https://kevesko.vn/20230603/washington-va-bac-kinh-mong-cho-vo-ich-ha-noi-se-tu-co-quyet-sach-cua-minh-23402955.html
Washington và Bắc Kinh mong chờ vô ích: Hà Nội sẽ tự có quyết sách của mình
Washington và Bắc Kinh mong chờ vô ích: Hà Nội sẽ tự có quyết sách của mình
Sputnik Việt Nam
Tuần qua các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài đã làm chúng tôi vui mừng bởi số lượng lớn các bài viết và thông tin thú vị về Việt Nam, và chúng tôi... 03.06.2023, Sputnik Việt Nam
2023-06-03T13:59+0700
2023-06-03T13:59+0700
2023-06-03T13:59+0700
việt nam
việt nam trên báo chí nước ngoài
chuyên gia
tác giả
quan điểm-ý kiến
kinh tế
du lịch
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/18/13898335_0:100:2001:1225_1920x0_80_0_0_1c62d517c0b37d9ad621bcdb9a8b8865.jpg
Chủ đề Việt Nam phổ biến nhất phản ánh trên các phương tiện truyền thông của Trung Đông, Trung Quốc và Châu Âu, là sự ô nhiễm ở hòn ngọc thiên nhiên Việt Nam - Vịnh Hạ Long. Nhưng chuyện nêu trong các bài viết của báo chí thế giới không chỉ nói về bảo vệ thiên nhiên mà còn về bảo vệ tính mạng và sức khỏe con người, về chính trị quốc tế và trong nước, về kinh tế và đà mở rộng liên hệ Nga-Việt. Chúng tôi cũng sẽ giới thiệu với các bạn những chủ đề này trên chuyên mục điểm báo tuần qua.Từ đói nghèo đến sung túcĐầu tiên, ta hãy nói về nội dung có tầm quốc tế. Trong bài viết của mình trên tờ The Australian Financial Review, cựu Đại sứ Australia tại Việt Nam John McCarthy bàn về đặc điểm vị thế của Việt Nam trong khu vực. Không một đất nước nào ở Đông Nam Á phải chịu sự giám sát chặt chẽ của Trung Quốc và Hoa Kỳ như Việt Nam. Họ ganh tị với nhau xem chính sách của Hà Nội sẽ nghiêng về bên nào nhiều hơn trong hai cường quốc này. Nhưng vốn luôn quan tâm duy trì liên hệ với cả hai nước, Việt Nam sẽ tự quyết định chính sách của mình dựa trên cơ sở giữ cân bằng, - tác giả bài viết khái quát.Còn ấn phẩm quốc tế Eurasia Reviewđăng bài viết dài phân tích con đường thành công của Việt Nam - từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trong thập niên 80 trở thành quốc gia đang phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc hàng cao nhất thế giới. Theo quan điểm của tác giả, thành công này có sự hỗ trợ của ba yếu tố cơ bản: tự do hóa thương mại gần như tối đa với châu Á và phần còn lại của thế giới, bãi bỏ quy định của Nhà nước về nền kinh tế và giảm mức giá công lao động, và rót các khoản kinh phí lớn của Chính phủ đầu tư vào vốn con người và vật chất. Theo đánh giá của Pricewaterhouse Coopers, đến năm 2050 kinh tế Việt Nam có thể đứng ở bậc thứ 10 thế giới. Tác giả bài viết ca ngợi mô hình kinh tế của Việt Nam, nhưng đồng thời bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng của đảng Cộng sản – liệu có thể duy trì nếp kiểm soát lâu dài với lớp dân cư trẻ tuổi và khao khát tự do của Việt Nam?Hạ Long để lại ấn tượng gì cho du khách tương lai?Vịnh Hạ Long thuộc danh sách bảy kỳ quan thiên nhiên mới. Nhưng địa điểm độc nhất vô nhị trên trái đất này đang có nguy cơ trở thành…bãi rác. Như AlJazeera thông báo, kể từ đầu tháng 3, đã vớt 10.000 mét khối rác lên khỏi mặt nước, chừng đó đủ để lấp đầy 4 bể bơi cỡ Olympic. Vấn đề rác thải đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong hai tháng vừa qua, vì phao bọt trong các trang trại cá được thay thế bằng lựa chọn bền vững hơn và ngư dân chỉ đơn giản là ném toàn bộ polystyrene - loại polyme nhiệt dẻo có cấu trúc tuyến tính – đã trở nên dư thừa xuống nước biển. Sự nổi tiếng của danh lam thắng cảnh và sự phát triển nhanh chóng của thành phố Hạ Long kèm theo đã hủy hoại nghiêm trọng hệ sinh thái của vịnh và dẫn đến cái chết của một nửa số loài san hô sống trong vùng nước này. Và mặc dù nhờ các biện pháp khá tích cực của chính quyền, hệ sinh thái đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng rác thải sinh hoạt vẫn là vấn đề nổi cộm chính. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong 5 quốc gia hàng đầu về gây ô nhiễm nhựa ở các đại dương thế giới. Ấn tượng chính của du khách khi đến thăm Hạ Long không phải là toàn cảnh kỳ diệu của vịnh với hàng ngàn hòn đảo và vách đá xanh, mà là những chai nhựa nổi lều bều trên mặt nước phẳng lặng như gương.Tiếp nối chủ đề bảo vệ môi trường, Reuter thông báo rằng vào năm tới Mekong Capital sẽ thành lập Quỹ khí hậu trị giá 200 triệu USD để giúp trồng lại rừng ở khu vực sông Mekong.Nikkei Asia kể về tuyên bố của Lego, công ty đang xây dựng nhà máy trị giá 1 tỷ USD tại Việt Nam, nói rằng khoản đầu tư của họ phụ thuộc vào việc bảo vệ môi trường.Còn Asia News thuật lại chuyện giải cứu hàng trăm người Việt Nam bị bán vào các sòng bạc ở Philippines, nơi họ bị ép tham gia vào vụ lừa đảo trực tuyến.Và News Medical thông báo rằng NCCN tổ chức liên minh phi lợi nhuận của các trung tâm ung thư Hoa Kỳ hàng đầu sẽ hợp tác với các bác sĩ chuyên ngành này của Việt Nam để cải thiện tiêu chuẩn điều trị chăm sóc bệnh ung thư trên cả nước.Ánh sáng và bóng tối của nền kinh tế Việt NamTrong nền kinh tế Việt Nam, bên cạnh những hiện tượng đáng mừng cũng có cả những hiện tượng đáng buồn. Trước hết ta hãy nói về thành công. Yahoo Finance kể về sự phát triển của ngành đóng tàu Việt Nam. Đất nước xuất khẩu sang châu Âu, châu Á và Trung Đông các loại tàu buôn, tàu hỗ trợ ngoài khơi và tàu đánh cá. Việt Nam đứng thứ hai trong ASEAN sau Philippines về số lượng cảng quốc tế lớn. Việc ứng nghiệm các công nghệ tiên tiến, tập trung điểm nhấn vào bảo vệ môi trường và đào tạo nhân viên có trình độ là yêu cầu rất quan trọng để duy trì khả năng cạnh tranh.Fresh Plaza chia sẻ chuyện nông dân ở tỉnh Bắc Giang mở rộng doanh số bán vải thiều và nhãn trên nền tảng kỹ thuật số.CNBC viết rằng đến năm 2030, Việt Nam nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan, sẽ giảm xuất khẩu gạo xuống 4 triệu tấn mỗi năm, so với mức 7,1 triệu tấn năm ngoái. Sở dĩ như vậy là do tăng xuất khẩu gạo chất lượng cao, đảm bảo an ninh lương thực trong nước, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng đang đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo để giảm phụ thuộc vào bất kỳ nước nào.Trong khi đó Fibre2Fashion thông báo rằng từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2023, doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam đạt mức cao nhất trong 8 năm, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.Còn The Spin-off vinh danh Việt Nam là địa bàn mới của giới siêu giàu và báo này viết rằng nhiều thương hiệu xa xỉ như Dior, Louis Vuitton, Tiffany & Co., Berluti, Santoni và Gianvito Rossi đang xúc tiến đầu tư vào đất nước này thông qua các đối tác địa phương đáng tin cậy. Năm nay, thị trường hàng xa xỉ sẽ tạo ra doanh thu gần 1 tỷ USD và tăng trưởng 3,2% mỗi năm trong vòng 5 năm tới.Inside Retail đưa tin về sự thâm nhập của nhà bán lẻ mỹ phẩm handmade Anh nổi tiếng Lush vào thị trường Việt Nam.Và bây giờ nói về các vấn đề. Tình trạng thiếu điện có thể sẽ kéo dài ở Việt Nam cho đến ít nhất là cuối tháng 6 do nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong đợt nắng nóng và tình trạng mất điện có thể sẽ ảnh hưởng đến hầu hết cả nước, - Crisis24 viết. Trong thời gian cúp điện, thông tin liên lạc, giao thông đường bộ và đường sắt, máy ATM và trạm xăng có thể bị gián đoạn tạm thời.Solar Quarter thông báo về việc áp dụng mức giá tạm thời cho hàng loạt trang trại điện gió và điện mặt trời, mở đường cho các dự án này cấp điện vào lưới điện quốc gia sau khi đáp ứng tất cả các chuẩn mực cần thiết.Cũng trong tuần này, Bloomberg đăng bài phản ánh việc hơn 1.200 dự án bất động sản trị giá 34 tỷ USD bị đình chỉ do vấn đề tài chính.Còn Techloy đưa tin về thị trường điện thoại thông minh Việt Nam đã giảm sút 46% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu của người tiêu dùng chững lại trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế của khu vực.The Australian Financial Review viết rằng mặc dù có kế hoạch tăng công suất phát điện đốt than lên gần 40% trong vòng 7 năm tới, Việt Nam sẽ không kiến thiết các nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2030, còn các nhà xuất khẩu than Australia chẳng nên trông đợi vào lãi suất.Một chút về nước Nga ở Việt NamTuần qua nhiều ấn phẩm Nga đăng tải thông tin về việc khai trương đường bay thẳng đến Việt Nam từ các thành phố vùng Viễn Đông của nước Nga, còn trang web Kinometro thông báo rằng Nga sẽ có mặt tại thị trường phim quốc tế Telefilm Vietnam vào tháng 6 năm nay. 18 công ty Nga sẽ giới thiệu cho các khách hàng quốc tế hơn 80 dự án – phim nhựa, phim bộ, hoạt hình.
https://kevesko.vn/20230526/hon-80-doanh-nghiep-danh-gia-tieu-cuc-ve-trien-vong-kinh-te-viet-nam-nam-2023-23244872.html
https://kevesko.vn/20230430/khach-quoc-te-tang-gan-20-lan-du-lich-viet-nam-dang-phuc-hoi-ngoan-muc-22743368.html
https://kevesko.vn/20230501/kinh-te-viet-nam-cho-bung-no-chia-khoa-o-30-ty-usd-dau-tu-cong-22751616.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/18/13898335_106:0:1739:1225_1920x0_80_0_0_a433ba83dbfd680a8836d87c9bf6f629.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
việt nam, việt nam trên báo chí nước ngoài, chuyên gia, tác giả, quan điểm-ý kiến, kinh tế, du lịch, chính trị
việt nam, việt nam trên báo chí nước ngoài, chuyên gia, tác giả, quan điểm-ý kiến, kinh tế, du lịch, chính trị
Washington và Bắc Kinh mong chờ vô ích: Hà Nội sẽ tự có quyết sách của mình
Tuần qua các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài đã làm chúng tôi vui mừng bởi số lượng lớn các bài viết và thông tin thú vị về Việt Nam, và chúng tôi thậm chí còn thấy khó khăn trong việc chọn bài nào trong số nhiều đó để kể đến trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”.
Chủ đề Việt Nam phổ biến nhất phản ánh trên các phương tiện truyền thông của Trung Đông, Trung Quốc và Châu Âu, là sự ô nhiễm ở hòn ngọc thiên nhiên Việt Nam - Vịnh Hạ Long. Nhưng chuyện nêu trong các bài viết của báo chí thế giới không chỉ nói về bảo vệ thiên nhiên mà còn về bảo vệ tính mạng và sức khỏe con người, về chính trị quốc tế và trong nước, về kinh tế và đà mở rộng liên hệ Nga-Việt. Chúng tôi cũng sẽ giới thiệu với các bạn những chủ đề này trên chuyên mục điểm báo tuần qua.
Từ đói nghèo đến sung túc
Đầu tiên, ta hãy nói về nội dung có tầm quốc tế. Trong bài viết của mình trên
tờ The Australian Financial Review, cựu Đại sứ Australia tại Việt Nam John McCarthy bàn về
đặc điểm vị thế của Việt Nam trong khu vực. Không một đất nước nào ở Đông Nam Á phải chịu sự giám sát chặt chẽ của Trung Quốc và Hoa Kỳ như Việt Nam. Họ ganh tị với nhau xem chính sách của Hà Nội sẽ nghiêng về bên nào nhiều hơn trong hai cường quốc này. Nhưng vốn luôn quan tâm duy trì liên hệ với cả hai nước, Việt Nam sẽ tự quyết định chính sách của mình dựa trên cơ sở giữ cân bằng, - tác giả bài viết khái quát.
Còn ấn phẩm quốc tế Eurasia Reviewđăng bài viết dài phân tích con đường thành công của Việt Nam - từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trong thập niên 80 trở thành quốc gia đang phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc hàng cao nhất thế giới. Theo quan điểm của tác giả, thành công này có sự hỗ trợ của ba yếu tố cơ bản: tự do hóa thương mại gần như tối đa với châu Á và phần còn lại của thế giới, bãi bỏ quy định của Nhà nước về nền kinh tế và giảm mức giá công lao động, và rót các khoản kinh phí lớn của Chính phủ đầu tư vào vốn con người và vật chất. Theo đánh giá của Pricewaterhouse Coopers, đến năm 2050 kinh tế Việt Nam có thể đứng ở bậc thứ 10 thế giới. Tác giả bài viết ca ngợi mô hình kinh tế của Việt Nam, nhưng đồng thời bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng của đảng Cộng sản – liệu có thể duy trì nếp kiểm soát lâu dài với lớp dân cư trẻ tuổi và khao khát tự do của Việt Nam?
Hạ Long để lại ấn tượng gì cho du khách tương lai?
Vịnh Hạ Long thuộc danh sách bảy kỳ quan thiên nhiên mới. Nhưng địa điểm độc nhất vô nhị trên trái đất này đang có nguy cơ trở thành…bãi rác. Như AlJazeera thông báo, kể từ đầu tháng 3, đã vớt 10.000 mét khối rác lên khỏi mặt nước, chừng đó đủ để lấp đầy 4 bể bơi cỡ Olympic. Vấn đề rác thải đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong hai tháng vừa qua, vì phao bọt trong các trang trại cá được thay thế bằng lựa chọn bền vững hơn và ngư dân chỉ đơn giản là ném toàn bộ polystyrene - loại polyme nhiệt dẻo có cấu trúc tuyến tính – đã trở nên dư thừa xuống nước biển. Sự nổi tiếng của danh lam thắng cảnh và sự phát triển nhanh chóng của thành phố Hạ Long kèm theo đã hủy hoại nghiêm trọng hệ sinh thái của vịnh và dẫn đến cái chết của một nửa số loài san hô sống trong vùng nước này. Và mặc dù nhờ các biện pháp khá tích cực của chính quyền, hệ sinh thái đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng rác thải sinh hoạt vẫn là vấn đề nổi cộm chính. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong 5 quốc gia hàng đầu về gây ô nhiễm nhựa ở các đại dương thế giới. Ấn tượng chính của du khách khi đến thăm Hạ Long không phải là toàn cảnh kỳ diệu của vịnh với hàng ngàn hòn đảo và vách đá xanh, mà là những chai nhựa nổi lều bều trên mặt nước phẳng lặng như gương.
Tiếp nối chủ đề bảo vệ môi trường, Reuter thông báo rằng vào năm tới Mekong Capital sẽ thành lập Quỹ khí hậu trị giá 200 triệu USD để giúp trồng lại rừng ở khu vực sông Mekong.
Nikkei Asia kể về tuyên bố của Lego, công ty đang xây dựng nhà máy trị giá 1 tỷ USD tại Việt Nam, nói rằng khoản đầu tư của họ phụ thuộc vào việc bảo vệ môi trường.
Còn Asia News thuật lại chuyện giải cứu hàng trăm người Việt Nam bị bán vào các sòng bạc ở Philippines, nơi họ bị ép tham gia vào vụ lừa đảo trực tuyến.
Và News Medical thông báo rằng NCCN tổ chức liên minh phi lợi nhuận của các trung tâm ung thư Hoa Kỳ hàng đầu sẽ hợp tác với các bác sĩ chuyên ngành này của Việt Nam để cải thiện tiêu chuẩn điều trị chăm sóc bệnh ung thư trên cả nước.
Ánh sáng và bóng tối của nền kinh tế Việt Nam
Trong
nền kinh tế Việt Nam, bên cạnh những hiện tượng đáng mừng cũng có cả những hiện tượng đáng buồn. Trước hết ta hãy nói về thành công.
Yahoo Finance kể về sự phát triển của ngành đóng tàu Việt Nam. Đất nước xuất khẩu sang châu Âu, châu Á và Trung Đông các loại tàu buôn, tàu hỗ trợ ngoài khơi và tàu đánh cá. Việt Nam đứng thứ hai trong ASEAN sau Philippines về số lượng cảng quốc tế lớn. Việc ứng nghiệm các công nghệ tiên tiến, tập trung điểm nhấn vào bảo vệ môi trường và đào tạo nhân viên có trình độ là yêu cầu rất quan trọng để duy trì khả năng cạnh tranh.
Fresh Plaza chia sẻ chuyện nông dân ở tỉnh Bắc Giang mở rộng doanh số bán vải thiều và nhãn trên nền tảng kỹ thuật số.
CNBC viết rằng đến năm 2030, Việt Nam nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan, sẽ giảm xuất khẩu gạo xuống 4 triệu tấn mỗi năm, so với mức 7,1 triệu tấn năm ngoái. Sở dĩ như vậy là do tăng xuất khẩu gạo chất lượng cao, đảm bảo an ninh lương thực trong nước, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng đang đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo để giảm phụ thuộc vào bất kỳ nước nào.
Trong khi đó Fibre2Fashion thông báo rằng từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2023, doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam đạt mức cao nhất trong 8 năm, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn The Spin-off vinh danh Việt Nam là địa bàn mới của giới siêu giàu và báo này viết rằng nhiều thương hiệu xa xỉ như Dior, Louis Vuitton, Tiffany & Co., Berluti, Santoni và Gianvito Rossi đang xúc tiến đầu tư vào đất nước này thông qua các đối tác địa phương đáng tin cậy. Năm nay, thị trường hàng xa xỉ sẽ tạo ra doanh thu gần 1 tỷ USD và tăng trưởng 3,2% mỗi năm trong vòng 5 năm tới.
Inside Retail đưa tin về sự thâm nhập của nhà bán lẻ mỹ phẩm handmade Anh nổi tiếng Lush vào
thị trường Việt Nam.
Và bây giờ nói về các vấn đề. Tình trạng thiếu điện có thể sẽ kéo dài ở Việt Nam cho đến ít nhất là cuối tháng 6 do nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong đợt nắng nóng và tình trạng mất điện có thể sẽ ảnh hưởng đến hầu hết cả nước, - Crisis24 viết. Trong thời gian cúp điện, thông tin liên lạc, giao thông đường bộ và đường sắt, máy ATM và trạm xăng có thể bị gián đoạn tạm thời.
Solar Quarter thông báo về việc áp dụng mức giá tạm thời cho hàng loạt trang trại điện gió và điện mặt trời, mở đường cho các dự án này cấp điện vào lưới điện quốc gia sau khi đáp ứng tất cả các chuẩn mực cần thiết.
Cũng trong tuần này, Bloomberg đăng bài phản ánh việc hơn 1.200 dự án bất động sản trị giá 34 tỷ USD bị đình chỉ do vấn đề tài chính.
Còn Techloy đưa tin về thị trường điện thoại thông minh Việt Nam đã giảm sút 46% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu của người tiêu dùng chững lại trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế của khu vực.
The Australian Financial Review viết rằng mặc dù có kế hoạch tăng công suất phát điện đốt than lên gần 40% trong vòng 7 năm tới, Việt Nam sẽ không kiến thiết các nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2030, còn các nhà xuất khẩu than Australia chẳng nên trông đợi vào lãi suất.
Một chút về nước Nga ở Việt Nam
Tuần qua nhiều ấn phẩm Nga đăng tải thông tin về
việc khai trương đường bay thẳng đến Việt Nam từ các thành phố vùng Viễn Đông của nước Nga, còn trang web
Kinometro thông báo rằng Nga sẽ có mặt tại thị trường phim quốc tế Telefilm Vietnam vào tháng 6 năm nay. 18 công ty Nga sẽ giới thiệu cho các khách hàng quốc tế hơn 80 dự án – phim nhựa, phim bộ, hoạt hình.