"Avangard" của Nga buộc Hoa Kỳ phải hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa

© Bộ Quốc phòng Liên bang Nga / Chuyển đến kho ảnh"Avangard" - hệ thống tên lửa chiến lược di động với tên lửa đạn đạo liên lục địa
Avangard - hệ thống tên lửa chiến lược di động với tên lửa đạn đạo liên lục địa - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2024
Đăng ký
Washington đã khởi động giai đoạn kế tiếp hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa che chắn phần lục địa của nước Mỹ. Tập đoàn Northrop Grumman và Lockheed Martin đã hoàn thành khâu thiết kế các mẫu tên lửa đánh chặn đầy triển vọng.
Lầu Năm Góc khẳng định rằng các phuông tiện này thừa sức bắn hạ các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hiện đại của Nga và Trung Quốc khi đối đầu trên không.
Chi tiết hơn - trong bài viết của Sputnik.
Thành tố cơ bản của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia Hoa Kỳ là khoảng 60 tên lửa đánh chặn GMD từ căn cứ trên mặt đất với phần đầu đạn động học, triển khai ở Alaska và California. Tên lửa của hệ thống này có khả năng đánh chặn các mục tiêu đạn đạo ở phần giữa quỹ đạo bay. Hệ thống radar theo dõi và cảnh báo sớm sẽ cung cấp dữ liệu chỉ định mục tiêu; tên lửa và đầu đạn sẽ phá hủy trong quá trình đối mặt, đơn giản là do va chạm trực diện. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm cho thấy hiệu quả thấp của GMD: chỉ bắn hạ được một nửa số mục tiêu huấn luyện. Phương án trang bị tên lửa đánh chặn nhiều đầu đạn cũng không hợp lý.
© Sputnik / The Ministry of Defence of the Russian Federation / Chuyển đến kho ảnhTổ hợp tên lửa “Avangard”
Tổ hợp tên lửa “Avangard” - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2024
Tổ hợp tên lửa “Avangard”

Liệu có đối chọi nổi với "Avangard"?

Rõ ràng, Lầu Năm Góc đã hiểu ra rằng ICBM của Nga và Trung Quốc không "dễ nhằn" đối với các tên lửa đánh chặn hiện có. Không có nghĩa lý gì khi đầu tư nâng cấp nền tảng GMD; về cơ bản cần có loại tên lửa đánh chặn mới. Chính nhận thức này dẫn đến việc Hoa Kỳ xúc tiến chế tạo loại tên lửa nòng cốt trong hệ thống phòng thủ tên lửa.
Chương trình NGI (Next Generation Interceptor - Thiết bị đánh chặn thế hệ kế tiếp) khởi động vào tháng 4 năm 2023, khi Cơ quan về Phòng thủ Tên lửa (MDA) yêu cầu ngành công nghiệp đưa ra các phương án thiết kế. 4,9 tỷ USD và 5 năm là khoản kinh phí và khung thời gian được dự trù dành cho việc phát triển và chế tạo sản phẩm.
Hình dáng của tên lửa triển vọng chống tên lửa cũng như các đặc tính chiến thuật-kỹ thuật của nó hiện vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đã nhiều lần nhấn mạnh: hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia phải có khả năng đánh chặn những đầu đạn hiện đại nhất, trong đó có đầu đạn siêu thanh. Hẳn là NGI sẽ chủ yếu nhắm vào chống các tổ hợp tên lửa "Avangard" của Nga.
Tuy nhiên, quỹ đạo bay của khối đầu đạn "Avangard" rất khó đoán trước nên các nhà thiết kế ở bên kia đại dương sẽ phải nghĩ ra một thứ gì đó rất khác thường, "ranh ma" hơn nhiều so với việc chỉ đơn giản bảo vệ chống lại tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, không nên đánh giá thấp năng lực của người Mỹ. Việc phát triển phương tiện đánh chặn triển vọng sẽ cho phép họ tiếp cận các công nghệ và giải pháp kỹ thuật mới.

Những biện pháp tình thế

Trong khi NGI đang được sáng chế, Washington dự định tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa ở phần lục địa của đất nước nhờ vào lực lượng và kinh phí khác. Ở hàng đầu là tàu chiến có trang bị hệ thống thông tin-điều khiển chiến đấu Aegis và dòng tên lửa chống tên lửa Standard. Một số tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga sẽ được bố trí làm nhiệm vụ thường trực không phải "ở đâu đó xa xôi trên Thái Bình Dương bao la" mà là ngay ngoài khơi bờ biển của nước Mỹ.
Tuy nhiên, những sửa đổi ban đầu của dòng tên lửa đánh chặn Standard vốn được thiết kế để tiêu diệt tên lửa tầm ngắn và tầm trung, không có khả năng đánh chặn ICBM "tầm xa". Niềm hy vọng lớn được gửi gắm vào phiên bản sửa đổi mới nhất của SM-3 Block IIA, một trong số những tên lửa đánh chặn tối tân nhất hiện nay do Hoa Kỳ và Nhật Bản hợp tác phát triển. Trong quá trình thử nghiệm năm 2020, nó đã bắn hạ mục tiêu mô phỏng đầu đạn ICBM ở vùng quần đảo Hawaii.
Ngoài ra, không loại trừ là phiên bản bố trí trên đất liền – Aegis Ashore – sẽ được triển khai trên lãnh thổ Hoa Kỳ, cụ thể là ở Hawaii. Người Mỹ đã triển khai các thành tố của tổ hợp tương tự ở Ba Lan và Roumania. Cũng từng sửa soạn bố trí ở Nhật Bản nhưng ai dè đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương… đã từ chối.
Còn thêm một cấp độ khác của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia là tổ hợp phòng thủ tên lửa tầm ngắn THAAD bố trí trên mặt đất. Có giả thiết rằng chúng sẽ bắn hạ khối đầu đạn tên lửa ở phần cuối của quỹ đạo bay.
Matxcơva đang tập trung toàn lực tích cực thực hiện công việc như vậy. Đã tiến hành 11 lần phóng thành công tên lửa triển vọng của tổ hợp A-235 "Nudol". Tổ hợp này có tính cơ động, có thể bố trí ở bất cứ điểm nào tại Liên bang Nga. Ngoài ra, hệ thống tên lửa phòng không S-500 đã được đưa vào hệ trang bị, có khả năng đánh chặn không chỉ những mục tiêu khí động học và đạn đạo trong lớp khí quyển dày đặc mà còn đủ sức diệt cả những vật thể ở độ cao hơn 200 km - trên thực tế là sát gần không gian vũ trụ. Theo đánh giá của các nhà quân sự, S-500 đã phô trương tính hiệu quả cao khi đối phó với mọi loại mục tiêu trong các cuộc thử nghiệm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала