BNG Nga: Chẳng ích gì khi nói về thỏa thuận với phương Tây trong khi Nga bị coi là mối đe dọa

© Sputnik / Alexey Vitvitsky / Chuyển đến kho ảnhThứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko trước cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO ở Brussels.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko trước cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO ở Brussels. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2024
Đăng ký
Matxcơva (Sputnik) - Thật vô nghĩa khi nói về các phương thức của các thỏa thuận an ninh có thể với phương Tây trong khi NATO coi Nga là “mối đe dọa trực tiếp”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.

“Khi các tài liệu học thuyết của NATO coi Nga là “mối đe dọa trực tiếp và quan trọng nhất”, sẽ không có ý nghĩa gì khi nói về bất kỳ phương thức cụ thể nào của các thỏa thuận giả định với phương Tây”, - ông nói khi trả lời câu hỏi về việc, liệu những đề xuất mà Nga trước đó đưa ra về bảo đảm an ninh của NATO có còn hiệu lực không, hay là tính đến những thay đổi “trên thực tế” thì chúng cũng đã thay đổi.

Grushko lưu ý rằng Nga đã nhiều lần nêu ra trước liên minh và các nước thành viên “câu hỏi về việc tạo nền tảng vững chắc cho các mối quan hệ dựa trên nguyên tắc an ninh không thể chia cắt”.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2024
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ông Stoltenberg: Kế hoạch về Ukraina sẽ không khiến NATO thành một bên trong cuộc xung đột

"Nỗ lực cuối cùng được chúng tôi thực hiện vào tháng 12 năm 2021. Hãy để tôi nhắc các bạn rằng sau đó chúng tôi đã chuyển giao các dự thảo thỏa thuận về đảm bảo an ninh cho Nga cho Hoa Kỳ và NATO. Chúng đều bị từ chối. Cả về mặt chính trị lẫn trong lĩnh vực phát triển quân sự, các hoạt động của liên minh đều nhằm mục đích đối đầu với nước ta”, - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Dự thảo thỏa thuận

Cuối năm 2021, Bộ Ngoại giao Nga công bố dự thảo thỏa thuận giữa Nga với Mỹ và NATO về bảo đảm an ninh. Đặc biệt, tài liệu loại trừ việc NATO mở rộng thêm về phía đông và Ukraina gia nhập liên minh này, yêu cầu không triển khai thêm quân đội và vũ khí bên ngoài các quốc gia nơi họ đóng quân kể từ tháng 5 năm 1997, đồng thời cũng quy định việc từ bỏ bất kỳ hoạt động quân sự nào của NATO ở Ukraina, ở Đông Âu, Transcaucasia và Trung Á. Matxcơvacũng tuyên bố cần phải chính thức bác bỏ quyết định tại hội nghị thượng đỉnh NATO Bucharest năm 2008 rằng Ukraina và Gruzia sẽ trở thành thành viên NATO, vì điều nàytrái với cam kết của lãnh đạo tất cả các quốc gia tham gia OSCE là không tăng cường an ninh của mình bằng việc gây tổn hại đến an ninh của nướckhác.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала