Trái với thái độ của Hun Sen, Việt Nam rất lịch sự với Campuchia

© Dịch vụ báo chí của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga / Chuyển đến kho ảnhThủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen
Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.05.2024
Đăng ký
Trái với những tuyên bố có phần gây sốc và thẳng thắn của cựu Thủ tướng Hun Sen, rằng Campuchia quyết không nhượng bộ, không đàm phán với Việt Nam về kênh đào Funan Techo, các tuyên bố của Hà Nội lịch sự hơn nhiều.
Theo Uỷ ban sông Mê Công (Mekong), Việt Nam rất mong muốn Campuchia sớm cung cấp thông tin và tham gia nghiên cứu chung về tác động Dự án kênh đào Funan Techo.

Phản ứng của Việt Nam

Theo Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia sẽ nâng cấp và cải tạo 180 km tuyến kênh/sông, bao gồm:
Đoạn thứ nhất có chiều dài khoảng 20 km, nối sông Mê Công với sông Bassac;
Đoạn thứ 2 dài khoảng 30 km, tiếp tục chạy dọc theo sông Bassac đến điểm kết nối với kênh giao thông thủy từ sông Bassac ra cảng Kẹp;
Đoạn thứ ba dài 130 km, nối sông Bassac (tại điểm cách biên giới hai nước Việt Nam - Campuchia khoảng 20 km) với cảng Kẹp của Campuchia.
Theo thông tin do Campuchia cung cấp, các đoạn kênh này được thiết kế với kích thước đủ lớn (bề rộng đáy kênh 50m, bề rộng mặt kênh 80 - 120m; chiều sâu mực nước kênh 4,7m) nhằm giúp các tàu tải trọng đến 1.000 tấn có thể đi qua.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet tại Australia - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2024
Hun Sen và Hun Manet trấn an Việt Nam về kênh đào Funan Techo
Dự án kênh đào Funan Techo sẽ xây dựng 3 cống (âu thuyền) để điều tiết dòng chảy, duy trì sự ổn định của mực nước trong kênh giao thông thủy và phục vụ chống xâm nhập mặn. Các cống này dài 135m, rộng 18m, sâu 5,8m.
Ngoài những hạng mục công trình nói trên, dự án kênh đào cũng xây dựng 11 chiếc cầu giao thông (dài 161m, rộng 12m) bắc qua tuyến kênh để phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân.
Dự án kênh đào Funan Techo dự kiến sẽ được khởi công ngay trong năm nay 2024 và hoàn thành vào năm 2027, với tổng lượng hàng hóa lưu thông qua tuyến đường thủy mới này vào khoảng 7 triệu tấn mỗi năm.

Việt Nam đề nghị Campuchia cung cấp thông tin

Về vấn đề này, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đã trao đổi song phương với phía Campuchia ở các cấp để bày tỏ quan ngại của Việt Nam về tác động của dự án kênh đào Fanan Techo tới đồng bằng sông Cửu Long.
Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đề nghị phía Campuchia chia sẻ các thông tin chi tiết về dự án, bao gồm báo cáo khả thi dự án; thực hiện nghiên cứu chung về tác động của dự án; áp dụng hướng dẫn đánh giá tác động xuyên biên giới của Ủy hội sông Mê Công quốc tế cho dự án.
Các đề nghị trên là để hai bên có thể đạt được sự hiểu biết chung về các tác động xuyên biên giới của dự án kênh đào Funan Techo, cũng như đưa ra các biện pháp giảm thiểu phù hợp.
Tại các cuộc tiếp xúc, Ủy ban sông Mê Công Campuchia đã ghi nhận các quan ngại của phía Việt Nam về dự án. Cơ quan này cho biết đang làm việc với các bộ, ngành liên quan của Campuchia để chuyển tải các ý kiến của phía Việt Nam.
Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đề nghị Ban Thư ký Ủy hội hỗ trợ các quốc gia nghiên cứu đánh giá tác động xuyên biên giới của dự án. Ban Thư ký đang khẩn trương triển khai nghiên cứu độc lập về tác động của dự án, nhất là các tác động xuyên biên giới, đề xuất biện pháp giảm thiểu và giám sát tác động.
Sông Mekong - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2024
Việt Nam quan tâm đến dự án kênh đào Funan Techo
Ngày 23/4, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đã phối hợp với Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế tổ chức cuộc họp tham vấn về dự án kênh đào Funan Techo. Tại đây, các đại biểu đã nêu các quan ngại về dự án, bao gồm các tác động của dự án đến tài nguyên nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là trong bối cảnh tình trạng hạn mặn đang diễn ra ngày càng thường xuyên và khắc nghiệt hơn.
Việc kênh Funan Techo chuyển nước từ sông Bassac (là phân lưu của sông Mê Công ra cảng Kẹp nằm ngoài lưu vực) được cho là sẽ gây suy giảm tài nguyên nước tới Đồng bằng, có thể tác động tiêu cực đến hoạt động sinh kế, sản xuất của người dân địa phương và các hệ sinh thái tự nhiên.
Hiện, các thông tin chính thức do Campuchia thông báo cho rằng, kênh đào Funan Techo chỉ phục vụ mục đích giao thông thủy. Tuy nhiên, theo thông tin báo chí và phát biểu của các nhà lãnh đạo Campuchia, kênh đào còn phục vụ mục đích tưới nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nam Campuchia.
Đến nay, vẫn chưa có đủ thông tin về việc vận hành của 3 cống âu thuyền thuộc dự án kênh đào Funan Techo. Do đó, Việt Nam mong muốn Campuchia sẽ sớm chia sẻ thông tin chi tiết về mục tiêu và về thiết kế, vận hành của dự án này.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng mong muốn Campuchia sớm cung cấp thông tin và tham gia nghiên cứu chung về tác động của dự án, từ đó đi tới thống nhất các giải pháp giảm thiểu và giám sát tác động phù hợp.
Đoạn sông Hậu, theo lộ trình của đò ngang từ Cần Thơ qua Vĩnh Long - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2024
"Funan Techo Canal" sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lưu lượng dòng chảy của sông Hậu
Về phần mình, bà Nguyễn Thị Thu Linh – Chánh văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam – đã đánh giá cao nỗ lực của Ban thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế trong việc triển khai nghiên cứu độc lập tác động của dự án này.
Thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế, Campuchia và các nước thành viên Ủy hội để thúc đẩy nghiên cứu về tác động của dự án, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, giám sát tác động và sẽ tiếp tục tham vấn tại quốc gia.

Hun Sen tuyên bố không đàm phán với Việt Nam về kênh đào Funan

Như Sputnik đề cập trước đó, tuyên bố hôm 26/4 tại Phnom Penh, Chủ tịch Thượng viện Hun Sen đã nói rõ rằng Campuchia sẽ không nhượng bộ hay đàm phán với bất kỳ quốc gia nào liên quan đến Kênh đào Funan.
Hun Sen khẳng định, Campuchia sẽ “không nhượng bộ về vấn đề này” và ông cũng cho rằng “không cần thiết phải đàm phán”.
“Đừng cố ép Campuchia vào bàn đàm phán”, - Khmer Times dẫn lời ông Hun Sen nói.
Phát đi thông điệp với các nhà lãnh đạo Việt Nam, cựu Thủ tướng Campuchia bày tỏ:
“Tôi mong Việt Nam hiểu việc xây dựng kênh đào Funan Techo” và nhắc lại “Campuchia không cần đàm phán với Việt Nam về kênh đào. Các nhà lãnh đạo Việt Nam nên hiểu tại sao tôi lại đặt vấn đề này trước công chúng dư luận”.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2024
Ông Hun Sen đắc cử Chủ tịch Thượng viện Campuchia: Quan hệ với Việt Nam càng được củng cố
Lãnh đạo Campuchia tuyên bố, việc xây dựng kênh đào Funan Techo sẽ định vị lại vị thế của Campuchia và giúp đất nước “tự lấy ô-xy, tự thở bằng mũi của mình” thay vì phụ thuộc vào hệ thống cảng đường thuỷ của Việt Nam.
“Không có con kênh này, chúng tôi giống như phải phụ thuộc vào oxy của người khác để thở. Họ có thể cắt nó bất cứ lúc nào họ muốn. Tôi muốn Việt Nam hiểu rằng đây chính là lý do Campuchia phải hoàn thành dự án này”, - Hun Sen nói.
Ngày 28/4, con trai Hun Sen – Thủ tướng Hun Manet một lần nữa tái khẳng định quyết tâm xây bằng được kênh đào Funan.
“Không gì có thể ngăn cản việc xây dựng dự án kênh đào Phù Nam Techo đã được Campuchia nghiên cứu kỹ lưỡng trong khoảng 26 tháng qua”, - ông Manet nêu rõ.
Liên quan đến dự án Funan Techo, như Sputnik đã nêu, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 11/4, ông Đoàn Khắc Việt – Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao – nhấn mạnh Việt Nam ủng hộ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các nước ven sông Mê Công.
Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác để quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước sông Mê Công, vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích của các cộng đồng người dân trên lưu vực; vì tương lai của các thế hệ mai sau; và tình đoàn kết gắn bó giữa các nước nằm ở ven sông.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Labuan Bajo, Indonesia - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2023
Ông Hun Sen cảm ơn Việt Nam
Đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh đào Funan Techo, đề nghị Campuchia phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và Ủy hội sông Mê Công quốc tế chia sẻ thông tin, đánh giá tác động của dự án đối với tài nguyên nước và môi trường sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo hài hòa lợi ích của các nước ven sông và người dân sinh sống trong lưu vực sông Mê Công.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала