Các nước châu Á có thể học được nhiều điều từ kinh nghiệm của Việt Nam

© iStock.com / МinhdavCảnh Hà Nội
Cảnh Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.07.2024
Đăng ký
Tuần này làm chúng tôi hài lòng với những bài viết thú vị trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài về chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam và nền kinh tế nước này.
Chúng tôi sẽ đề cập đến các chủ đề này cũng như chủ đề an ninh hình sự và thể thao trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”.

Italy quay lưng với Trung Quốc và hướng về Việt Nam

Nhật báo Hankyoreh của Hàn Quốc đăng bài phân tích xu thế chuyển dịch quyền lực trên trường quốc tế. Thời điểm hiện tại có thể được coi là sự kết hợp của tính đa cực với bầu không khí Chiến tranh Lạnh mới, với một bên là Mỹ và Tây Âu và một bên là Trung Quốc, Nga và Nam bán cầu. “Miền Nam toàn cầu” bao gồm Ấn Độ, Trung Đông, các thành viên ASEAN, cũng như các nước Châu Phi và Nam Mỹ. Các tổ chức quốc tế do Trung Quốc và Nga dẫn đầu như SCO và BRICS tỏ ra mạnh mẽ hơn các tổ chức chính trị, kinh tế và quân sự của phương Tây, tác giả viết và khuyến nghị chính quyền Hàn Quốc nên xem xét kỹ lưỡng chiến lược an ninh của họ vốn tập trung đơn phương vào Hoa Kỳ, Nhật Bản và phương Tây, vì chiến lược này đang dẫn đến một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Tình trạng này phục vụ lợi ích của ai? Chúng ta có lo ngại rằng mong muốn gia nhập đội tiên phong của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới có thể kéo chúng ta vào một cuộc chiến không mong muốn? – tác giả đặt ra câu hỏi và đề xuất xây dựng chiến lược đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Hàn Quốc sao cho phù hợp với thời đại mới và bản chất trật tự đa cực. Hàn Quốc nên học tập và làm theo tấm gương của Việt Nam với “ngoại giao cây tre” cho phép nước này xây dựng quan hệ với Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ. Decode39 đưa tin về kế hoạch của Ý tổ chức diễn đàn hợp tác kinh tế với Việt Nam. Italia đã chính thức tuyên bố rút khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc bằng cách không gia hạn Biên bản ghi nhớ năm 2019, bởi vì nước này đang tìm cách mở rộng quan hệ đối tác và tăng cường quan hệ với các nước chủ chốt khác trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam. Reuters đưa tin rằng, Việt Nam đã chính thức nộp hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hiệp Quốc, một tháng sau khi Philippines có động thái tương tự.
Thời tiết nắng nóng ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2024
Ấn Độ lớn thua kém Việt Nam nhỏ

Thị trường bất động sản Việt Nam đang bùng nổ

The Statesman dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,3% vào năm 2024 và 6,5% vào năm 2025. Tốc độ tăng trưởng năm 2024 là nhanh nhất trong các nước ASEAN. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho biết nền kinh tế có thể vượt qua mọi dự báo để tăng trưởng ở mức 7% trong cả năm, kết quả này có thễ đạt được nhờ việc Việt Nam được hưởng lợi từ nhu cầu hàng hóa toàn cầu ngày càng tăng. Tờ New Straits Times của Malaysia viết rằng, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 sẽ mở ra cơ hội đầu tư không chỉ trong các ngành liên quan như bất động sản mà còn trong nhiều ngành khác như tài chính, xây dựng và dịch vụ. Reuters đưa tin, hãng xe điện khổng lồ BYD của Trung Quốc đã vạch ra kế hoạch mở rộng mạnh mẽ mạng lưới đại lý tại Việt Nam. Vào thứ Bảy (19/7), 13 đại lý BYD mở cửa phục vụ khách và hãng xe hy vọng sẽ tăng con số đó lên khoảng 100 vào năm 2026. BYD rầm rộ tiến công thị trường Việt Nam và tạo ra thách thức đáng kể với đối thủ địa phương VinFast. Logistics Manager đưa tin, công ty Nhật Bản Nippon Express đã ra mắt dịch vụ vận tải đường sắt Bắc Nam giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Còn Asia Property Awards viết rằng, thị trường bất động sản Việt Nam đang chứng kiến ​​làn sóng đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ sự kết hợp giữa điều kiện kinh tế thuận lợi, cải cách pháp lý và phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược. Thị trường bán lẻ bất động sản sôi động trở lại nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số đô thị và thu nhập, cũng như nhờ đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng giao thông. Thị trường bất động sản công nghiệp vẫn ổn định nhờ sự phục hồi của xuất nhập khẩu cũng như dòng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Thị trường bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng Việt Nam cũng thu hút vốn đầu tư nước ngoài đáng kể bởi vì các thương hiệu quản lý khách sạn lớn đang dần mở rộng sự hiện diện tại quốc gia này. East Asia Forum phân tích thực trạng chuyển đổi năng lượng xanh ở Đông Nam Á và đề nghị các nước ASEAN noi gương Việt Nam. Với nhu cầu năng lượng dự kiến sẽ tăng gấp ba lần trong giai đoạn 2020-2050, quá trình chuyển đổi năng lượng của Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi sang nguồn năng lượng xanh, sạch diễn ra rất chậm, do vậy, ASEAN cần có những can thiệp chính sách mạnh mẽ hơn. Các thành viên ASEAN có thể tìm đến Việt Nam để xin ý tưởng về việc phát triển năng lượng mặt trời và gió. Năm 2023, Việt Nam chiếm gần 2/3 tổng sản lượng điện mặt trời và điện gió ở ASEAN. Sự vươn lên của Việt Nam để dẫn đầu về điện mặt trời và điện gió mang đến bài học cho các thành viên ASEAN khác. Việt Nam cung cấp các ưu đãi về giá, cũng như các ưu đãi khác bao gồm miễn thuế thu nhập, thuế đối với thiết bị nhập khẩu và thanh toán tiền thuê đất. Và điều quan trọng nhất là sự chắc chắn về chính sách. Tác giả viết, giống như Việt Nam, các thành viên ASEAN khác có thể sử dụng các mối quan tâm cấp bách như an ninh năng lượng và ô nhiễm để thúc đẩy chính sách trong nước. Cổng thông tin Khoa học Thú y và Đời sống Nga cảnh báo bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) tiếp tục bùng phát nhiều nơi đang đe dọa an ninh lương thực của Việt Nam. Nguy cơ lây lan rộng hơn của dịch bệnh là rất cao, có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm, giá tiêu dùng và môi trường. Từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện nhiều ổ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi, buộc tiêu hủy trên 42.400 con, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 7 năm ngoái, cơ quan chức năng Việt Nam đã phê duyệt hai loại vắc xin được sản xuất trong nước để sử dụng trong chăn nuôi. Đây là vắc xin thương mại dịch tả heo châu Phi (ASF) đầu tiên trên thế giới.
Sản xuất điện thoại ở công xưởng - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2024
Việt Nam vươn lên vị trí xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới

Vàng và bóng đá

Intellinews đưa tin về vụ buôn lậu vàng lớn liên quan đến 24 bị cáo đã vận chuyển trái phép hơn 6,1 tấn vàng thỏi trị giá hàng tỷ USD từ Campuchia vào Việt Nam qua cửa khẩu Chàng Riệc. Vụ việc cho thấy những thủ đoạn tinh vi của tội phạm buôn lậu và những điểm yếu tiềm ẩn trong các quy trình an ninh và quản lý biên giới của Việt Nam, tờ báo viết.
Các báo và cổng thông tin thể thao của Nga đưa tin rằng, đội tuyển bóng đá quốc gia Nga có thể tham dự giải giao hữu tại TP.HCM vào tháng 9 và có khả năng gặp tuyển Việt Nam và Thái Lan.
Cuộc tranh luận giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2024
Nhiệm kỳ thứ hai của ai sẽ tốt hơn cho Việt Nam - Biden hay Trump?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала