Việt Nam bất ngờ tăng nhập khẩu một mặt hàng của Nga hơn 500%

© TTXVN - Phan Tuấn AnhNăm 2023, tổng sản phẩm trong nước Việt Nam (GDP) tăng 5,05%
Năm 2023, tổng sản phẩm trong nước Việt Nam (GDP) tăng 5,05% - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.01.2024
Đăng ký
Nga đã vươn lên trở thành thị trường lớn thứ hai cung cấp một mặt hàng quan trọng cho Việt Nam với đà tăng 438% về lượng và tăng 577% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022 trong tháng 11/2023.
Luỹ kế 11 tháng, Việt Nam nhập khẩu các sản phẩm phân bón từ thị trường Nga được Việt Nam nhập về chiếm tỷ trọng hơn 6% về lượng và hơn 8% về trị giá với hơn 108 triệu USD và 262.664 tấn.

Việt Nam tăng nhập phân bón từ Nga

Tổng cục Hải quan cho biết, nhập khẩu phân bón về Việt Nam trong tháng 11 đạt 367.389 tấn, tương đương gần 139 triệu USD, giảm 10,8% về lượng và giảm 1,9% về kim ngạch.
Lũy kế 11 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi gần 1,28 tỷ USD nhập khẩu phân bón với hơn 3,73 triệu tấn, tăng 20% về lượng nhưng giảm 13% về trị giá.
Về quốc gia nhập khẩu, Việt Nam nhập nhiều nhất phân bón có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Số liệu thống kê cho thấy, trong 11 tháng đầu năm, Việt Nam nhập từ Trung Quốc hơn 1,8 triệu tấn phân bón, tương đương trị giá hơn 600 triệu USD, tăng 16% về lượng nhưng giảm 10% về trị giá.
Đáng chú ý, theo Nhịp sống thị trường dẫn số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, Liên bang Nga đã vươn lên trở thành thị trường lớn thứ 2 cung cấp phân bón cho Việt Nam.
Cụ thể, trong tháng 11, Việt Nam đã nhập từ Nga 32.026 tấn phân bón với trị giá hơn 14 triệu USD, tăng đến 438% về lượng và tăng 577% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Lũy kế 11 tháng đầu năm, các sản phẩm phân bón từ thị trường Nga được Việt Nam nhập về chiếm tỷ trọng hơn 6% về lượng và hơn 8% về trị giá với hơn 108 triệu USD và 262.664 tấn, tăng 7% về lượng nhưng giảm 30,2% về trị giá.
Cũng theo tạp chí của Hội Thẩm định giá Việt Nam, trước đó vào tháng 8, nhập khẩu phân bón từ Nga cũng lập kỷ lục với sản lượng vượt ngưỡng 100.000 tấn chỉ trong 1 tháng.
Được biết, tính cả năm 2022, Nga chiếm tỷ trọng 11,9% trong tổng lượng nhập khẩu phân bón của Việt Nam.
So với năm 2021, giá trị nhập khẩu phân bón từ Nga về Việt Nam đã tăng 36,9%.
Ngoài Nga, Trung Quốc, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các quốc gia khác như Lào, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada…
Lễ giới thiệu Nhà thương mại của Tập đoàn Trung tâm xuất khẩu Nga (REC) ở Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2023
Trung tâm xuất khẩu Nga hỗ trợ 133 triệu USD cho xuất khẩu sang Việt Nam

Nhà xuất khẩu phân bón hàng đầu thế giới

Nga vẫn luôn là một trong những nhà xuất khẩu phân bón hàng đầu thế giới. Nga là nhà sản xuất phân bón lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% lượng tiêu thụ toàn cầu.
Hiện nay Nga đứng thứ 2 trên thế giới với sản lượng phân kali chỉ sau Canada và là nước xuất khẩu phân bón lớn nhất trong năm 2022. Phân bón mang về cho Nga 12,5 tỷ USD, chiếm 15,1% thị phần của toàn ngành.
Xuất khẩu hầu hết các loại phân bón của Nga đã phục hồi trong năm nay nhờ những nỗ lực thành công trong việc định hướng lại việc giao hàng sang châu Á.
Sản lượng phân bón trung bình hàng năm của Nga đạt khoảng 55 triệu tấn. Hiệp hội Các nhà sản xuất phân bón Nga (RAPU) tin tưởng, xuất khẩu có thể đạt mức trước lệnh trừng phạt là khoảng 38 triệu tấn vào cuối năm nay.

Diễn biến giá phân bón thời gian tới

Ở thời điểm hiện tại, giá phân bón trên thị trường thế giới có xu hướng giảm tuy nhiên, theo Fertilizer Pricing, đây chỉ là sự suy giảm tạm thời.
Giới quan sát cho rằng, khả năng sẽ có các đợt tăng giá tiếp theo nhất là giai đoạn các nước bước vào mùa cao điểm sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, than và khí tự nhiên, hai nguyên liệu chính để sản xuất phân bón, sau một thời gian ngắn ổn định, gần đây đã có dấu hiệu tăng trở lại.
Về diễn biến giá phân bón giai đoạn năm 2020 – 2023, theo Chứng khoán Mirae Asset, giai đoạn năm 2020 đến tháng 5/2022, giá phân bón tăng mạnh và tạo đỉnh vào tháng 5/2022 do một số yếu tố: xung đột Nga – Ukraina ảnh hưởng làm hạn chế nguồn cung xuất khẩu phân bón; Nhu cầu phân bón toàn cầu gia tăng; Giá nguyên liệu đầu vào (khí đốt & than đá) tăng mạnh.
Vào tháng 5/2022, giá phân Ure ghi nhận trên 18.000 đ/kg, phân DAP trên 22.000 đ/kg, và phân Kali trên 19.000 đ/kg.
Giai đoạn tháng 6/2022 đến tháng 12/2023, giá phân bón chịu áp lực giảm mạnh vì: Giá nguyên liệu đầu vào suy giảm; Một số nước xuất khẩu phân bón trở lại.
Mirae Asset cho biết, giá phân bón tạo đáy vào tháng 6/2023, và đang trong chu kỳ phục hồi trong thời gian tới khi Nga và Trung Quốc kéo dài thời gian hạn chế xuất khẩu phân bón; Các tổ chức lớn như Hiệp hội Phân bón thế giới (IFA) và NUE cùng dự báo tăng trưởng sản lượng phân bón toàn cầu tăng 1,8% cho năm 2024, sau khi kỳ vọng khoảng 4% trong năm 2023.
Thu hoạch lúa mì ở Crimea - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.12.2023
Tổng kết 2024 và Dự báo 2025
Việt Nam nằm trong Top 5 nước nhập khẩu ngũ cốc chính từ Nga
Tại thị trường Việt Nam, theo khảo sát giá phân bón đã giảm 30 - 50% so với cùng kỳ năm trước và đạt mức thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.
Theo khảo sát của Nhịp sống thị trường, hiện giá phân bón Urê Cà Mau, Phú Mỹ dao động khoảng 520.000 - 550.000 đồng/bao 50kg; DAP Hồng Hà có giá khoảng 1,05 - 1,1 triệu đồng/bao 50kg; Kali khoảng 670.000 - 700.000 đồng/bao 50kg; NPK 16-16-8 khoảng 730.000 - 800.000 đồng/bao 50kg.
Theo Chứng khoán BVSC, giá bán phân bón được dự báo ổn định, tăng nhẹ tăng 5-6% so với quý III/2023 nhờ nguồn cung dồi dào. Giá ure nội địa sẽ biến động cùng pha với giá ure thế giới, ước tính giá ure nội địa năm 2024 sẽ tăng 5% so với 2023.

Xu hướng chuyển dịch từ phân bón vô cơ sang hữu cơ

Diễn đàn Doanh nghiệp dẫn Bộ Tài chính cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp sản xuất phân bón, với sản lượng khoảng 11 triệu tấn phân bón ở cả 2 dòng sản phẩm chính là phân bón vô cơ lẫn hữu cơ.
Đồng thời, Việt Nam đang là quốc gia chuyển hóa nhanh từ sử dụng phân bón vô cơ nguồn gốc hóa học, sang hữu cơ theo nhịp phát triển chung hướng đến những giá trị tăng trưởng an toàn, bền vững của toàn thế giới.
Số liệu từ Cục Bảo vệ thực vật cũng cho biết, tỷ trọng sản lượng phân bón hữu cơ & vi sinh đã tăng từ mức 6,3% (năm 2017) lên 23% (tháng 6/2022), với định hướng mục tiêu tỷ lệ sẽ tăng 25% vào năm 2025.
Đây là định hướng phát triển chung trong dài hạn của ngành phân bón. Các doanh nghiệp nào tận dụng được việc chuyển đổi này sẽ được hưởng lợi trong dài hạn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала