Trung Quốc muốn gì ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam?

© Flickr / Cooperation Afloat Readiness and Training (CARAT)Biển Hoa Nam (Biển Đông)
Biển Hoa Nam (Biển Đông) - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2023
Đăng ký
Tuần này, truyền thông Nga và nước ngoài mang đến cho chúng tôi nhiều bài báo và phóng sự thú vị về Việt Nam. Quan hệ quốc tế và chính trị trong nước, nền kinh tế và ngành du lịch, sự hợp tác Việt-Nga.
Chúng tôi sẽ đề cập đến những chủ đề này trong bài tổng quan truyền thống "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Tăng cường quan hệ Việt Nam – Philippines

Hầu như mỗi tuần đều có một số sự kiện, vấn đề được phản ánh trong các phương tiện truyền thông. Lần này đây là việc các tàu Trung Quốc không tuân thủ yêu cầu của Hà Nội rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 được hộ tống bởi hai tàu hải cảnh và nhiều tàu cá Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và kể từ ngày 7/5 phớt lờ yêu cầu của Bộ Ngoại giao Việt Nam rút khỏi vùng biển này. Hơn nữa, các tàu này thường xuyên đi qua các vùng biển mà Liên doanh Nga - Việt Vietsovpetro và Vietgazprom đang thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
Theo Reuters, đây là sự xâm phạm đáng kể nhất của Trung Quốc vào EEZ của Việt Nam kể từ năm 2019, khi cuộc đối đầu đã kéo dài hơn ba tháng và phần lớn nhắm vào một lô do công ty dầu mỏ Rosneft của Nga vận hành. Chưa đầy hai năm sau đó, Rosneft đã bán tài sản của mình ở Biển Đông cho công ty nhà nước Zarubezhneft cũng của Nga. Theo quy tắc quốc tế, tàu nước ngoài được phép đi qua vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác, nhưng các hành động của Trung Quốc từ lâu bị Việt Nam và các nước khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, bao gồm Philippines và Malaysia, coi là thù địch, phóng viên kết luận. Trong khi đó, tàu huấn luyện Thích Kế Quang của hải quân Trung Quốc cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 3 ngày đến TP Đà Nẵng, South China Morning Post viết.
Tờ Asia Times đã dành một bài viết về việc khôi phục quan hệ gần gũi giữa Việt Nam và Philippines sau thời gian dài rạn nứt do đường lối “thân Bắc Kinh” của Tổng thống Philippines tiền nhiệm Rodrigo Duterte. Còn tác giả bài viết trên trang web Lowy Institute phân tích quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ và lưu ý rằng ảnh hưởng của Ấn Độ tại Việt Nam về mọi mặt yếu hơn nhiều so với ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tàu 016 Quang Trung và tàu 015 Trần Hưng Đạo của Hải quân Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2023
Hộ vệ hạm 015 Trần Hưng Đạo tham gia duyệt binh tại Philippines

TikTok ở Mỹ không chỉ bị chỉ trích mà còn bị cấm

Rest of World quay trở lại với chủ đề kiểm duyệt nội dung của một ứng dụng mạng xã hội video phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam. Từ năm 2021 đến năm 2022, số lượng người dùng đang sử dụng ứng dụng Tik Tok tại đây đã tăng hơn gấp đôi lên 50 triệu. Cùng với sự tăng trưởng lớn như vậy đã gia tăng hành vi vi phạm nguyên tắc cộng đồng của chính nền tảng này cũng như luật pháp Việt Nam. Theo báo cáo Thực thi tiêu chuẩn cộng đồng của TikTok, trong nửa đầu năm 2022, nền tảng này đã xóa 5 triệu video tại thị trường Việt Nam chứa hình ảnh khỏa thân, hành vi bắt nạt và quấy rối. Ấn phẩm lưu ý rằng, TikTok bị chỉ trích trên toàn thế giới liên quan đến việc truy cập dữ liệu, kiểm duyệt và ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc. Tuần trước, bang Montana của Hoa Kỳ trở thành bang đầu tiên cấm hoàn toàn TikTok. Chính phủ Việt Nam đã cảnh báo rằng họ có thể cấm TikTok trên các nền tảng kiếm tiền từ các nhà quảng cáo địa phương, các ngân hàng và doanh thu thương mại điện tử.

Giá điện sẽ tiếp tục tăng

Bloomberg dẫn lời các nhà lập pháp cho biết mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% của Việt Nam trong năm nay có thể bị đe dọa do sự suy giảm xuất khẩu toàn cầu, khủng hoảng kéo dài trong lĩnh vực bất động sản và lãi suất cao hơn khiến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp suy giảm. Còn CNBC đã phỏng vấn một nhân viên của VinaCapital, người này cho biết rằng, trong quý hai sẽ có nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu hơn, điều này "sẽ vực dậy nền kinh tế".
Vietnam Briefing đăng tải bài báo phân tích chi tiết những khó khăn mà Việt Nam đang vấp phải trong quá trình thông qua kế hoạch phát triển năng lượng và vẽ nên một bức tranh có nội dung mâu thuẫn về tình trạng trong lĩnh vực quan trọng này của nền kinh tế. Ấn phẩm lưu ý rằng, mặc dù Việt Nam hiện có hàng trăm doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trị giá hàng tỷ đô la, có lĩnh vực công nghệ đang phát triển nhanh chóng với các máy chủ bận rộn, các trung tâm dữ liệu sử dụng nhiều năng lượng và nhu cầu tiêu thụ đồ điện tử tăng mạnh, nhưng quốc gia này đang có nhu cầu điện năng rất lớn. Với sự chênh lệch lớn giữa giá bán lẻ tăng và chi phí sản xuất tăng, rất có thể trong tương lai không xa ở Việt Nam sẽ có những đợt tăng giá đột biến.
CNA cho biết, một số thành phố đã điều chỉnh hệ thống chiếu sáng công cộng theo chế độ tiết kiệm điện trong bối cảnh thiếu điện do các sóng nhiệt. World Highways viết về các tuyến đường mới sẽ dẫn đến Sân bay Quốc tế Long Thành đang được xây dựng. Còn Nikkei Asia giới thiệu một mạng lưới “ATM mới” đang mọc lên ở nhiều thành phố Việt Nam. Nhưng đây không phải là trụ ATM để người dân rút tiền, mà là nơi để đổi pin dành cho xe máy điện. Mạng lưới “ATM pin xe điện” này do startup xe điện Selex Motors lập ra. Các hãng xe máy Grab, Baemin hoặc Viettel sẽ tích cực sử dụng các trạm đổi pin này. Reuters đưa tin rằng, VinFast đang thu hồi tất cả xe của lô đầu tiên xuất sang Hoa Kỳ vào năm ngoái do lỗi phần mềm trong màn hình bảng điều khiển khiến thông tin an toàn quan trọng không hiển thị và "có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn". Còn Techinasia đưa tin rằng, công ty Zoomcar của Ấn Độ đã tuyên bố rời thị trường Việt Nam do điều kiện thị trường kinh doanh nói chung và dịch vụ cho thuê xe tự lái nói riêng có nhiều khó khăn.
Nhân viên công ty EVN (Vietnam Electricity) - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2023
Dự kiến 2023 lỗ đậm: EVN lại đề xuất tăng giá điện

Qua những ngôi làng nhỏ và hang động của Việt Nam

Simple Flying viết về việc Vietnam Airlines tiếp tục mở rộng khai thác các đường bay, điều đó sẽ góp phần làm cho số lượng khách quốc tế tăng lên: nối lại đường bay xuyên Đông Dương theo hành trình Hà Nội – Luang Prabang (Lào) – Siem Reap (Campuchia), các chuyến bay đến sân bay London Heathrow, hãng khai trương đường bay từ Hà Nội đến Melbourne (Australia) và đến Mumbai (Ấn Độ). Tờ báo Anh nổi tiếng The Financial Times kể về hành trình khám phá Việt Nam bằng xe máy của 11 người Anh và Pháp qua những ngôi làng nhỏ, vùng núi và đoạn đường địa hình hiểm trở. Còn Variety giới thiệu một bộ phim tài liệu ngoạn mục về hang Sơn Đoòng là “Vương quốc có thật dưới lòng đất”. Channel News Asia thu hút sự chú ý đến một vấn đề nghiêm trọng - rác thải nhựa hiện nay có tác động rất lớn đến môi trường và thẩm mỹ của Vịnh Hạ Long.

Trung tâm Giáo dục mở bằng tiếng Nga ở Hà Nội

Báo chí Nga rất quan tâm đến chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, ông Dmitry Medvedev và các cuộc đàm phán của ông với các nhà lãnh đạo Việt Nam. NSN dẫn lời Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Riamo cho biết rằng, sau một thời gian gián đoạn khá dài, Việt Nam lại sẵn sàng nhập khẩu lúa mì từ Nga. Vmeda viết về cuộc gặp gỡ của những người đứng đầu Học viện Quân y của Nga và Việt Nam trong khuôn khổ Tuần lễ truyền thống Việt Nam tại St. Petersburg, và Russkiy Mir viết về việc ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu tiếng Nga giữa Quỹ thúc đẩy phát triển hợp tác Nga-Việt "Truyền thống và Hữu nghị" và Đại học Sư phạm Quốc gia Nga mang tên Herzen. Tháng trước, Đại học Herzen đã khai trương Trung tâm Giáo dục mở bằng tiếng Nga tại thủ đô Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала