https://kevesko.vn/20240803/viet-nam-tang-cuong-hop-tac-voi-cac-nuoc-chau-a-31160617.html
Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước châu Á
Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước châu Á
Sputnik Việt Nam
Hôm nay, chủ đề chính của bài tổng quan truyền thống của chúng tôi “Việt Nam trên báo chí nước ngoài” là chính sách đối ngoại của Việt Nam. Hà Nội đang tích... 03.08.2024, Sputnik Việt Nam
2024-08-03T13:12+0700
2024-08-03T13:12+0700
2024-08-05T12:56+0700
việt nam trên báo chí nước ngoài
việt nam
tác giả
quan điểm-ý kiến
thế giới
châu á
hợp tác
kinh tế
chính trị
quan hệ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/06/17/23756005_0:97:2110:1284_1920x0_80_0_0_be3f2976d6b248275d031a3d0d2840ef.jpg
Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những bài viết thú vị nhất về nội dung này trên các phương tiện truyền thông nước ngoài và Nga. Chúng tôi cũng sẽ đề cập đến chủ đề kinh tế, quốc phòng và xã hội dân sự.Ấn Độ, Thái Lan, Hồng Kông, Timor-Leste. Quốc gia nào sẽ là nước tiếp theo?Báo chí Ấn Độ đưa tin chi tiết về chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tới New Delhi. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, đã hội kiến Tổng thống Droupadi Murmu và Phó Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện Jagdeep Dhankhar. Ấn Độ và Việt Nam đã ký 9 văn kiện hợp tác nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực hải quan, nông nghiệp, pháp luật, phát thanh truyền hình, văn hóa và du lịch. Là hai nền kinh tế đang phát triển nhanh, các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Việt Nam nhất trí tăng cường hợp tác ở các cấp khác nhau, giữa doanh nhân, doanh nghiệp để tăng cường quan hệ đối tác thương mại, đầu tư và công nghệ song phương. Hai bên hướng tới kim ngạch thương mại hai chiều đạt 20 tỷ USD, tăng gấp đôi đầu tư hai chiều từ nay đến năm 2030. Truyền thông thế giới đánh giá cao kết quả các cuộc hội đàm, thỏa thuận Việt Nam - Ấn Độ. Các văn kiện này báo hiệu một cam kết tăng cường lòng tin chiến lược và chính trị, tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh, đồng thời làm cho quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương trở nên hiệu quả hơn và mang tính đột phá. TờThe Diplomat viết về sự cạnh tranh và sự hợp tác của Thái Lan với Việt Nam. Ngoài sự cạnh tranh lịch sử, Việt Nam có thể vượt trội hơn Thái Lan, nước đã trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu một số hạng mục: điện tử, gạo và sầu riêng. Tờ báo lưu ý rằng, trong khi dân số Thái Lan đang già đi nhanh chóng và đòi hỏi mức lương tối thiểu cao hơn, Việt Nam có dân số tương đối trẻ và lao động gía rẻ hơn, đồng thời chế độ một đảng cộng sản của Việt Nam ổn định hơn nhiều so với nền chính trị dân chủ không ổn định của Thái Lan. Nhưng bất chấp sự cạnh tranh, hợp tác giữa hai nước vẫn ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực. Hà Nội và Bangkok dự kiến sẽ sớm chính thức công bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, đưa Thái Lan ngang hàng với 7 cường quốc hàng đầu trên thế giới.The Star viết về chuyến thăm Việt Nam của Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong ông Lý Gia Siêu (John Lee), chuyến thăm này sẽ đưa sự hợp tác đang phát triển giữa nước này và khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc lên một tầm cao mới. Hai bên đã ký 8 bản ghi nhớ giữa các tổ chức và doanh nghiệp của Hồng Kông và Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, thương mại và đầu tư.Prensa Latina đưa tin về chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste José Ramos-Horta. Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam sẵn sàng tiếp tục cung cấp gạo, góp phần giúp Timor-Leste bảo đảm an ninh lương thực, đồng thời sẵn sàng tăng cường xuất khẩu và đầu tư vào nước này. Ông José Ramos-Horta nhấn mạnh, Timor-Leste coi Việt Nam là hình mẫu phát triển và nỗ lực củng cố tình hữu nghị, tăng cường hợp tác với Việt Nam.Channel News Asia đưa tin Việt Nam và Philippines sẽ tiến hành cuộc diễn tập chung tìm kiếm cứu nạn và phòng chống cháy nổ trên biển ở Biển Đông và nhắc lại rằng, hai nước vừa trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) của Liên Hiệp Quốc bản đăng ký mở rộng thềm lục địa ở Biển Đông. Động thái này đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.Người dân Việt Nam sẵn sàng tâm lý chuyển sang xe điện?Tin tức kinh tế tập trung vào ngành năng lượng và công nghiệp ô tô. Reuters viết rằng, Việt Nam đang thiếu điện, nước này muốn để các cơ sở địên khí LNG chiếm 15 % trong tổng năng lượng sơ cấp năm 2030, nhưng khó có thể đạt được mục tiêu đó. Để khuyến khích sử dụng LNG và bảo vệ người tiêu dùng khỏi giá cao, hồi tháng 5, Hà Nội đã đặt ra mức giá trần đối với điện từ LNG mà các nhà sản xuất bán cho đơn vị vận hành lưới điện quốc gia EVN. Tuy nhiên, các nhà sản xuất điện lo ngại rằng mức giá trần không phản ánh sự biến động của thị trường LNG và sẽ khiến các nhà máy điện khí không có lãi nếu giá tăng mạnh như đã từng xảy ra trong 3 năm qua.Còn Viện phân tích tài chính và kinh tế năng lượng (Institute for Energy Economics and Financial Analysis-IEEFA) đặt trụ sở tại Hoa Kỳ phân tích Nghị định của Việt Nam về cơ chế mua bán điện trực tiếp cho phép sở hữu dự án hoàn toàn tư nhân, truyền tải, mua bán năng lượng tái tạo. Bài báo lập luận rằng, điều này sẽ giúp duy trì đầu tư đa quốc gia tại Việt Nam và thu hút các nhà đầu tư mới. Còn Technode đưa tin rằng, VinFast chính thức bàn giao những chiếc xe VF 3 đầu tiên cho khách hàng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 1-8, sớm hơn so với kế hoạch ban đầu. Năm 2024, công ty dự kiến cung cấp ít nhất 20 nghìn xe điện loại này cho Việt Nam.Thanh niên chung tay hành động chống khủng hoảng môi trườngTrang Geopolitical Monitor đăng một bài viết về sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ dành cho thanh niên trong việc giải quyết các vấn đề môi trường ở Việt Nam. Việt Nam hướng tới sản xuất thành công vũ khíArmy Certification viết về một bước phát triển mới của quân đội Việt Nam - đạn lảng vảng dựa trên Switchblade của Mỹ. Thành tựu này đánh dấu bước nhảy vọt đáng kể về năng lực quân sự của Việt Nam, thể hiện công nghệ bản địa và sự đổi mới trong chiến tranh hiện đại. Việc đưa công nghệ mới này vào sử dụng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng vũ trang Việt Nam và là biểu hiện của chiến lược hiện đại hóa lực lượng này, giảm sự phụ thuộc vào vũ khí nước ngoài. Công nghiệp quốc phòng Việt Nam đang dần nâng cao vai trò của mình ở Đông Nam Á với tham vọng trở thành nước xuất khẩu thiết bị quân sự chủ chốt trong tương lai, ấn phẩm kết luận.
https://kevesko.vn/20240720/cac-nuoc-chau-a-co-the-hoc-duoc-nhieu-dieu-tu-kinh-nghiem-cua-viet-nam-30924809.html
https://kevesko.vn/20240713/an-do-lon-thua-kem-viet-nam-nho--30812971.html
https://kevesko.vn/20240706/viet-nam-vuon-len-vi-tri-xuat-khau-dien-thoai-thong-minh-lon-thu-2-the-gioi-30697125.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/06/17/23756005_215:0:2110:1421_1920x0_80_0_0_52741e9e74f6f925a5b9fd6340ce66a7.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
việt nam trên báo chí nước ngoài, việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, thế giới, châu á, hợp tác, kinh tế, chính trị, quan hệ, quan hệ quốc tế, công nghệ
việt nam trên báo chí nước ngoài, việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, thế giới, châu á, hợp tác, kinh tế, chính trị, quan hệ, quan hệ quốc tế, công nghệ
Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những bài viết thú vị nhất về nội dung này trên các phương tiện truyền thông nước ngoài và Nga. Chúng tôi cũng sẽ đề cập đến chủ đề kinh tế, quốc phòng và xã hội dân sự.
Ấn Độ, Thái Lan, Hồng Kông, Timor-Leste. Quốc gia nào sẽ là nước tiếp theo?
Báo chí Ấn Độ đưa tin chi tiết về chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tới New Delhi. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, đã hội kiến Tổng thống Droupadi Murmu và Phó Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện Jagdeep Dhankhar.
Ấn Độ và Việt Nam đã ký 9 văn kiện hợp tác nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực hải quan, nông nghiệp, pháp luật, phát thanh truyền hình, văn hóa và du lịch. Là hai nền kinh tế đang phát triển nhanh, các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Việt Nam nhất trí tăng cường hợp tác ở các cấp khác nhau, giữa doanh nhân, doanh nghiệp để tăng cường quan hệ đối tác thương mại, đầu tư và công nghệ song phương. Hai bên hướng tới kim ngạch thương mại hai chiều đạt 20 tỷ USD, tăng gấp đôi đầu tư hai chiều từ nay đến năm 2030. Truyền thông thế giới đánh giá cao kết quả các cuộc hội đàm, thỏa thuận Việt Nam - Ấn Độ. Các văn kiện này báo hiệu một cam kết tăng cường lòng tin chiến lược và chính trị, tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh, đồng thời làm cho quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương trở nên hiệu quả hơn và mang tính đột phá. Tờ
The Diplomat viết về sự cạnh tranh và sự hợp tác của
Thái Lan với Việt Nam. Ngoài sự cạnh tranh lịch sử, Việt Nam có thể vượt trội hơn Thái Lan, nước đã trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu một số hạng mục: điện tử, gạo và sầu riêng. Tờ báo lưu ý rằng, trong khi dân số Thái Lan đang già đi nhanh chóng và đòi hỏi mức lương tối thiểu cao hơn, Việt Nam có dân số tương đối trẻ và lao động gía rẻ hơn, đồng thời chế độ một đảng cộng sản của Việt Nam ổn định hơn nhiều so với nền chính trị dân chủ không ổn định của Thái Lan. Nhưng bất chấp sự cạnh tranh, hợp tác giữa hai nước vẫn ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực. Hà Nội và Bangkok dự kiến sẽ sớm chính thức công bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, đưa Thái Lan ngang hàng với 7 cường quốc hàng đầu trên thế giới.
The Star viết về chuyến thăm Việt Nam của Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong ông Lý Gia Siêu (John Lee), chuyến thăm này sẽ đưa sự hợp tác đang phát triển giữa nước này và khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc lên một tầm cao mới. Hai bên đã ký 8 bản ghi nhớ giữa các tổ chức và doanh nghiệp của Hồng Kông và Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, thương mại và đầu tư.
Prensa Latina đưa tin về chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste José Ramos-Horta.
Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam sẵn sàng tiếp tục cung cấp gạo, góp phần giúp Timor-Leste bảo đảm an ninh lương thực, đồng thời sẵn sàng tăng cường xuất khẩu và đầu tư vào nước này. Ông José Ramos-Horta nhấn mạnh, Timor-Leste coi Việt Nam là hình mẫu phát triển và nỗ lực củng cố tình hữu nghị, tăng cường hợp tác với Việt Nam.
Channel News Asia đưa tin Việt Nam và Philippines sẽ tiến hành cuộc diễn tập chung tìm kiếm cứu nạn và phòng chống cháy nổ trên biển ở Biển Đông và nhắc lại rằng, hai nước vừa trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) của Liên Hiệp Quốc bản đăng ký mở rộng thềm lục địa ở Biển Đông. Động thái này đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.
Người dân Việt Nam sẵn sàng tâm lý chuyển sang xe điện?
Tin tức kinh tế tập trung vào ngành năng lượng và công nghiệp ô tô.
Reuters viết rằng, Việt Nam đang thiếu điện, nước này muốn để các cơ sở địên khí LNG chiếm 15 % trong tổng năng lượng sơ cấp năm 2030, nhưng khó có thể đạt được mục tiêu đó. Để khuyến khích sử dụng LNG và bảo vệ người tiêu dùng khỏi giá cao, hồi tháng 5,
Hà Nội đã đặt ra mức giá trần đối với điện từ LNG mà các nhà sản xuất bán cho đơn vị vận hành lưới điện quốc gia EVN. Tuy nhiên, các nhà sản xuất điện lo ngại rằng mức giá trần không phản ánh sự biến động của thị trường LNG và sẽ khiến các nhà máy điện khí không có lãi nếu giá tăng mạnh như đã từng xảy ra trong 3 năm qua.
Còn Viện phân tích tài chính và kinh tế năng lượng (Institute for Energy Economics and Financial Analysis-IEEFA) đặt trụ sở tại
Hoa Kỳ phân tích Nghị định của Việt Nam về cơ chế mua bán điện trực tiếp cho phép sở hữu dự án hoàn toàn tư nhân, truyền tải, mua bán năng lượng tái tạo. Bài báo lập luận rằng, điều này sẽ giúp duy trì đầu tư đa quốc gia tại Việt Nam và thu hút các nhà đầu tư mới. Còn
Technode đưa tin rằng, VinFast chính thức bàn giao những chiếc xe VF 3 đầu tiên cho khách hàng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 1-8, sớm hơn so với kế hoạch ban đầu. Năm 2024, công ty dự kiến cung cấp ít nhất 20 nghìn xe điện loại này cho Việt Nam.
Thanh niên chung tay hành động chống khủng hoảng môi trường
Trang Geopolitical Monitor đăng một bài viết về sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ dành cho thanh niên trong việc giải quyết các vấn đề môi trường ở Việt Nam.
“Vì Việt Nam là quốc gia đông dân có đường bờ biển dài nên thường xuyên chịu tác động trực tiếp của các cơn bão, lũ lụt, hạn hán và lở đất, đồng thời Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người đang tăng với tốc độ nhanh nhất trên thế giới, không có gì đáng ngạc nhiên khi giới trẻ quan tâm đến vấn đề này và cam kết hành động mạnh mẽ ứng phó khủng hoảng môi trường. Biến đổi khí hậu đe dọa sự an toàn của hàng triệu người phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của khu vực. Các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thông qua một loạt hoạt động hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ", tác giả viết.
Việt Nam hướng tới sản xuất thành công vũ khí
Army Certification viết về một bước phát triển mới của quân đội Việt Nam - đạn lảng vảng dựa trên Switchblade của Mỹ. Thành tựu này đánh dấu bước nhảy vọt đáng kể về năng lực quân sự của Việt Nam, thể hiện
công nghệ bản địa và sự đổi mới trong chiến tranh hiện đại. Việc đưa công nghệ mới này vào sử dụng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng vũ trang Việt Nam và là biểu hiện của chiến lược hiện đại hóa lực lượng này, giảm sự phụ thuộc vào vũ khí nước ngoài. Công nghiệp quốc phòng Việt Nam đang dần nâng cao vai trò của mình ở
Đông Nam Á với tham vọng trở thành nước xuất khẩu thiết bị quân sự chủ chốt trong tương lai, ấn phẩm kết luận.