https://kevesko.vn/20240416/nguyen-nhan-dau-tien-khien-dam-phan-giua-nga-va-ukraina-do-vo-la-do-phuong-tay-khong-muon-29327259.html
Nguyên nhân đầu tiên khiến đàm phán giữa Nga và Ukraina đổ vỡ là do Phương Tây không muốn
Nguyên nhân đầu tiên khiến đàm phán giữa Nga và Ukraina đổ vỡ là do Phương Tây không muốn
Sputnik Việt Nam
Matxcơva (Sputnik) - Tạp chí Foreign Affairs của Mỹ, trong số những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của thỏa thuận giữa Matxcơva và Kiev sau đàm phán năm 2022... 16.04.2024, Sputnik Việt Nam
2024-04-16T17:35+0700
2024-04-16T17:35+0700
2024-04-16T17:35+0700
cuộc khủng hoảng ở ukraina
ukraina
báo chí thế giới
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
nga
đàm phán
phương tây
thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/02/13996493_0:94:3309:1955_1920x0_80_0_0_3d117d284d77ffb9042aeabb6fc50130.jpg
Bài báo được do chuyên gia từ trung tâm phân tích RAND Corporation (có trong danh sách các tổ chức có hoạt động được coi là không mong muốn ở LB Nga) Samuel Cherap và Sergei Radchenko, giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp tại Đại học Johns Hopkins, đưa ra.Các tác giả của bài báo khẳng định rằng họ đã phân tích các dự thảo thỏa thuận được trao đổi giữa Matxcơva và Kiev vào năm 2022 mà một số chi tiết trong đó chưa được báo cáo trước đây. Họ cho biết họ đã phỏng vấn một số người tham gia đàm phán cũng như các quan chức làm việc trong các chính phủ chủ chốt của phương Tây vào thời điểm đó.Đứng đầu trong những lý do họ chỉ ra đó là do phương Tây không muốn tham gia đàm phán, chủ yếu là họ không muốn nhận lấy các nghĩa vụ có thể áp đặt lên họ liên quan đến Ukraina.Như các tác giả đã lưu ý, thay vì chấp nhận Thỏa thuận Istanbul và tiến trình ngoại giao tiếp theo thì phương Tây đã tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kiev và gia tăng áp lực đối với Nga, bao gồm cả việc thông qua chế độ trừng phạt ngày càng cứng rắn hơn.Chiến dịch quân sự ở DonbassNga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.
https://kevesko.vn/20240330/bo-ngoai-giao-nga-binh-luan-phat-bieu-cua-zelensky-ve-dam-phan-voi-nga-29038038.html
ukraina
phương tây
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/02/13996493_289:0:3020:2048_1920x0_80_0_0_bb0a5deca2d869c7a0c4afecdd72788b.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, báo chí thế giới, nga, đàm phán, phương tây, thế giới
cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, báo chí thế giới, nga, đàm phán, phương tây, thế giới
Nguyên nhân đầu tiên khiến đàm phán giữa Nga và Ukraina đổ vỡ là do Phương Tây không muốn
Matxcơva (Sputnik) - Tạp chí Foreign Affairs của Mỹ, trong số những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của thỏa thuận giữa Matxcơva và Kiev sau đàm phán năm 2022 chủ yếu là do phương Tây không muốn tham gia quá trình đàm phán và đảm nhận các nghĩa vụ liên quan đến Ukraina.
Bài báo được do chuyên gia từ trung tâm phân tích RAND Corporation (có trong danh sách các tổ chức có hoạt động được coi là không mong muốn ở LB Nga) Samuel Cherap và Sergei Radchenko, giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp tại Đại học Johns Hopkins, đưa ra.
Các tác giả của bài báo khẳng định rằng họ đã phân tích các dự thảo thỏa thuận được trao đổi
giữa Matxcơva và Kiev vào năm 2022 mà một số chi tiết trong đó chưa được báo cáo trước đây. Họ cho biết họ đã phỏng vấn một số người tham gia đàm phán cũng như các quan chức làm việc trong các chính phủ chủ chốt của phương Tây vào thời điểm đó.
Các tác giả của bài báo viết: “Thỏa thuận cuối cùng không thể thực hiện được vì một số lý do”.
Đứng đầu trong những lý do họ chỉ ra đó là do phương Tây không muốn tham gia đàm phán, chủ yếu là họ không muốn nhận lấy các nghĩa vụ có thể áp đặt lên họ liên quan đến Ukraina.
Bài báo viết: “Các đối tác phương Tây của Kiev không muốn bị lôi kéo vào các cuộc đàm phán với Nga, đặc biệt là những nước có thể phải nhận những nghĩa vụ mới về mình để đảm bảo an ninh cho Ukraina”.
Như các tác giả đã lưu ý, thay vì chấp nhận Thỏa thuận Istanbul và tiến trình ngoại giao tiếp theo thì phương Tây đã tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kiev và gia tăng áp lực đối với Nga, bao gồm cả việc thông qua chế độ trừng phạt ngày càng cứng rắn hơn.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động
chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.