Tổng thư ký CSTO: khủng bố được sử dụng làm vũ khí trong chiến tranh lai
Tổng thư ký CSTO: khủng bố được sử dụng làm vũ khí trong chiến tranh lai
Sputnik Việt Nam
Vụ tấn công khủng bố tàn bạo ở Phòng hòa nhạc Crocus City Hall rõ ràng là một chiến dịch cờ giả, và các cuộc tấn công khủng bố như vậy đặt ra nhiệm vụ cho... 26.03.2024, Sputnik Việt Nam
Rõ ràng là chủ nghĩa khủng bố đang được sử dụng như một vũ khí trong chiến tranh lai, nhằm gây ra chia rẽ trong xã hội giữa các dân tộc và giữa các tôn giáo. Cuộc chiến quốc tế chống khủng bố đang diễn ra rất phức tạp do thực tế là một số chủ thể quốc tế sử dụng chủ nghĩa khủng bố vì lợi ích địa chính trị của họ.Sputnik: Ngày 22/3, ở ngoại ô Matxcơva, tại Phòng hòa nhạc Crocus City Hall, một thảm kịch đã xảy ra cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Ông phản ứng như thế nào trước vụ việc này?Imangali Tasmagambetov: Ban Thư ký CSTO rất lấy làm tiếc vì những gì đã xảy ra do vụ tấn công tàn bạo này và lên án mạnh mẽ hành động của những kẻ khủng bố. Không có lời biện minh nào cho các tội ác như vậy. Tôi bày tỏ lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân và cầu mong những người bị thương nhanh chóng bình phục. Điều quan trọng là các đơn vị đặc nhiệm đã hoạt động nhanh chóng và không lâu sau vụ tấn công bọn tội phạm đã bị bắt giữ. Chúng ta sẽ biết những chi tiết để làm rõ tình hình một cách tổng thể và rất có thể những chi tiết này sẽ trở thành lý lẽ bổ sung để tăng cường hệ thống an ninh, đặc biệt là công tác phòng chống khủng bố.Sputnik: Các quốc gia thành viên CSTO phản ứng như thế nào trước vụ tấn công khủng bố?Imangali Tasmagambetov: Trước hế phải nói rằng, các cơ quan đặc nhiệm của Belarus đã tích cực giúp đỡ Nga nhằm ngăn chặn những kẻ khủng bố thực hiện vụ tấn công tại Phòng nhạc Crocus đi ra nước ngoài. Thứ hai, lãnh đạo các nước thành viên CSTO bày tỏ lời chia buồn tới người dân Nga liên quan đến vụ tấn công khủng bố. Trong số những người đầu tiên gọi điện cho Vladimir Putin có Tổng thống Kazakhstan Kasymzhomart Tokayev và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Như vậy, các nước CSTO bày tỏ đoàn kết với Nga, lên án tội ác tồi tệ nhất này. Ngoài ra, yếu tố nguy cơ đang đe dọa tất cả các quốc gia thành viên CSTO đã phát huy tác dụng, cuộc đấu tranh tập thể chống lại yếu tố này là cơ sở của các mối quan hệ đồng minh. Vì vậy, sau vụ tấn công khủng bố, ông Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon, hai bên đã thảo luận chi tiết về triển vọng của cuộc chiến chung chống khủng bố.Sputnik: Các chuyên gia chỉ ra hình thức bất thường của vụ tấn công khủng bố. Theo ông, điều gì làm nó khác biệt?Imangali Tasmagambetov: Đúng vậy, các nhà phân tích của CSTO cũng đưa ra kết luận gần như tương tự. Cùng với quy mô lớn của vụ tấn công khủng bố, mức độ tàn ác và thời gian phạm tội ngắn, cần lưu ý rằng, bọn tội phạm không đưa ra yêu sách, trong một thời gian dài không ai nhận trách nhiệm về vụ tấn công, và khi điều này xảy ra, ít nhất là tuyên bố nhận trách nhiệm không có sức thuyết phục.Rõ ràng, đây không chỉ là một chiến dịch cờ giả, tình hình là phức tạp hơn nhiều và cũng không kém phần bi thảm. Bởi vì sự thiếu hiểu biết về động cơ và sự hiện thực hóa mạnh mẽ yếu tố quan hệ dân tộc sẽ gây thêm căng thẳng trong xã hội. Tất nhiên, sau này các chuyên gia sẽ công bố kết quả điều tra và chúng tôi sẽ có thể đánh giá quy mô của mối đe dọa. Thật vậy, chủ nghĩa khủng bố hiện có những đặc điểm mới và đang được sử dụng như một vũ khí trong chiến tranh lai nhằm gây ra chia rẽ giữa các dân tộc và giữa các tôn giáo trong xã hội. Càng ngày, hình thức tấn công khủng bố như vậy càng giống các hành động phá hoại. Trong bối cảnh này, nhiệm vụ đặt ra cho tất cả các quốc gia thành viên CSTO là phát triển các công cụ hiệu quả để chống lại mối đe dọa này.Sputnik: Theo như ai được biết, không cách nào có thể một mình đánh bại chủ nghĩa khủng bố. Điều này có được xác nhận bởi kinh nghiệm của CSTO không?Imangali Tasmagambetov: Vâng, chắc chắn rồi. Đáng tiếc, những cuộc khủng hoảng được phân loại là tấn công khủng bố thỉnh thoảng xảy ra trong khu vực trách nhiệm của CSTO - ở Kyrgyzstan và Tajikistan. Năm 2012, hàng loạt vụ tấn công khủng bố đã xảy ra ở Belarus. Mới gần đây, vào ngày 24 tháng 3, một nhóm người có vũ trang đã tấn công một đồn cảnh sát ở Yerevan; chính quyền Armenia phân loại đây là một cuộc tấn công khủng bố. Tất nhiên, tất cả những sự kiện này đều trở thành chủ đề thảo luận trên bình diện song phương và đa phương, bao gồm cả CSTO, tổ chức này có một nhóm làm việc về các vấn đề khủng bố và chủ nghĩa cực đoan thuộc Ủy ban Thư ký Hội đồng An ninh của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Chủ nghĩa khủng bố được coi là mối đe dọa chung đối với các thành viên của tổ chức này nên việc phối hợp được thực hiện liên tục.Sputnik: Liệu có những tín hiệu hy vọng cho việc cuộc chiến chống khủng bố ở cấp độ quốc tế sẽ trở nên hiệu quả hơn?Imangali Tasmagambetov: Nhìn chung, việc nâng cao hiệu quả của các chính sách chống khủng bố là vấn đề tồn tại từ lâu trong quan hệ quốc tế. Đáng tiếc, các quốc gia không thể đi đến thống nhất trong quan điểm về việc bác bỏ những phương pháp như vậy trong quá trình tiến hành đấu tranh chính trị và ý thức hệ. Do đó, một định nghĩa được chấp nhận chung về chủ nghĩa khủng bố vẫn chưa được phát triển, điều này gây khó khăn cho việc phối hợp hành động của các quốc gia trong cuộc chiến chống lại hiện tượng này. Nguyên nhân rất rõ ràng - một số chủ thể quốc tế sử dụng chủ nghĩa khủng bố để đạt được lợi ích địa chính trị của họ. Tuy nhiên, theo tôi, trong khi thế giới bước dần sang cục diện mới đa cực, đa trung tâm, sẽ có thêm cơ hội để phát triển sự đồng thuận quốc tế về chương trình nghị sự chống khủng bố. Trong mấy thập kỷ qua, nhiều tổ chức khu vực khác nhau đã thành lập cơ cấu chống khủng bố để phối hợp nỗ lực của các quốc gia trong cuộc chiến chống lại một tệ nạn chung. Chúng ta hãy cùng hy vọng về việc những nỗ lực này sẽ dẫn tới việc đổi mới chương trình nghị sự chống khủng bố toàn cầu và làm cho các chính sách theo hướng này trở nên hiệu quả hơn.
Vụ tấn công khủng bố tàn bạo ở Phòng hòa nhạc Crocus City Hall rõ ràng là một chiến dịch cờ giả, và các cuộc tấn công khủng bố như vậy đặt ra nhiệm vụ cho các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể là phát triển các công cụ để chống lại mối đe dọa này, Tổng thư ký CSTO Tasmagambetov cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Rõ ràng là chủ nghĩa khủng bố đang được sử dụng như một vũ khí trong chiến tranh lai, nhằm gây ra chia rẽ trong xã hội giữa các dân tộc và giữa các tôn giáo. Cuộc chiến quốc tế chống khủng bố đang diễn ra rất phức tạp do thực tế là một số chủ thể quốc tế sử dụng chủ nghĩa khủng bố vì lợi ích địa chính trị của họ.
Sputnik: Ngày 22/3, ở ngoại ô Matxcơva, tại Phòng hòa nhạc Crocus City Hall, một thảm kịch đã xảy ra cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Ông phản ứng như thế nào trước vụ việc này?
Imangali Tasmagambetov: Ban Thư ký CSTO rất lấy làm tiếc vì những gì đã xảy ra do vụ tấn công tàn bạo này và lên án mạnh mẽ hành động của những kẻ khủng bố. Không có lời biện minh nào cho các tội ác như vậy. Tôi bày tỏ lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân và cầu mong những người bị thương nhanh chóng bình phục. Điều quan trọng là các đơn vị đặc nhiệm đã hoạt động nhanh chóng và không lâu sau vụ tấn công bọn tội phạm đã bị bắt giữ. Chúng ta sẽ biết những chi tiết để làm rõ tình hình một cách tổng thể và rất có thể những chi tiết này sẽ trở thành lý lẽ bổ sung để tăng cường hệ thống an ninh, đặc biệt là công tác phòng chống khủng bố.
Sputnik: Các quốc gia thành viên CSTO phản ứng như thế nào trước vụ tấn công khủng bố?
Imangali Tasmagambetov: Trước hế phải nói rằng, các cơ quan đặc nhiệm của Belarus đã tích cực giúp đỡ Nga nhằm ngăn chặn những kẻ khủng bố thực hiện vụ tấn công tại Phòng nhạc Crocus đi ra nước ngoài. Thứ hai, lãnh đạo các nước thành viên CSTO bày tỏ lời chia buồn tới người dân Nga liên quan đến vụ tấn công khủng bố. Trong số những người đầu tiên gọi điện cho Vladimir Putin có Tổng thống Kazakhstan Kasymzhomart Tokayev và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Như vậy, các nước CSTO bày tỏ đoàn kết với Nga, lên án tội ác tồi tệ nhất này. Ngoài ra, yếu tố nguy cơ đang đe dọa tất cả các quốc gia thành viên CSTO đã phát huy tác dụng, cuộc đấu tranh tập thể chống lại yếu tố này là cơ sở của các mối quan hệ đồng minh. Vì vậy, sau vụ tấn công khủng bố, ông Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon, hai bên đã thảo luận chi tiết về triển vọng của cuộc chiến chung chống khủng bố.
Sputnik: Các chuyên gia chỉ ra hình thức bất thường của vụ tấn công khủng bố. Theo ông, điều gì làm nó khác biệt?
Imangali Tasmagambetov: Đúng vậy, các nhà phân tích của CSTO cũng đưa ra kết luận gần như tương tự. Cùng với quy mô lớn của vụ tấn công khủng bố, mức độ tàn ác và thời gian phạm tội ngắn, cần lưu ý rằng, bọn tội phạm không đưa ra yêu sách, trong một thời gian dài không ai nhận trách nhiệm về vụ tấn công, và khi điều này xảy ra, ít nhất là tuyên bố nhận trách nhiệm không có sức thuyết phục.
Rõ ràng, đây không chỉ là một chiến dịch cờ giả, tình hình là phức tạp hơn nhiều và cũng không kém phần bi thảm. Bởi vì sự thiếu hiểu biết về động cơ và sự hiện thực hóa mạnh mẽ yếu tố quan hệ dân tộc sẽ gây thêm căng thẳng trong xã hội. Tất nhiên, sau này các chuyên gia sẽ công bố kết quả điều tra và chúng tôi sẽ có thể đánh giá quy mô của mối đe dọa. Thật vậy, chủ nghĩa khủng bố hiện có những đặc điểm mới và đang được sử dụng như một vũ khí trong chiến tranh lai nhằm gây ra chia rẽ giữa các dân tộc và giữa các tôn giáo trong xã hội. Càng ngày, hình thức tấn công khủng bố như vậy càng giống các hành động phá hoại. Trong bối cảnh này, nhiệm vụ đặt ra cho tất cả các quốc gia thành viên CSTO là phát triển các công cụ hiệu quả để chống lại mối đe dọa này.
Sputnik: Theo như ai được biết, không cách nào có thể một mình đánh bại chủ nghĩa khủng bố. Điều này có được xác nhận bởi kinh nghiệm của CSTO không?
Imangali Tasmagambetov: Vâng, chắc chắn rồi. Đáng tiếc, những cuộc khủng hoảng được phân loại là tấn công khủng bố thỉnh thoảng xảy ra trong khu vực trách nhiệm của CSTO - ở Kyrgyzstan và Tajikistan. Năm 2012, hàng loạt vụ tấn công khủng bố đã xảy ra ở Belarus. Mới gần đây, vào ngày 24 tháng 3, một nhóm người có vũ trang đã tấn công một đồn cảnh sát ở Yerevan; chính quyền Armenia phân loại đây là một cuộc tấn công khủng bố. Tất nhiên, tất cả những sự kiện này đều trở thành chủ đề thảo luận trên bình diện song phương và đa phương, bao gồm cả CSTO, tổ chức này có một nhóm làm việc về các vấn đề khủng bố và chủ nghĩa cực đoan thuộc Ủy ban Thư ký Hội đồng An ninh của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Chủ nghĩa khủng bố được coi là mối đe dọa chung đối với các thành viên của tổ chức này nên việc phối hợp được thực hiện liên tục.
Sputnik: Liệu có những tín hiệu hy vọng cho việc cuộc chiến chống khủng bố ở cấp độ quốc tế sẽ trở nên hiệu quả hơn?
Imangali Tasmagambetov: Nhìn chung, việc nâng cao hiệu quả của các chính sách chống khủng bố là vấn đề tồn tại từ lâu trong quan hệ quốc tế. Đáng tiếc, các quốc gia không thể đi đến thống nhất trong quan điểm về việc bác bỏ những phương pháp như vậy trong quá trình tiến hành đấu tranh chính trị và ý thức hệ. Do đó, một định nghĩa được chấp nhận chung về chủ nghĩa khủng bố vẫn chưa được phát triển, điều này gây khó khăn cho việc phối hợp hành động của các quốc gia trong cuộc chiến chống lại hiện tượng này. Nguyên nhân rất rõ ràng - một số chủ thể quốc tế sử dụng chủ nghĩa khủng bố để đạt được lợi ích địa chính trị của họ. Tuy nhiên, theo tôi, trong khi thế giới bước dần sang cục diện mới đa cực, đa trung tâm, sẽ có thêm cơ hội để phát triển sự đồng thuận quốc tế về chương trình nghị sự chống khủng bố. Trong mấy thập kỷ qua, nhiều tổ chức khu vực khác nhau đã thành lập cơ cấu chống khủng bố để phối hợp nỗ lực của các quốc gia trong cuộc chiến chống lại một tệ nạn chung. Chúng ta hãy cùng hy vọng về việc những nỗ lực này sẽ dẫn tới việc đổi mới chương trình nghị sự chống khủng bố toàn cầu và làm cho các chính sách theo hướng này trở nên hiệu quả hơn.
Truy cập vào chat đã bị chặn do vi phạm quy tắc.
Bạn có thể tham gia lại sau:∞.
Nếu bạn không đồng ý với việc chặn, hãy sử dụng định dạng liên lạc phản hồi
Kết thúc thảo luận. Có thể tham gia nêu ý kiến trong vòng 24 giờ sau khi bài được xuất bản.