https://kevesko.vn/20240330/viet-nam-cam-ket-tu-bo-dien-than-nhung-van-tich-cuc-trien-khai-nhap-than-29035862.html
Việt Nam cam kết từ bỏ điện than nhưng vẫn tích cực triển khai nhập than
Việt Nam cam kết từ bỏ điện than nhưng vẫn tích cực triển khai nhập than
Sputnik Việt Nam
Tuần này làm chúng tôi hài lòng với những bài phân tích chuyên sâu về chính trị đối nội và đối ngoại và nền kinh tế của Việt Nam. 30.03.2024, Sputnik Việt Nam
2024-03-30T12:49+0700
2024-03-30T12:49+0700
2024-03-30T12:50+0700
việt nam
việt nam trên báo chí nước ngoài
quan điểm-ý kiến
tác giả
du lịch
bóng đá
nga
hoa kỳ
nguyễn phú trọng
vladimir putin
https://cdn.img.kevesko.vn/img/395/32/3953236_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_ca28fed5b0e26f5e78b5bc126851f341.jpg
Chúng tôi sẽ đề cập đến những chủ đề này trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”, bổ sung thêm thông tin về ngành du lịch và thể thao.Ký ức chiến tranh vẫn tiếp tục là đề tài thời sựTrang The Interpreter thuộc Viện nghiên cứu Lowy (Australia) đăng tải bài viết về việc lưu giữ ký ức về Chiến tranh biên giới Việt -Trung năm 1979, cũng như về cách các phương tiện truyền thông phản ứng với sự kiện này. Trước đây, vấn đề này được giữ kín, nhưng mấy năm gần đây nó được bàn luận cởi mở hơn. Theo tác giả bài báo, điều này là do một số yếu tố gây ra. Thứ nhất, bởi vì Việt Nam đang đa dạng hóa quan hệ ngoại giao và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc; thứ hai, bởi vì có yêu cầu cấp thiết của cựu chiến binh và gia đình họ về việc công khai ghi nhận các nạn nhân của cuộc chiến năm 1979 và tôn vinh xứng đáng các liệt sĩ; thứ ba, vì hiện nay có cơ hội lớn hơn để giải quyết các vấn đề lịch sử nhạy cảm mà không gây ra khủng hoảng ngoại giao ngay lập tức với Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ song phương đang phát triển. Tờ Vedomosti của Nga xác nhận Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng thời gian chuyến thăm vẫn chưa được thống nhất.Kiểm soát không có vùng cấm, không loại trừ bất kỳ ai dù ở cương vị nàoTất nhiên, các phương tiện truyền thông nước ngoài tiếp tục thảo luận thông tin về việc ông Võ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nước. Tờ Nezavisimaya Gazeta của Nga dành hai bài viết về sự kiện này do các nhà Việt Nam học nổi tiếng viết. Tác giả bài viết đầu tiên nhấn mạnh rằng, nhờ việc ở Việt Nam có tập thể lãnh đạo, những sự kiện bất thường như vậy và việc buộc phải đổi mới bộ máy nhà nước ít ảnh hưởng đến chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước. Còn tác giả của bài viết thứ hai thu hút sự chú ý đến thực tế là khi được bổ nhiệm vào một vị trí cao, quan chức vẫn bị kiểm soát một cách kín đáo nhưng hiệu quả, và nếu bị phát hiện có hành vi vi phạm trong cơ quan cũ hoặc ở vị trí mới thì người này có thể bị buộc thôi việc. Hệ thống này có ưu điểm so với các quốc gia khác, nơi quan chức sau khi đã leo lên đỉnh cao có thể thư giãn và quên đi luật pháp và đạo đức. Tờ South China Morning Post đưa tin chi tiết về chuyến thăm Washington của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, ông đã tuyên bố rằng, Việt Nam khẳng định vụ chủ tịch nước từ chức không ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại.Ấn phẩm phân tích Fulcrum đăng tải một bài dài về chương trình lắng nghe mạng xã hội dựa trên trí tuệ nhân tạo Social Beat được triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm truy cập các nền tảng truyền thông xã hội và đánh giá dư luận để cải thiện các dịch vụ của thành phố. Các quan chức địa phương cũng cho biết phần mềm này sẽ được sử dụng để ngăn chặn sự lan truyền của “thông tin độc hại và tin giả”. Việt Nam chủ yếu dựa vào các nền tảng toàn cầu như Facebook, X, Instagram và YouTube để thu thập dữ liệu cần thiết cho hoạt động lắng nghe xã hội. Sự phụ thuộc của Việt Nam vào các mạng xã hội nước ngoài có nghĩa là chính phủ sẽ phải tuân theo chính sách bảo vệ dữ liệu của các công ty công nghệ lớn. Ngoài ra, độ chính xác của dữ liệu thu thập về cảm xúc của công chúng có thể bị ảnh hưởng bởi tự kiểm duyệt, troll và các hình thức hoạt động trực tuyến không chính xác khác, ấn phẩm viết. Và tờ South China Morning Post đưa tin về đại án bà Trương Mỹ Lan, sự thăng tiến vượt bậc của bà từ việc bán mỹ phẩm khi còn là thiếu niên đến việc chỉ đạo vụ lừa đảo ngân hàng 12 tỷ USD. Theo các công tố viên, bà Lan đã thành lập hơn 1.000 công ty “ma” được đăng ký tại Việt Nam và nước ngoài với mục đích nhằm tạo lập hồ sơ vay vốn khống, rút tiền của SCB. Tờ báo dẫn lời chuyên gia lưu ý rằng, khả năng của bà Lan thao túng trong thời gian dài làm dấy lên mối lo ngại về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình ở các công ty Việt Nam.Tin tức kinh tếNhiều phương tiện truyền thông nước ngoài bình luận dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam về kết quả quý 1 năm 2024. Reuters viết rằng, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh xuất khẩu tăng mạnh, bất chấp chi phí vận tải tăng do bất ổn ở Biển Đỏ, nhưng ít hơn so với quý 4 năm 2023. Nhìn chung, tăng trưởng quý 1 thấp hơn do nghỉ Tết Nguyên đán. Các nhà chức trách tin rằng Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,0-6,5% trong năm nay. Bloomberg chỉ ra rằng, doanh số bán ô tô trong nước đã giảm 51,2% trong tháng 2, ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất trong 9 tháng. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào hoạt động thương mại đang phải vật lộn với việc xuất khẩu và hoạt động sản xuất hồi phục không đồng đều trong trong bối cảnh nhu cầu bên ngoài vẫn còn yếu. Reuters đưa tin rằng, nhập khẩu than của Việt Nam từ đầu năm đến nay đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023, và chính phủ Việt Nam muốn trấn an các nhà đầu tư nước ngoài rằng sẽ không còn tình trạng thiếu điện liên tục như năm 2023. Việt Nam nằm trong số 20 nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới tính theo trọng lượng, nước này muốn giảm sự phụ thuộc vào than nhưng vẫn dự đoán mức tiêu thụ sẽ không đạt đỉnh trong thập kỷ này. Tờ Japan Times đăng một bài dài về sự hỗ trợ của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng thực tế để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 và phát triển năng lượng tái tạo. Sự nhiệt tình của Việt Nam dành cho sự bùng nổ năng lượng tái tạo bị suy giảm do mạng lưới điện kém phát triển và khung pháp lý chắp vá. Nhiệt điện than vẫn là nguồn điện trụ cột trong hệ thống điện Việt Nam. Hóa ra Nhật Bản là nhà cung cấp tài chính khí đốt quốc tế lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch lớn thứ hai. Digitimes dẫn lời Giám đốc Chính sách Công, Khu vực Đông Nam Á của Meta cho biết, Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nhờ chính sách cởi mở, và người dân Việt Nam giàu động lực và năng lượng, sự thông minh, quyết tâm và có tố chất kinh doanh. Xinhua đưa tin, trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã đạt 1,25 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt và vượt 1 tỷ USD ngay trong quý đầu tiên của năm. Con số này báo hiệu sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành này trong thời gian tới.Du lịch và thể thaoThe Star cho biết rằng, Việt Nam đón hơn 4,6 triệu lượt khách quốc tế trong quý I/2024, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019. Kết quả này đã đặt được nhờ chính sách cấp thị thực điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều so với trước đây, các chương trình khuyến mãi du lịch và các nỗ lực của chính quyền địa phương và ngành du lịch. Trong thời gian này, số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 1,2 triệu lượt người, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Các ấn phẩm của Nga đăng nhiều câu chuyện của du khách Nga và người nước ngoài về những lợi ích của việc sống ở Việt Nam.The Sun đưa tin, Liên đoàn bóng đá Việt Nam sa thải huấn luyện viên trưởng đội tuyển Việt Nam Philippe Troussier sau thất bại 0-3 của đội tuyển Việt Nam trước Indonesia trong trận thứ 3 bảng F vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á. Trận thua thứ hai trong sáu ngày khiến đội tuyển Việt Nam tụt xuống vị trí thứ ba ở bảng F. Vì chỉ có 2 đội dẫn đầu mỗi bảng - gồm 9 bảng - lọt vào vòng tiếp theo nên đội tuyển Việt Nam không còn nhiều cơ hội đi tiếp ở vòng loại thứ hai World Cup 2026.
https://kevesko.vn/20240326/tong-thong-nga-vladimir-putin-nhan-loi-tham-viet-nam-28964300.html
https://kevesko.vn/20240325/nguyen-nhan-ong-vo-van-thuong-tu-chuc-thuyet-am-muu-cua-phe-dan-chu-28945259.html
https://kevesko.vn/20240329/gdp-viet-nam-quy-i-bat-ngo-cao-ky-luc-29024821.html
https://kevesko.vn/20240325/khach-trung-quoc-o-at-sang-viet-nam-28923170.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/395/32/3953236_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_a862ff9b4cee065db33e362542972b9f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
việt nam, việt nam trên báo chí nước ngoài, quan điểm-ý kiến, tác giả, du lịch, bóng đá, nga, hoa kỳ, nguyễn phú trọng, vladimir putin, võ văn thưởng, chính trị, gdp, kinh tế, kinh doanh, chiến tranh biên giới, trương mỹ lan
việt nam, việt nam trên báo chí nước ngoài, quan điểm-ý kiến, tác giả, du lịch, bóng đá, nga, hoa kỳ, nguyễn phú trọng, vladimir putin, võ văn thưởng, chính trị, gdp, kinh tế, kinh doanh, chiến tranh biên giới, trương mỹ lan
Chúng tôi sẽ đề cập đến những chủ đề này trong bài tổng quan truyền thống “
Việt Nam trên báo chí nước ngoài”, bổ sung thêm thông tin về ngành du lịch và thể thao.
Ký ức chiến tranh vẫn tiếp tục là đề tài thời sự
Trang
The Interpreter thuộc Viện nghiên cứu Lowy (Australia) đăng tải bài viết về việc lưu giữ ký ức về
Chiến tranh biên giới Việt -Trung năm 1979, cũng như về cách các phương tiện truyền thông phản ứng với sự kiện này. Trước đây, vấn đề này được giữ kín, nhưng mấy năm gần đây nó được bàn luận cởi mở hơn. Theo tác giả bài báo, điều này là do một số yếu tố gây ra. Thứ nhất, bởi vì Việt Nam đang đa dạng hóa quan hệ ngoại giao và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc; thứ hai, bởi vì có yêu cầu cấp thiết của cựu chiến binh và gia đình họ về việc công khai ghi nhận các nạn nhân của cuộc chiến năm 1979 và tôn vinh xứng đáng các liệt sĩ; thứ ba, vì hiện nay có cơ hội lớn hơn để giải quyết các vấn đề lịch sử nhạy cảm mà không gây ra khủng hoảng ngoại giao ngay lập tức với Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ song phương đang phát triển.
Tờ Vedomosti của Nga xác nhận Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng thời gian chuyến thăm vẫn chưa được thống nhất.
Kiểm soát không có vùng cấm, không loại trừ bất kỳ ai dù ở cương vị nào
Tất nhiên, các phương tiện truyền thông nước ngoài tiếp tục thảo luận thông tin về việc ông Võ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nước. Tờ Nezavisimaya Gazeta của Nga dành hai bài viết về sự kiện này do các nhà Việt Nam học nổi tiếng viết. Tác giả bài viết đầu tiên nhấn mạnh rằng, nhờ việc ở Việt Nam có tập thể lãnh đạo, những sự kiện bất thường như vậy và việc buộc phải đổi mới bộ máy nhà nước ít ảnh hưởng đến chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước. Còn tác giả của bài viết thứ hai thu hút sự chú ý đến thực tế là khi được bổ nhiệm vào một vị trí cao, quan chức vẫn bị kiểm soát một cách kín đáo nhưng hiệu quả, và nếu bị phát hiện có hành vi vi phạm trong cơ quan cũ hoặc ở vị trí mới thì người này có thể bị buộc thôi việc. Hệ thống này có ưu điểm so với các quốc gia khác, nơi quan chức sau khi đã leo lên đỉnh cao có thể thư giãn và quên đi luật pháp và đạo đức.
Tờ South China Morning Post đưa tin chi tiết về
chuyến thăm Washington của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, ông đã tuyên bố rằng, Việt Nam khẳng định vụ chủ tịch nước từ chức không ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại.
Ấn phẩm phân tích Fulcrum đăng tải một bài dài về chương trình lắng nghe mạng xã hội dựa trên trí tuệ nhân tạo Social Beat được triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm truy cập các nền tảng truyền thông xã hội và đánh giá dư luận để cải thiện các dịch vụ của thành phố. Các quan chức địa phương cũng cho biết phần mềm này sẽ được sử dụng để ngăn chặn sự lan truyền của “thông tin độc hại và tin giả”. Việt Nam chủ yếu dựa vào các nền tảng toàn cầu như Facebook, X, Instagram và YouTube để thu thập dữ liệu cần thiết cho hoạt động lắng nghe xã hội. Sự phụ thuộc của Việt Nam vào các mạng xã hội nước ngoài có nghĩa là chính phủ sẽ phải tuân theo chính sách bảo vệ dữ liệu của các công ty công nghệ lớn. Ngoài ra, độ chính xác của dữ liệu thu thập về cảm xúc của công chúng có thể bị ảnh hưởng bởi tự kiểm duyệt, troll và các hình thức hoạt động trực tuyến không chính xác khác, ấn phẩm viết.
Và
tờ South China Morning Post đưa tin về đại án
bà Trương Mỹ Lan, sự thăng tiến vượt bậc của bà từ việc bán mỹ phẩm khi còn là thiếu niên đến việc chỉ đạo vụ lừa đảo ngân hàng 12 tỷ USD. Theo các công tố viên, bà Lan đã thành lập hơn 1.000 công ty “ma” được đăng ký tại Việt Nam và nước ngoài với mục đích nhằm tạo lập hồ sơ vay vốn khống, rút tiền của SCB. Tờ báo dẫn lời chuyên gia lưu ý rằng, khả năng của bà Lan thao túng trong thời gian dài làm dấy lên mối lo ngại về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình ở các công ty Việt Nam.
Nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài bình luận dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam về kết quả quý 1 năm 2024. Reuters viết rằng, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh xuất khẩu tăng mạnh, bất chấp chi phí vận tải tăng do bất ổn ở Biển Đỏ, nhưng ít hơn so với quý 4 năm 2023. Nhìn chung, tăng trưởng quý 1 thấp hơn do nghỉ Tết Nguyên đán. Các nhà chức trách tin rằng Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,0-6,5% trong năm nay.
Bloomberg chỉ ra rằng, doanh số bán ô tô trong nước đã giảm 51,2% trong tháng 2, ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất trong 9 tháng. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào hoạt động thương mại đang phải vật lộn với việc
xuất khẩu và hoạt động sản xuất hồi phục không đồng đều trong trong bối cảnh nhu cầu bên ngoài vẫn còn yếu.
Reuters đưa tin rằng, nhập khẩu than của Việt Nam từ đầu năm đến nay đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023, và chính phủ Việt Nam muốn trấn an các nhà đầu tư nước ngoài rằng sẽ không còn tình trạng thiếu điện liên tục như năm 2023. Việt Nam nằm trong số 20 nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới tính theo trọng lượng, nước này muốn giảm sự phụ thuộc vào than nhưng vẫn dự đoán mức tiêu thụ sẽ không đạt đỉnh trong thập kỷ này.
Tờ Japan Times đăng một bài dài về sự hỗ trợ của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng thực tế để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 và phát triển năng lượng tái tạo. Sự nhiệt tình của Việt Nam dành cho sự bùng nổ năng lượng tái tạo bị suy giảm do mạng lưới điện kém phát triển và khung pháp lý chắp vá. Nhiệt điện than vẫn là nguồn điện trụ cột trong hệ thống điện Việt Nam. Hóa ra Nhật Bản là nhà cung cấp tài chính khí đốt quốc tế lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch lớn thứ hai.
Digitimes dẫn lời Giám đốc Chính sách Công,
Khu vực Đông Nam Á của Meta cho biết, Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nhờ chính sách cởi mở, và người dân Việt Nam giàu động lực và năng lượng, sự thông minh, quyết tâm và có tố chất kinh doanh.
Xinhua đưa tin, trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã đạt 1,25 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt và vượt 1 tỷ USD ngay trong quý đầu tiên của năm. Con số này báo hiệu sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành này trong thời gian tới.
The Star cho biết rằng, Việt Nam đón hơn 4,6 triệu lượt khách quốc tế trong quý I/2024, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019. Kết quả này đã đặt được nhờ chính sách cấp thị thực điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều so với trước đây, các chương trình khuyến mãi
du lịch và các nỗ lực của chính quyền địa phương và ngành du lịch. Trong thời gian này, số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 1,2 triệu lượt người, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Các ấn phẩm của Nga đăng nhiều câu chuyện của du khách Nga và người nước ngoài về những lợi ích của việc sống ở Việt Nam.
The Sun đưa tin, Liên đoàn bóng đá Việt Nam sa thải huấn luyện viên trưởng đội tuyển Việt Nam
Philippe Troussier sau thất bại 0-3 của đội tuyển Việt Nam trước Indonesia trong trận thứ 3 bảng F vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á. Trận thua thứ hai trong sáu ngày khiến đội tuyển Việt Nam tụt xuống vị trí thứ ba ở bảng F. Vì chỉ có 2 đội dẫn đầu mỗi bảng - gồm 9 bảng - lọt vào vòng tiếp theo nên đội tuyển Việt Nam không còn nhiều cơ hội đi tiếp ở vòng loại thứ hai World Cup 2026.