bay không người lái tấn công và trinh sát cũng như các hệ thống phòng không, tên lửa đối đất phóng loạt hoặc pháo mặt đất tầm xa. Chúng đều là các vũ khí hạng nặng chứ không phải là những vũ khí nhẹ thông thường như tên lửa chống tăng Javelin hoặc những khẩu súng bộ binh để có thể dễ dàng tuồn ra buôn bán tại các “chợ đen” vũ khí như một số thông tin suy đoán.
Sự hiện diện của các nhân viên quân sự Mỹ tại Kiev có thể nhằm các mục đích sau đây:
Một là đánh giá sức chiến đấu của quân đội Kiev trên thực tế chứ không phải thông qua các báo cáo của Kiev hoặc các thông tin trôi nổi trên hệ thống Internet vốn có độ tin cậy kém, thậm chí là rất kém do tin giả, tin sai, tin không kiểm chứng, tin bị thổi phồng, xuyên tạc hoặc bóp méo.
Hai là đánh giá hiệu năng sử dụng của các vũ khí mà Mỹ và NATO trong điều kiện thực chiến để tìm ra các biện pháp khắc phục khiếm khuyết, vá víu các lỗ hổng và cải tiến nhằm tăng hiệu năng của các loại vũ khí ấy.
Ba là tìm hiểu tính năng của các vũ khí, đặc biệt là vũ khí chế áp điện tử mà quân đội Nga sử dụng trên chiến trường để có biện pháp đối phó, phục vụ mục tiêu cạnh tranh chính trị - quân sự lâu dài với Nga.
Bốn là trấn an tinh thần cho các binh sĩ Ukraina đang bị “xuống tinh thần” và động viên Kiev tiếp tục cuộc chiến.
Năm là để chứng minh cho các thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ cũng như các chính khách Mỹ đang lo lắng về hiệu quả của việc Mỹ và NATO đổ tiền, đổ của vào cuộc chiến của Ukraina rằng Nhà Trắng và Lầu Năm Góc rất “có trách nhiệm” với từng đô-la tiền thuế của người dân xứ cờ hoa.
Sáu là kiểm soát chặt chẽ chính quyền Kiev, đặc biệt là cá nhân Zelensky để chính quyền này không thể có những bước đi phiêu lưu, liều lĩnh hoặc theo chủ nghĩa đầu hàng. Cả hai trạng thái này nếu diễn ra đều gây phương hại cho mục tiêu làm suy yếu Nga, mục tiêu chiến lược hàng đầu của Mỹ.
Và cuối cùng, là để xem xét vì sao quân đội Kiev lại bị tổn thất nặng nề cả về người và vũ khí như vậy cũng như “tư vấn” cho Kiev những chiến thuật mới nhằm chống lại quân đội Nga.
Binh lính của một tiểu đoàn trinh sát riêng biệt của NM LPR ở hướng Seversk - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Các sĩ quan tình báo Nga: binh sĩ quân đội Ukraina sợ tham gia vào trận chiến bắn súng

Mỹ đã chạm đến lằn ranh đỏ cuối cùng

Sputnik: Tại Hoa Kỳ, một số chuyên gia đã nhấn mạnh sự nguy hiểm của việc quân đội Hoa Kỳ hiện diện ở Ukraina. Đại tá nghĩ sao về ý kiến này?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm - Chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế
Điều này là tất nhiên, vì dù Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt từ gần 50 năm trước nhưng người Mỹ vẫn chưa thể quên “Bài học Việt Nam”, chưa thể quên thất bại duy nhất trong chiến tranh của quân đội Mỹ ở thế kỷ XX với 4 chiến lược chiến tranh chống Việt Nam đều lần lượt sụp đổ dưới 5 đời Tổng thống Mỹ.
Bước sang thế kỷ XXI, bài học Việt Nam đối với người Mỹ vẫn còn nguyên giá trị. Không những thế, nó còn được làm sâu sắc thêm bằng kết quả không mấy tốt đẹp, thậm chí có thể coi là thất bại tại Iraq và Afghanistan.
M113 ACAV tại Việt Nam, năm 1966 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Cháy như diêm thời chiến tranh Việt Nam: Thiết giáp cũ bàn giao cho Ukraina bị chỉ trích trên mạng
Đa số người dân Mỹ đều không muốn quân nhân Mỹ tham chiến ở bất kỳ một cuộc chiến nào mà mục đích của cuộc chiến ấy mù mờ, không rõ ràng, thậm chí còn thua kém hơn nhiều so với mục tiêu chống lại “sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản” mà Học thuyết Domino đã vạch ra dưới thời tổng thống Dwigth Eisenhowe. Đặc biệt là các ông bố, bà mẹ Mỹ đều không muốn con em họ phải đi chết cho túi tiền của các nhà “tư bản cá mập” ở phố Wall. Do đó, việc cử các quân nhân Mỹ đến Ukraina, cho dù là với lý do để kiểm soát việc chuyển giao vũ khí cho nước này cũng sẽ gặp phải sự phản đối của nhân dân Mỹ.
Đối với Nga, đây là lằn ranh đỏ cuối cùng. Dù Mỹ có đưa quân nhân vào Ukraina để tham chiến hay không, dù chỉ là một đội quân hỗ trợ bảo đảm hậu cần, kỹ thuật thì trước sau gì, Nga cũng coi sự hiện diện của quân nhân Mỹ là trực tiếp chống lại Nga và tất yếu, đó sẽ là những mục tiêu tấn công hợp pháp của quân đội Nga.
Nếu Nhà Trắng và Lầu năm Góc cả gan dấn bước đi phiêu lưu này, họ sẽ chuốc lấy những hậu quả khôn lường. Trong những hậu quả đó, việc mở rộng chiến tranh ra ngoài biên giới Ukraina là điều đáng sợ nhất đối với Mỹ và NATO.

Lính Mỹ tử thương ở Ukraina khó có thể châm ngòi cho cuộc chiến mới

Sputnik: Tự hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo nếu một trong những quân nhân Hoa Kỳ bị giết, bởi đó là cách Chiến tranh Việt Nam bắt đầu, khi hàng trăm quân nhân cử đến đó làm cố vấn? Những chi tiết này có một lần nữa gợi nhớ về việc bắt đầu của cuộc Chiến tranh ở Việt Nam, thưa ông?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm:
Trong tất cả các cuộc chiến tranh ở thế kỷ XX, người Mỹ luôn giữ mình ở thế “tọa sơn quan hổ đấu”, chờ cho các đối thủ quần nhau đến mức “một bên chết, một bên què” rồi nhảy vào can thiệp nhằm mục đích “cò ngao tranh chấp, ngư ông thủ lợi”. Trong thế kỷ XX, ứng xử tại Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) và Chiến tranh Việt Nam (1954-1975), Mỹ đều làm như vậy. Chỉ duy nhất trong Chiến tranh Triều Tiên, quân Mỹ đóng vai trờ chủ lực tham chiến dưới cờ Liên Hợp Quốc do một sai lầm ngoại giao đáng tiếc của Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa duy nhất có chân trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khi đó.
Tuy nhiên, Chiến tranh Việt Nam không bắt đầu từ việc một quân nhân Mỹ thiệt mạng ở Việt Nam. Năm 1945, Albert Peter Dewey, khi đó là thiếu tá tình báo của cơ quan OSS, tiền thân của CIA sau này đến Sài Gòn để đàm phán với chỉ huy quân đội Nhật Bản (đang bị giửi giáp) nhằm thu xếp hồi hương cho 4549 tù binh, trong đó có 240 người Mỹ, từ hai trại giam tù binh của người Nhật nằm gần Sài Gòn. Sau một cuộc cãi vã với viên tướng Anh Douglas Gracey về việc treo cờ Mỹ trên ô tô để bảo đảm an toàn, viên thiếu tá bị thu lại lá cờ và trên đường về nhiệm sở thì bị bắn chết bởi những kẻ không rõ danh tính.
Đài tưởng niệm các nạn nhân tại Sơn Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2022
Thảm sát Mỹ Lai: Tội ác chiến tranh và ký ức kinh hoàng người Mỹ gây ra ở Việt Nam
Người Pháp lập tức đổ lỗi cho Việt Minh nhưng người Mỹ không tin hoặc cố tình làm ngơ. Theo lẽ thường, người Mỹ có thể đem quân vào Đông Dương ngay sau sự kiện đó. Nhưng vì quan hệ đồng minh của Mỹ với Anh và Pháp để chống lại Liên Xô quan trọng hơn nên người Mỹ lặng lẽ “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Trường hợp này cho thấy không phải lúc nào, nhà cầm quyền Mỹ cũng bảo vệ quân nhân của họ và tham chiến một khi có người Mỹ bị sát hại.
Phải đến năm 1954, khi Học thuyết Domino ra đời, Mỹ mới bắt đầu dính líu vào Đông Dương, hỗ trợ cho quân ngụy Sài Gòn. Và cũng phải đến 9 năm sau, thông qua vụ dàn dựng giả tại sự kiện tàu khu trục Mỹ Turner Joy bị Hải quân Nhân dân Việt Nam tấn công, quân đội Mỹ mới thực sự tham chiến ở miền Nam Việt Nam.
Do đó, nguy có một lính Mỹ tử thương ở Ukraina có thể châm ngòi cho cuộc chiến mới giữa Mỹ, NATO với Nga là rất khó xảy ra. Ấy thế nhưng Volodimir Zelensky và bộ sậu của ông ta lại rất muốn điều đó xảy ra. Bằng chứng là ngay sau vụ rơi tên lửa phòng không của Ukraina trên đất Ba Lan, bộ máy tuyên truyền của Kiev và chính Zelensky đã lập tức đổ lỗi cho tên lửa Nga. Sau đó thì Ba Lan phản bác khiến Zelensky cùng đám con rối ở Kiev phải chưng hửng và rút lại lời tuyên bố.

Thủ tiêu Zelensky, đổ lỗi cho Nga là kịch bản Mỹ có thể hành động

Người Mỹ từng biết đến một chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm khét tiếng tàn bạo ở miền Nam Việt Nam, từng biết đến một Nguyễn Văn Thiệu nổi tiếng lèo lái và tráo trở. Họ không lạ gì tâm tính của những “Pupet governemant” do họ dựng lên. Ở Ukraina cũng vậy, Mỹ sẽ tìm mọi cách để bóp nghẹt nước Nga nhưng cũng không muốn để Kiev đi quá đà.
Tổng thống Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Tổng thống Nga: Mỹ từ lâu đã tham gia cuộc xung đột Ukraina
Do đó, có thể thấy rằng các cố vấn, chuyên gia Mỹ đến Kiev (nếu có) thì nhiệm vụ kiểm soát việc chuyển giao vũ khí chỉ là nhiệm vụ thứ yếu. Nhiệm vụ chủ yếu là kiểm soát chặt chẽ chính quyền Kiev và đặc biệt là bản thân Volodimir Zelensky để chính quyền Kiev không có những bước đi liều lĩnh, mạo hiểm, có thể gây phương hại cho Washington, Brussels và đẩy cuộc chiến ở Ukraina vào “con đường hầm không lối thoát”. Thậm chí, nếu Kiev không chịu ngoan ngoãn vâng lời, người Mỹ còn có thể thủ tiêu Zelensky rồi đổ lỗi cho người Nga để tạo ra một “Bandera mới” hòng kích động tinh thần dân tộc cực đoan của các thế lực tân phát xít trẻ tuổi hơn ở Ukraina.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала