https://kevesko.vn/20240517/13-nuoc-phan-doi-chien-dich-quan-su-cua-israel-o-rafah-29842448.html
13 nước phản đối chiến dịch quân sự của Israel ở Rafah
13 nước phản đối chiến dịch quân sự của Israel ở Rafah
Sputnik Việt Nam
MOSKVA(Sputnik) - Mười ba quốc gia, bao gồm Anh, Đức và Pháp, đã gửi thư tới Israel phản đối hoạt động quân sự toàn diện của nước này tại thành phố Rafah ở Dải... 17.05.2024, Sputnik Việt Nam
2024-05-17T21:22+0700
2024-05-17T21:22+0700
2024-05-17T21:30+0700
vòng xoáy căng thẳng mới ở trung đông
báo chí thế giới
thế giới
israel
gaza
xung đột quân sự
bộ ngoại giao nga
hamas
liên hợp quốc
bức thư
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/02/1a/28385036_0:84:1600:984_1920x0_80_0_0_e10253ef4c973c6b0fe34e18adf783d4.jpg
Bức thư được ký bởi các bộ trưởng ngoại giao Australia, Anh, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan và Thụy Điển và gửi tới Ngoại trưởng Israel Israel Katz.Trong thư, các nước kêu gọi Israel khôi phục nguồn cung cấp nước, điện và hoạt động viễn thông ở Dải Gaza, cũng như đảm bảo việc cung cấp viện trợ nhân đạo ở đó thông qua tất cả các cửa khẩu biên giới, bao gồm cả Rafah.Hôm thứ Năm, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Galant đã công bố kế hoạch triển khai lực lượng bổ sung của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tới thành phố Rafah, nơi đã 2 tuần nay đang diễn ra chiến dịch trên bộ chống lại các tiểu đoàn còn lại của phong trào Hamas, Palestine.Vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, Israel hứng chịu cuộc tấn công tên lửa chưa từng có từ Dải Gaza. Sau đó, các chiến binh phong trào Hamas của Palestine đã tiến vào khu vực biên giới, nổ súng vào quân đội và dân thường, bắt hơn 200 con tin. Theo số liệu của chính quyền, khoảng 1,2 nghìn người đã chết.Lực lượng Phòng vệ Israel đã phát động Chiến dịch "Thanh kiếm sắt" ở Dải Gaza, bao gồm các cuộc tấn công vào các mục tiêu dân sự. Israel tuyên bố phong tỏa hoàn toàn khu vực này: nguồn cung cấp nước, điện, nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men đều bị ngừng. Theo Bộ Y tế Gaza, hơn 35 nghìn người đã thiệt mạng và hơn 79 nghìn người bị thương.Dải Gaza thực sự bị chia thành các phần phía nam và phía bắc. Đêm 7 tháng 5, Lực lượng Phòng vệ Israel tiến vào Rafah, nằm ở biên giới với Ai Cập. Bản thân thành phố này được coi là thành trì cuối cùng của Hamas.Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi các bên chấm dứt hành động thù địch. Theo quan điểm của Moskva, một giải pháp chỉ có thể thực hiện trên cơ sở công thức do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua với việc thành lập nhà nước Palestine trong đường biên giới năm 1967 với thủ đô ở Đông Jerusalem.
https://kevesko.vn/20240510/israel-no-sung-vao-rafah-sau-khi-dam-phan-hoa-binh-that-bai-29712099.html
https://kevesko.vn/20240512/so-nan-nhan-thiet-mang-vi-israel-tan-cong-gaza-da-vuot-qua-35000-nguoi-29736151.html
israel
gaza
thụy điển
hà lan
đức
pháp
thái lan
đan mạch
hàn quốc
new zealand
nhật bản
anh
australia
canada
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/02/1a/28385036_89:0:1512:1067_1920x0_80_0_0_7138bf445ca2759ace3dc236a5ca4568.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
báo chí thế giới, thế giới, israel, gaza, xung đột quân sự, bộ ngoại giao nga, hamas, liên hợp quốc, bức thư, thụy điển, hà lan, đức, pháp, thái lan, đan mạch, hàn quốc, new zealand, nhật bản, anh, australia, canada
báo chí thế giới, thế giới, israel, gaza, xung đột quân sự, bộ ngoại giao nga, hamas, liên hợp quốc, bức thư, thụy điển, hà lan, đức, pháp, thái lan, đan mạch, hàn quốc, new zealand, nhật bản, anh, australia, canada
13 nước phản đối chiến dịch quân sự của Israel ở Rafah
21:22 17.05.2024 (Đã cập nhật: 21:30 17.05.2024) MOSKVA(Sputnik) - Mười ba quốc gia, bao gồm Anh, Đức và Pháp, đã gửi thư tới Israel phản đối hoạt động quân sự toàn diện của nước này tại thành phố Rafah ở Dải Gaza, Agence France-Presse đưa tin.
Bức thư được ký bởi các bộ trưởng ngoại giao Australia, Anh, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan và Thụy Điển và gửi tới Ngoại trưởng Israel Israel Katz.
“Chúng tôi xác nhận sự không đồng tình của chúng tôi với hoạt động quân sự toàn diện ở Rafah, điều này sẽ gây ra hậu quả thảm khốc cho dân thường”, - Hãng Agence France-Presse trích dẫn nội dung bức thư.
Trong thư, các nước kêu gọi Israel khôi phục nguồn cung cấp nước, điện và hoạt động viễn thông ở Dải Gaza, cũng như đảm bảo việc cung cấp viện trợ nhân đạo ở đó thông qua tất cả các cửa khẩu biên giới, bao gồm cả
Rafah.
Hôm thứ Năm, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Galant đã công bố kế hoạch triển khai lực lượng bổ sung của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tới thành phố Rafah, nơi đã 2 tuần nay đang diễn ra chiến dịch trên bộ chống lại các tiểu đoàn còn lại của phong trào Hamas, Palestine.
Vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, Israel hứng chịu cuộc tấn công tên lửa chưa từng có từ Dải Gaza. Sau đó, các chiến binh phong trào Hamas của Palestine đã tiến vào khu vực biên giới, nổ súng vào quân đội và dân thường, bắt hơn 200 con tin. Theo số liệu của chính quyền, khoảng 1,2 nghìn người đã chết.
Lực lượng Phòng vệ Israel đã phát động Chiến dịch "Thanh kiếm sắt" ở Dải Gaza, bao gồm các cuộc tấn công vào các mục tiêu dân sự. Israel tuyên bố phong tỏa hoàn toàn khu vực này: nguồn cung cấp nước, điện, nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men đều bị ngừng. Theo
Bộ Y tế Gaza, hơn 35 nghìn người đã thiệt mạng và hơn 79 nghìn người bị thương.
Dải Gaza thực sự bị chia thành các phần phía nam và phía bắc. Đêm 7 tháng 5, Lực lượng Phòng vệ Israel tiến vào Rafah, nằm ở biên giới với Ai Cập. Bản thân thành phố này được coi là thành trì cuối cùng của
Hamas.
Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi các bên chấm dứt hành động thù địch. Theo quan điểm của Moskva, một giải pháp chỉ có thể thực hiện trên cơ sở công thức do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua với việc thành lập nhà nước Palestine trong đường biên giới năm 1967 với thủ đô ở Đông Jerusalem.