https://kevesko.vn/20231031/uranium-cua-nga-khien-my-hoang-so-26204979.html
Uranium của Nga khiến Mỹ hoảng sợ
Uranium của Nga khiến Mỹ hoảng sợ
Sputnik Việt Nam
Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nguồn cung uranium từ Nga là mối lo ngại lớn đối với Nhà Trắng. Joe Biden đã yêu cầu Quốc hội phân bổ hơn 2 tỷ USD để làm... 31.10.2023, Sputnik Việt Nam
2023-10-31T19:21+0700
2023-10-31T19:21+0700
2023-10-31T19:21+0700
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
uranium
nga
hoa kỳ
thế giới
năng lượng
xuất khẩu
phương tây
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/15/21930351_0:240:2791:1809_1920x0_80_0_0_99c679eb829baf14361b4ce8608223da.jpg
Nhiệm vụ không hề dễ dàng: trong vài thập kỷ qua, ngành công nghiệp hạt nhân của Hoa Kỳ đã suy giảm. Và nếu Matxcơva đột ngột ngừng xuất khẩu uranium, các lò phản ứng của Mỹ sẽ phải ngừng hoạt động.Tăng sản lượngVào tháng 10, Quốc hội Mỹ đã không phê duyệt ngân sách cho năm 2024, họ đã thông qua ngân sách tạm thời cho phép Chính phủ Liên bang tiêp tục hoạt động thêm 45 ngày. Các nhà lập pháp được yêu cầu tính đến chi phí bổ sung - 6 tỷ USD - để duy trì “an ninh năng lượng quốc gia”. Đặc biệt, Joe Biden đang yêu cầu 2,2 tỷ USD để làm giàu uranium.Ở đây nói về việc mở rộng năng lực làm giàu uranium cho các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) đang được phát triển trong nước.Nhà Trắng nhấn mạnh rằng, đây là ưu tiên an ninh quốc gia vì không thể phụ thuộc vào Matxcơva về bất cứ điều gì.Nga đang cung cấp nhiên liệu cho 50% số lò phản ứng trên thế giới. Trong đó hơn 30% lượng uranium làm giàu được cung cấp cho các lò phản ứng hạt nhân của Mỹ. Phần còn lại - xuất khẩu sang châu Âu.Chính sách năng lượngTuy nhiên, các chuyên gia nghi ngờ về hiệu quả của các biện pháp này. Ngành công nghiệp này cần 17 nghìn tấn uranium mỗi năm mà sản lượng là ít hơn 100 tấn. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đáng buồn này là chính sách năng lượng yếu kém.Vào những năm 1980, chính quyền Mỹ đã từ chối khuyến khích sản xuất nhiên liệu hạt nhân trong nước mà ưu tiên mua ở nước ngoài. Thế hệ chính trị gia Mỹ hiện tại đang phải đối mặt với những sai lầm của những người đi trước, ông Leonid Khazanov, chuyên gia độc lập về công nghiệp và năng lượng, lưu ý.Năm 1993, Washington và Matxcơva đã ký một thỏa thuận được gọi là Megatons to Megawatts, theo đó Mỹ mua và nhập khẩu 500 tấn uranium cấp độ vũ khí của Nga, sau đó hạ cấp để sử dụng trong các nhà máy điện. Thỏa thuận kéo dài 20 năm. Trong thời gian này, ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ đã sụp đổ. Các nhà máy làm giàu không hiệu quả đã bị đóng cửa. Sau đó, thay vì đầu tư vào việc nâng cấp các máy ly tâm, các chính thể Hoa Kỳ kế tiếp nhau tiếp tục nhập khẩu uranium.Không còn gì sót lạiKhông có công ty Mỹ nào tham gia vào việc làm giàu uranium. Nói chính xác hơn, chỉ còn lại một nhà máy nằm ở bang New Mexico của Mỹ thuộc sở hữu liên doanh Anh - Đức - Hà Lan URENCO.Đất nước này có 93 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động tạo ra 1/5 tổng công suất phát điện. Rosatom cung cấp 1/4 lượng nhiên liệu hạt nhân cho các công ty Mỹ, nhận về khoảng một tỷ USD mỗi năm.Nhận ra khi đã quá muộn màngNhà Trắng lo ngại rằng, nếu không áp dụng các biện pháp khẩn cấp, Nga “sẽ tiếp tục kiểm soát thị trường uranium toàn cầu, gây bất lợi cho các đồng minh và đối tác của Mỹ”. Họ cho rằng, cần phải áp đặt “lệnh cấm dài hạn đối với việc nhập khẩu các sản phẩm uranium được làm giàu”.Giới quan sát nhấn mạnh rằng, gần như không thể khôi phục lại những gì đã bị phá hủy trong hàng chục năm qua. Sẽ mất nhiều năm để tạo ra một chuỗi cung ứng mới. Tất nhiên, chính phủ phải tài trợ nhiều hơn cho các dự án như vậy.Châu Âu cũng phụ thuộc vào Matxcơva, mặc dù ở mức độ thấp hơn. Nga vẫn là nhà sản xuất nhiên liệu uranium chất lượng cao và mức độ làm giàu thấp (HALEU) duy nhất trên thế giới, loại nhiên liệu được sử dụng trong các lò phản ứng hiện đại.Việc Nga đột ngột ngừng xuất khẩu là một mối đe dọa nghiêm trọng. Phương Tây lo ngại điều này bởi vì, như NYT nhắc nhở, “Nga thường sử dụng năng lượng như một công cụ địa chính trị”.Chênh lệch cung cầu sẽ làm giá nhiên liệu tăng mạnh, các nhà máy điện sẽ mất lợi nhuận. Chỉ đơn giản là sẽ phải tắt các lò phản ứng.Số lượng lò phản ứng hạt nhân trên thế giới dự kiến sẽ tăng từ 422 lên 513 vào năm 2035. Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, nhu cầu về uranium cho các lò phản ứng hạt nhân sẽ tăng 28% vào năm 2030 và gần gấp đôi vào năm 2040. Điều này có nghĩa là Nga sẽ tiếp tục nhận được thu nhập lớn và có thể tác động đến giá cả mạnh mẽ hơn nữa. Và Hoa Kỳ cùng các đồng minh chỉ có thể dựa vào nguồn cung trên thị trường thế giới đang ngày càng bất ổn.
https://kevesko.vn/20230929/my-se-mat-mot-phan-ba-uranium-neu-nguon-cung-tu-nga-bi-dung-25544338.html
https://kevesko.vn/20230827/my-len-tieng-ve-no-luc-khong-thanh-cong-tu-bo-uranium-cua-nga-24917107.html
https://kevesko.vn/20230615/dien-hat-nhan-my-tiep-tuc-phu-thuoc-nang-ne-vao-uranium-lam-giau-cua-nga-23608011.html
https://kevesko.vn/20220608/my-du-kien-giam-phu-thuoc-vao-nguon-uranium-cua-nga-nho-san-pham-trong-nuoc-15542359.html
phương tây
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/15/21930351_29:0:2760:2048_1920x0_80_0_0_d104059a381bc0d55335a320d47d1912.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, uranium, nga, hoa kỳ, thế giới, năng lượng, xuất khẩu, phương tây
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, uranium, nga, hoa kỳ, thế giới, năng lượng, xuất khẩu, phương tây
Uranium của Nga khiến Mỹ hoảng sợ
Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nguồn cung uranium từ Nga là mối lo ngại lớn đối với Nhà Trắng. Joe Biden đã yêu cầu Quốc hội phân bổ hơn 2 tỷ USD để làm giàu uranium nhằm giảm sự phụ thuộc vào Nga.
Nhiệm vụ không hề dễ dàng: trong vài thập kỷ qua, ngành công nghiệp hạt nhân của Hoa Kỳ đã suy giảm. Và
nếu Matxcơva đột ngột ngừng xuất khẩu uranium, các lò phản ứng của Mỹ sẽ phải ngừng hoạt động.
Vào tháng 10, Quốc hội Mỹ đã không phê duyệt ngân sách cho năm 2024, họ đã thông qua ngân sách tạm thời cho phép Chính phủ Liên bang tiêp tục hoạt động thêm 45 ngày. Các nhà lập pháp được yêu cầu tính đến chi phí bổ sung - 6 tỷ USD - để duy trì “an ninh năng lượng quốc gia”. Đặc biệt, Joe Biden đang yêu cầu 2,2 tỷ USD để làm giàu uranium.
Ở đây nói về việc mở rộng năng lực làm giàu uranium cho các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) đang được phát triển trong nước.
29 Tháng Chín 2023, 08:23
Nhà Trắng nhấn mạnh rằng, đây là ưu tiên an ninh quốc gia vì không thể phụ thuộc vào Matxcơva về bất cứ điều gì.
Nga đang cung cấp nhiên liệu cho 50% số lò phản ứng trên thế giới. Trong đó hơn 30% lượng uranium làm giàu được cung cấp cho các lò phản ứng hạt nhân của Mỹ. Phần còn lại - xuất khẩu sang châu Âu.
Tuy nhiên, các chuyên gia nghi ngờ về hiệu quả của các biện pháp này. Ngành công nghiệp này cần 17 nghìn tấn uranium mỗi năm mà sản lượng là ít hơn 100 tấn. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đáng buồn này là chính sách năng lượng yếu kém.
Vào những năm 1980, chính quyền Mỹ đã từ chối khuyến khích sản xuất nhiên liệu hạt nhân trong nước mà ưu tiên mua ở nước ngoài. Thế hệ chính trị gia Mỹ hiện tại đang phải đối mặt với những sai lầm của những người đi trước, ông Leonid Khazanov, chuyên gia độc lập về công nghiệp và năng lượng, lưu ý.
Năm 1993, Washington và Matxcơva đã ký một thỏa thuận được gọi là Megatons to Megawatts, theo đó Mỹ mua và nhập khẩu 500 tấn uranium cấp độ vũ khí của Nga, sau đó hạ cấp để sử dụng trong các nhà máy điện. Thỏa thuận kéo dài 20 năm. Trong thời gian này, ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ đã sụp đổ. Các nhà máy làm giàu không hiệu quả đã bị đóng cửa. Sau đó, thay vì đầu tư vào việc nâng cấp các máy ly tâm, các chính thể Hoa Kỳ kế tiếp nhau tiếp tục nhập khẩu uranium.
Không có công ty Mỹ nào tham gia vào việc làm giàu uranium. Nói chính xác hơn, chỉ còn lại một nhà máy nằm ở bang New Mexico của Mỹ thuộc sở hữu liên doanh Anh - Đức - Hà Lan URENCO.
Tờ New York Times viết: “Mỹ từng thống trị thị trường, nhưng do một loạt các yếu tố lịch sử, bao gồm cả thỏa thuận với Nga sau khi Liên Xô sụp đổ, đã cho phép Matxcơva độc quyền một nửa thị trường thế giới”.
Đất nước này có 93 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động tạo ra 1/5 tổng công suất phát điện. Rosatom cung cấp 1/4 lượng nhiên liệu hạt nhân cho các công ty Mỹ, nhận về khoảng một tỷ USD mỗi năm.
Nhận ra khi đã quá muộn màng
Nhà Trắng lo ngại rằng, nếu không áp dụng các biện pháp khẩn cấp, Nga “sẽ tiếp tục kiểm soát thị trường uranium toàn cầu, gây bất lợi cho các đồng minh và đối tác của Mỹ”. Họ cho rằng, cần phải áp đặt “lệnh cấm dài hạn đối với việc nhập khẩu các sản phẩm uranium được làm giàu”.
Giới quan sát nhấn mạnh rằng, gần như không thể khôi phục lại những gì đã bị phá hủy trong hàng chục năm qua. Sẽ mất nhiều năm để tạo ra một chuỗi cung ứng mới. Tất nhiên, chính phủ phải tài trợ nhiều hơn cho các dự án như vậy.
Châu Âu cũng phụ thuộc vào Matxcơva, mặc dù ở mức độ thấp hơn. Nga vẫn là nhà sản xuất nhiên liệu uranium chất lượng cao và mức độ làm giàu thấp (HALEU) duy nhất trên thế giới, loại nhiên liệu được sử dụng trong các lò phản ứng hiện đại.
Việc Nga đột ngột ngừng xuất khẩu là một mối đe dọa nghiêm trọng. Phương Tây lo ngại điều này bởi vì, như NYT nhắc nhở, “Nga thường sử dụng năng lượng như một công cụ địa chính trị”.
Chênh lệch cung cầu sẽ làm giá nhiên liệu tăng mạnh, các nhà máy điện sẽ mất lợi nhuận. Chỉ đơn giản là sẽ phải tắt các lò phản ứng.
Chuyên gia Khazanov chỉ ra: “Trong khi thổi phồng cuồng loạn xung quanh Nga, Hoa Kỳ vẫn đang “ngồi trên kim uranium” và không thể nhảy ra khỏi nó - việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân sẽ tước đi nguồn điện của các tòa nhà dân cư và doanh nghiệp công nghiệp”.
Số lượng lò phản ứng hạt nhân trên thế giới dự kiến sẽ tăng từ 422 lên 513 vào năm 2035. Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, nhu cầu về uranium cho các lò phản ứng hạt nhân sẽ tăng 28% vào năm 2030 và gần gấp đôi vào năm 2040. Điều này có nghĩa là Nga sẽ tiếp tục nhận được thu nhập lớn và có thể tác động đến giá cả mạnh mẽ hơn nữa. Và Hoa Kỳ cùng các đồng minh chỉ có thể dựa vào nguồn cung trên thị trường thế giới đang ngày càng bất ổn.