Hầu hết các đường hầm của Hamas dưới dải Gaza chưa bị phá hủy
© AP Photo / Tsafrir AbayovTrên bức ảnh này chụp vào Chủ Nhật, ngày 13 tháng 10 năm 2013, là binh sĩ Israel tiến vào một đường hầm được phát hiện gần biên giới Israel với Dải Gaza.
© AP Photo / Tsafrir Abayov
Đăng ký
Moskva (Sputnik) - Các chuyên gia Mỹ và Israel tin một phần đáng kể các đường hầm được phiến quân Hamas sử dụng ở dải Gaza vẫn còn nguyên vẹn, bất chấp những nỗ lực tích cực của Israel nhằm phá hủy chúng, tờ Wall Street Journal (WSJ) đưa tin hôm Chủ nhật.
Tờ báo viết: “Có tới 80% mạng lưới đường hầm trải dài dưới Dải Gaza vẫn còn nguyên vẹn, bất chấp những nỗ lực phá hủy chúng của Israel diễn ra trong nhiều tuần qua”.
"Các chuyên gia Mỹ và Israel gặp khó khăn trong việc đánh giá mức độ phá hủy của những đường hầm này, một phần do họ không thể nói chắc chắn chúng kéo dài bao xa. Các chuyên gia cả hai nước đều tin mức độ thiệt hại hoặc không thể hoạt động được có thể từ 20% đến 40% tổng các đường hầm, một phần đáng kể trong số đó nằm ở phía bắc dải Gaza”, - WSJ tiếp tục.
25 Tháng Mười Hai 2023, 08:14
"Ngăn chặn việc sử dụng các đường hầm trải dài hơn 300 km dưới Dải Gaza này là nền tảng trong nỗ lực của Israel nhằm bắt giữ các thủ lĩnh Hamas. Israel đang nhắm mục tiêu vào họ bằng các cuộc không kích, sử dụng chất nổ lỏng, tìm kiếm họ bằng robot, thiết bị đánh hơi và chó. Vào cuối năm ngoái, một hoạt động được thực hiện ở phía bắc dải đất để bơm nước biển vào các đường hầm này. Vào tháng 1, ít nhất một máy bơm được lắp đặt ở khu vực Khan Yunis của thành phố để vô hiệu hóa các đường hầm ở phía nam Gaza”, - ấn phẩm lưu ý.
Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ tin mặc dù nước biển gây hư hỏng một số đường hầm, nhưng nhìn chung chiến lược này không mang lại hiệu quả như Israel mong đợi, ở một số nơi có rào cản bất ngờ và cấu trúc bảo vệ đặc biệt ngăn cản dòng nước, WSJ kết luận .
Xung đột Palestine – Israel gia tăng căng thẳng nghiêm trọng
Israel hứng chịu vụ tấn công tên lửa chưa từng có vào ngày 7/10 từ Dải Gaza sau tuyên bố về Chiến dịch "Lũ lụt Al-Aqsa" được tổ chức bởi cánh quân sự của Phong trào Hamas Palestine. Sau đó các chiến binh của tổ chức này đã thâm nhập vào các khu vực biên giới ở miền nam Israel và nổ súng vào cả quân đội và dân thường, đồng thời bắt đi con tin. Tại Israel, theo chính quyền nước này cho biết, đã có hơn 1,4 người chết hàng nghìn người, trong đó có 300 quân nhân, hơn 5 nghìn người bị thương.
Để đáp trả, Lực lượng Phòng vệ Israel đã phát động Chiến dịch "Thanh kiếm sắt" chống lại Hamas ở Dải Gaza. Trong vòng vài ngày, quân đội Israel đã nắm quyền kiểm soát tất cả các khu định cư gần biên giới với Gaza và bắt đầu tổ chức không kích vào các mục tiêu, bao gồm cả các mục tiêu dân sự trên lãnh thổ Dải Gaza. Israel cũng tuyên bố phong tỏa hoàn toàn Dải Gaza: việc cung cấp nước, thực phẩm, điện, thuốc, nhiên liệu đã bị ngừng.
Số nạn nhân ở Dải Gaza, theo Bộ Y tế Palestine, đã vượt quá 8 nghìn người, một nửa trong số đó là trẻ em, hơn 18 nghìn người bị thương.
Xung đột Palestine-Israel liên quan đến vấn đề lợi ích lãnh thổ của các bên vấn đề này là nguyên nhân gây căng thẳng trong nhiều thập kỷ và các xung đột quân sự trong khu vực. Theo Nghị quyết của Liên hợp quốc, với vai trò tích cực của Liên Xô trong vào năm 1947, đã xác định việc thành lập hai nhà nước - Israel và Palestine, nhưng chỉ có nhà nước Israel được thành lập.