https://kevesko.vn/20231114/viec-quan-su-hoa-moldova-gay-ra-moi-de-doa-cho-hoa-binh-va-an-ninh-26446093.html
Việc quân sự hóa Moldova gây ra mối đe dọa cho hòa bình và an ninh
Việc quân sự hóa Moldova gây ra mối đe dọa cho hòa bình và an ninh
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Việc quân sự hóa Moldova gây ra mối đe dọa cho hòa bình và an ninh, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Cộng hòa Moldova Pridnestrovia (PMR) tự... 14.11.2023, Sputnik Việt Nam
2023-11-14T08:33+0700
2023-11-14T08:33+0700
2023-11-14T08:33+0700
ukraina
moldova
nga
quân sự
thế giới
nato
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0c/06/19776082_0:186:2983:1863_1920x0_80_0_0_cf03bb6affb4911eb68b6a6368e122f6.jpg
Trước đó, Bộ Quốc phòng Moldova đưa tin lô viện trợ quân sự đầu tiên của Pháp dành cho quân đội nước này đã đến Chisinau. Viện trợ bao gồm trang thiết bị cá nhân, phương tiện vật chất kỹ thuật, vũ khí bộ binh hạng nhẹ và đạn dược. Bộ cũng lưu ý rằng số hàng đó là để trang bị cho lực lượng bộ binh của nước này.Trước đó, Tổng thống Moldova Maia Sandu cho rằng nước này cần mở rộng quan hệ hợp tác với NATO, tiến hành nhiều cuộc tập trận hơn với các nước trong liên minh, đồng thời thay đổi thái độ của xã hội đối với tổ chức này. Bà Sandu tuyên bố tăng chi tiêu quốc phòng và cũng cho biết quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ sẽ trở thành nội dung quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia của nước mình. Ngoài ra, bà Sandu còn gọi Nga là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia. Đại diện Bộ Quốc phòng Moldova cũng bày tỏ mong muốn tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước và có được những vũ khí cần thiết cho việc này. Đặc biệt, Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Nosaty đã nói về sự cần thiết phải thiết lập hệ thống phòng không.Vùng Transnistria có 60% cư dân là người Nga và Ukraina, đã tìm cách ly khai khỏi Moldova ngay từ trước khi Liên Xô tan rã vì lo sợ trong làn sóng dân tộc chủ nghĩa Moldova sẽ gia nhập Romania. Năm 1992 sau nỗ lực thất bại của chính quyền Moldova nhằm giải quyết vấn đề bằng vũ lực, Transnistria gần như trở thành một lãnh thổ nằm ngoài tầm kiểm soát của Chisinau.
https://kevesko.vn/20230620/dai-bieu-duma-quoc-gia-nga-moldova-co-nguy-co-lap-lai-con-duong-cua-ukraina-23683094.html
ukraina
moldova
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0c/06/19776082_125:0:2856:2048_1920x0_80_0_0_d41a1571e693acb208bc2544214480b3.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
ukraina, moldova, nga, quân sự, thế giới, nato
ukraina, moldova, nga, quân sự, thế giới, nato
Việc quân sự hóa Moldova gây ra mối đe dọa cho hòa bình và an ninh
MOSKVA (Sputnik) - Việc quân sự hóa Moldova gây ra mối đe dọa cho hòa bình và an ninh, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Cộng hòa Moldova Pridnestrovia (PMR) tự xưng Vitaly Ignatiev cho biết.
"Cần thấy rằng Moldova đang tăng cường quân đội của mình, để làm gì? Đây là một câu hỏi mở. Điều này khiến chúng tôi vô cùng lo lắng. Chúng tôi không thấy bất kỳ triển vọng tích cực nào trong việc quân sự hóa Moldova và coi đây chính là yếu tố tạo ra mối đe dọa cho hòa bình và an ninh”, - ông Ignatiev nói trên kênh sóng đài truyền hình “Pridnestrovsky 1”.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Moldova đưa tin lô viện trợ quân sự đầu tiên của Pháp dành cho quân đội nước này đã đến Chisinau. Viện trợ bao gồm trang thiết bị cá nhân, phương tiện vật chất kỹ thuật, vũ khí bộ binh hạng nhẹ và đạn dược. Bộ cũng lưu ý rằng số hàng đó là để trang bị cho lực lượng bộ binh của nước này.
“Để giảm bớt tính nghiêm trọng của cuộc xung đột, hoạt động gìn giữ hòa bình chỗ chúng tôi đã duy trì trong 30 năm và nó được duy trì trên cơ sở hiệp ước quốc tế, và theo đó đây là thực tế hiện nay mà chúng tôi đang có. Nhưng nay một trong các bên xung đột lạo bắt đầu vũ trang mạnh mẽ, hơn nữa người trang bị là các nước phương Tây, các nước NATO - Mỹ, Đức, Pháp”, - ông Ignatiev lưu ý.
Trước đó,
Tổng thống Moldova Maia Sandu cho rằng nước này cần mở rộng quan hệ hợp tác với NATO, tiến hành nhiều cuộc tập trận hơn với các nước trong liên minh, đồng thời thay đổi thái độ của xã hội đối với tổ chức này. Bà Sandu tuyên bố tăng chi tiêu quốc phòng và cũng cho biết quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ sẽ trở thành nội dung quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia của nước mình. Ngoài ra, bà Sandu còn gọi Nga là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia. Đại diện Bộ Quốc phòng Moldova cũng bày tỏ mong muốn tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước và có được những vũ khí cần thiết cho việc này. Đặc biệt, Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Nosaty đã nói về sự cần thiết phải thiết lập hệ thống phòng không.
Vùng Transnistria có 60% cư dân là người Nga và Ukraina, đã tìm cách ly khai khỏi Moldova ngay từ trước khi Liên Xô tan rã vì lo sợ trong làn sóng dân tộc chủ nghĩa Moldova sẽ gia nhập Romania. Năm 1992 sau nỗ lực thất bại của chính quyền Moldova nhằm giải quyết vấn đề bằng vũ lực, Transnistria gần như trở thành một lãnh thổ nằm ngoài tầm kiểm soát của Chisinau.