- Sputnik Việt Nam, 1920
Chuyện đáng kinh ngạc
Sputnik đã chuẩn bị cho bạn những câu chuyện có thật thú vị, đầy cảm hứng về những người bình thường từ khắp nơi trên thế giới. Những người có tinh thần mạnh mẽ và hướng tới mục tiêu của mình bất chấp những khó khăn.

Chuyện người Việt thám hiểm nơi bắt đầu nước Nga

© Ảnh : Đào Ngọc PhúcĐào Ngọc Phúc - một trong số rất ít người Việt đặt chân đến bán đảo Kamchatka
Đào Ngọc Phúc - một trong số rất ít người Việt đặt chân đến bán đảo Kamchatka - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Chỉ có 3% người trên thế giới mới tới được vùng đất huyền bí Kamchatka. Trong số đó, đã từng có người Việt đặt chân đến bán đảo của núi lửa và băng giá này, nơi được mệnh danh là vùng đất không dành cho “kẻ yếu”.

Nơi nước Nga bắt đầu

Trước năm 1990, không một người nước ngoài nào được đặt chân đến bán đảo Kamchatka. Thậm chí, ngay cả người Nga cũng phải xin giấy phép đặc biệt mới có thể vào khu vực này. Nơi đây vốn nổi tiếng là vùng đất của núi lửa và băng giá, từng là khu vực quân sự cấm dưới thời Xô Viết.
© Sputnik / Aleksander Piragis / Chuyển đến kho ảnhTượng "Gấu mẹ và con" ở lối vào thành phố Yelizovo, vùng Kamchatka
Tượng Gấu mẹ và con ở lối vào thành phố Yelizovo, vùng Kamchatka - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2023
Tượng "Gấu mẹ và con" ở lối vào thành phố Yelizovo, vùng Kamchatka
Thế nhưng, giờ đây Kamchatka đã mở cửa đón khách du lịch, thỏa mãn giấc mơ của những người ưa mạo hiểm và những nhà khoa học trên toàn thế giới, trong đó có cả du khách người Việt.
Nằm ở cực Đông của nước Nga, phía Bắc Thái Bình Dương, bán đảo Kamchatka cách thủ đô Moskva tới 9 giờ bay. Đây là nơi đón ngày mới và năm mới sớm nhất của nước Nga. Sputnik đã có dịp trò chuyện với một trong số rất ít người Việt đặt chân đến bán đảo xa xôi này.
© Sputnik / Ewgeniy Neskoromniy / Chuyển đến kho ảnhNúi lửa Kambalny ở Kamchatka
Núi lửa Kambalny ở Kamchatka - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2023
Núi lửa Kambalny ở Kamchatka
Sau 3 năm đặt chân đến vùng đất hùng vĩ đầy bí ẩn Kamchatka, đến nay, Đào Ngọc Phúc (30 tuổi), cựu du học sinh Đại học năng lượng Moskva (Nga) vẫn nhớ như in những trải nghiệm ấn tượng chưa bao giờ có trong đời về phong cảnh, thiên nhiên, con người Kamchatka.
“Mình mất 9 tiếng đến sân bay Yelizovo từ Moskva. Tại đây, không có chuyến bay khứ hồi hàng ngày tới thủ đô, mà cách 5-7 ngày có 1 chuyến, nên mình dành 1 tuần ở đây khám phá. Mặc dù điều kiện vật chất cho du lịch ở đây chưa phát triển. Nhưng chính sự hoang dã, nguyên sơ lại là sức hút khó cưỡng với những người đam mê mạo hiểm. Và điều quan trọng nhất, Kamchatka là nơi nước Nga bắt đầu. Bởi lẽ đó, mình và các bạn đã quyết định đến đây khám phá mảnh đất đặc biệt này”, Phúc chia sẻ với Sputnik.
Núi lửa Shiveluch phun trào ở Kamchatka - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2023
Vụ phun trào mạnh nhất của núi lửa Shiveluch ở Kamchatka xảy ra thế nào
Bán đảo Kamchatka quanh năm lạnh giá, gần như không có mùa hè, nhiệt độ trung bình vào tháng 7, tháng 8 cũng chỉ khoảng 13 - 15 độ C. Núi lửa, suối nóng và cuộc sống tự nhiên hoang dã của quần thể động, thực vật phong phú là tài nguyên quý giá nơi đây. Khu bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Kronotsky – một trong những khu bảo tồn lâu đời nhất ở Nga, thung lũng Geysers và hồ Kuril,... là những điểm đến của Phúc trong hành trình này.

“Trên đường từ bến xe đến làng của người dân tộc thiểu số Koryak, mình được chào đón và dẫn đường bởi một chú chó sói thuần chủng thân thiện. Đôi lúc, mình di chuyển bằng xe tuần lộc kéo. Người dân nơi đây rất thân thiện và mến khách. Khi đó, mình được hộ gia đình người địa phương nơi đây mời vào ăn cá hồi và rượu vang tự làm”, Phúc vui vẻ nhớ lại.

Rộng 270.000 km2, thế nhưng bán đảo Kamchatka là khu vực có nhiều núi lửa nhất lục địa Á – Âu với khoảng 300 núi lửa. Trong đó, có 30 ngọn núi lửa đang hoạt động và có đến 19 ngọn núi lửa đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Dù có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt với núi lửa và động đất, song Kamchatka vẫn là nơi sinh sống của hơn 300.000 người Nga. Chó sói, gấu nâu, núi lửa được coi là “đặc sản” của Kamchatka, có thể gặp bất kỳ đâu khi di chuyển.
Đặc biệt, cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ cùng với hệ sinh thái đối nghịch là sức hút bí ẩn với nhiều du khách như Phúc. Dưới những ngọn núi lửa vẫn đang âm ỉ cháy giữa mùa đông trên bán đảo Kamchatka là thung lũng tuyết trắng với nhiều dòng suối nước nóng tự nhiên trải dài hàng km. Những dòng nước không bao giờ bị đóng băng ngay cả dưới cái lạnh đến -30 độ C.
© Sputnik / Alexandr Piragis / Chuyển đến kho ảnhNúi lửa Mutnovsky và Gorely ở Kamchatka, LB Nga
Núi lửa Mutnovsky và Gorely ở Kamchatka, LB Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2023
Núi lửa Mutnovsky và Gorely ở Kamchatka, LB Nga
Để chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp hùng vĩ và kỳ thú của những ngọn núi lửa phủ đầy tuyết, cựu du học sinh người Việt cho biết, khách du lịch có thể tham gia tour trực thăng, với giá khoảng 43.000 rúp.

“Tiếc là hôm mình đi bão tuyết, nên không thể trải nghiệm. Thay vào đó, mình cùng nhóm bạn lựa chọn đi trekking 3 ngày để ngắm biển Okhotsk và núi Obatinskaya, một khung cảnh chỉ đến tận nơi trải nghiệm mới thấy hết vẻ đẹp thực sự. Một vẻ đẹp khiến con người cảm thấy bé nhỏ, cũng chính là nơi khiến mình có thể tìm thấy sức mạnh nội tại của bản thân. Người Kamchatka có câu, chỉ có 3% người trên thế giới tới được đây. Nên mình cảm thấy rất tự hào khi trải nghiệm khám phá vùng đất đặc biệt này”.

Vùng đất không dành cho “kẻ yếu”

Với dân số chỉ hơn 311.000 người, hàng năm nơi đây thu hút hàng trăm ngàn lượt khách. Hiện phương tiện đến đây chỉ có đường hàng không và đường biển. Mục tiêu đến năm 2030 sẽ tăng trưởng gấp 3, tương đương khoảng 1 triệu lượt khách. Đào Ngọc Phúc cho biết, toàn bộ chi phí hành trình khám phá Kamchatka trong 7 ngày rơi vào khoảng 4.000 USD.
Bãi biển trên Hòn Thơm, Phú Quốc, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2023
“Làn gió mới” cho ngành du lịch Nga – Việt
Song để có cơ hội trải nghiệm cảm giác trở về với thiên nhiên của vùng đất núi lửa và băng giá nước Nga, Kamchatka không phải là vùng đất dành cho “kẻ yếu”.

“Nếu có tour đến Kamchatka dành cho người Việt, mình nghĩ đối tượng khách hướng đến sẽ là những người trẻ tuổi. Bởi đây là điểm tham quan dành cho những ai có nền tảng thể lực tốt. Như vậy mới có thể tận hưởng, chinh phục cảnh quan vẻ đẹp hùng vĩ nơi đây. Nếu chuyến bay thẳng từ Việt Nam đến đây, chắc chắn mình sẽ quay trở lại. Bởi mình vẫn còn cuộc hẹn với gia đình người dân địa phương nơi đây. Họ hứa khi quay lại, sẽ hướng dẫn mình sinh sống như người bản địa, như cách nuôi tuần lộc, lấy thịt lấy nhung tuần lộc thế nào,...”, cựu du học sinh Nga vui vẻ bày tỏ.

Vào đầu năm 2022, Cục Du lịch vùng Viễn Đông Nga đã có buổi làm việc tiếp xúc với Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cùng gặp gỡ doanh nghiệp đối tác Việt Nam. Những bước đầu trong việc quảng bá du lịch vùng Viễn Đông Nga tới Việt Nam hoàn toàn có thể kỳ vọng một số hướng đi mới trong xúc tiến du lịch hai chiều Nga – Việt với nhiều tiềm năng phát triển.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала