Liệu Ấn Độ sẽ ra tay hành động trên biển trong trường hợp căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc?

© Sputnik / Alexey Nikolskiy / Chuyển đến kho ảnhTàu khu trục của hạm đội phía Tây thuộc Hải quân Ấn Độ Tarkash
Tàu khu trục của hạm đội phía Tây thuộc Hải quân Ấn Độ Tarkash - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2023
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Ấn Độ khó có thể hành động ở eo biển Malacca hoặc biển Andaman nếu tình hình giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang vì vấn đề Đài Loan, Sujan Chinoy, tổng giám đốc Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Manohar Parrikar nêu ý kiến.
Eo biển Malacca là một trong những tuyến hải trình tấp nập nhất thế giới, là điểm trung chuyển của các tàu buôn và tàu chở dầu. Eo biển Malacca cũng nối Biển Andaman, nơi có lực lượng hải quân quan trọng của Ấn Độ, với Biển Đông.

"Bất kỳ hành động đầu cơ nào ở eo biển Malacca hoặc biển Andaman sẽ dẫn đến sự phong tỏa đối với hoạt động vận chuyển thương mại hoặc các tuyến đường biển thương mại và năng lượng quan trọng của Trung Quốc, hoặc hành động quân sự chống lại các tàu hải quân Trung Quốc", - ông tuyên bố trong một bài báo đăng trên tờ Hindu.

Lính quân đội Ấn Độ với súng trường tấn công Sig 716i - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.09.2023
Chuyên gia tiết lộ Mỹ sử dụng nước nào để kiềm chế Trung Quốc

Vai trò của Ấn Độ

"Trong phạm vi mà cuộc xung đột toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc về Đài Loan gây ra những gợn sóng khắp Ấn Độ Dương, vai trò chính của Ấn Độ có thể bị giới hạn ở việc tích cực bảo vệ các lợi ích lãnh thổ và an ninh thông tin liên lạc hàng hải của họ cũng như các đối tác chiến lược của họ ở phía đông và phía tây Ấn Độ Dương. Trong mọi trường hợp như vậy, trọng tâm chú ý của Ấn Độ sẽ vẫn là biên giới lục địa với Trung Quốc", - chuyên gia cho biết.

Ông lưu ý: về cơ bản, Ấn Độ có truyền thống phải "đơn phương độc mã" đối mặt với các mối đe dọa quân sự của Trung Quốc trên biên giới của mình. Đồng thời, ông bổ sung rằng mối quan hệ đối tác mới giữa Mỹ và Ấn Độ trong các lĩnh vực kinh tế, công nghệ cao và quân sự dự kiến ​​sẽ tăng cường trong những năm tới.

"Mỹ ngày càng coi Ấn Độ là nhân tố ổn định trong khu vực. Nước Ấn Độ mạnh với nền kinh tế mạnh, khả năng răn đe hạt nhân và quân đội đáng tin cậy có thể góp phần tạo nên tình trạng đa cực ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", - chuyên gia lưu ý.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала